- 420k
- 1k
- 870
![]()
Trong khi lựa chọn nhân viên quản lý trước tiên cần phải coi trọng, kiểm tra xem họ có đủ ba khả năng cơ bản của người làm công tác quản lý hay không, đó là: Trình độ kỹ thuật, khả năng tổ chức và khả năng bao quát. 1.Trình độ kỹ thuật. Thông hiểu và nắm vững một cách thành thục kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là các họat động chuyên môn bao gồm một loạt các phương pháp, trình tự, công nghệ và kỹ thuật. Người quản lý càng ở cấp cơ sở thì càng đòi phải có trình độ kỹ thuật. Đối với người quản lý ở cấp cao thì không yêu cầu anh ta phải nắm vững chi tiết các công nghệ kỹ thuật. Khả năng kỹ thuật thường được trang bị thông qua đào tạo ở các trường. 2. Khả năng tổ chức. Là chỉ năng lực phối hợp tốt quan hệ hợp tác giữa người với người. Người có khả năng tổ chức là người luôn chú ý trong giao tiếp cá nhân và tập thể và nắm được những điểm đó có lợi cho công việc hay không. Họ có thể tiếp thu những quan điểm, ý tưởng trái với mình. Biết tạo ra bầu không khí vui vẻ dân chủ, khiến cho những người cấp dưới dám nói thẳng mà không sợ bị trù úm. Kiểu người này vô cùng nhạy cảm, có thể phán đoán được động cơ và nhu cầu của người khác, có thể áp dụng những biện pháp cần thiết mà tránh được những ảnh hưởng không có lợi. Khả năng này được thể hiện bằng thực tế qua ngôn ngữ và hành động. Yêu cầu khả năng tổ chức của con người ở mỗi cấp đều có sự khác nhau, có những trọng điểm khác nhau như: Người quản lý trình độ sơ cấp chủ yếu là để cho nhân viên mình lãnh đạo điều chỉnh công việc sao cho nhịp nhàng. Người quản lý trung cấp thì có thể truyền mệnh lệnh một cách quán triệt, người quản lý cấp cao phải có sức quan sát kỹ và tính nhạy cảm cao đối với quan hệ nhân sự. Những tài năng này cũng giống như tài năng kỹ thuật, càng là người quản lý sơ cấp thì càng phải chuẩn bị khả năng này. Sự bồi dưỡng năng lực tổ chức nếu chỉ dựa vào sự học tập ở trường thì không đủ, còn phải học tập và thực hành trong thực tiễn. 3.Khả năng bao quát, quản lý một cách toàn diện. Người có khả năng này xem doanh nghiệp như một sự chỉnh thể để quản lý, bao gồm hiểu biết mối quan hệ giữa các chức năng trong doanh nghiệp, hiểu được sự thay đổi của một bộ phận tổ chức sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận khác, xa hơn là có thể thấy được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nghành, thậm chí thấy được mối quan hệ giữa các lực lượng chính trị, kinh tế của xã hội. Đây là điều kiện cần và đủ cho sự thành công của mỗi quyết định. Khả năng bao quát, quản lý toàn diện không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng lớn đến đặc điểm và phương hướng phát triển của tương lai doanh nghiệp. Sự thực đã chứng minh, tác phong của một người quản lý cáp cao có ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn bộ hoạt động cấp cao có ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn bộ họat động sản xuất của doanh nghiệp. Khả năng này là khả năng quan trọng nhất của người quản lý cấp cao. Nó thường quyết định vận mệnh của doanh nghiệp. Do vậy có thể thấy tài năng của sự bao quát, quản lý toàn diện trong quá trình quản lý là một yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khả năng dạt được nhất thiết phải trải qua học tập, họat động thực tiễn một thời gian dài trong doanh nghiệp và phải có sự trực tiếp chỉ đạo của cấp trên. Tóm lại ba khả năng này vừa liên hệ mật thiết với nhau vừa độc riêng lẻ, có thể nói đây là phẩm chất cần có của bất kỳ người quản lý xuất sắc nào.
|