- 420k
- 1k
- 870
Hầu hết các bạn sinh viên năm cuối được hỏi đều nói rằng, mục tiêu của họ là ra trường kiếm được một công việc nào đó rồi tính tiếp. Không ít người đã tra trường, đi làm và chuyển việc theo kiểu “gió thổi chiều nào xuôi theo chiều đó”, chính vì vậy mặc dù đã 3-4 năm kinh nghiệm nhưng họ vẫn chưa xác định được nghề nào để hạ cánh và chưa biết sẽ đi đến đâu. Cũng qua khảo sát cho thấy mức độ thành công với những người biết cách lập bản kế hoạch nghề nghiệp cho mình và đi theo hướng đã định sẵn là rất cao.
Viết ra định hướng nghề nghiệp là bước quan trọng để xác nhận và khẳng định mục tiêu cá nhân trong cuộc sống. Việc này giúp học sinh, sinh viên dễ dàng định hướng nghề nghiệp tương lai và phát triển tính chuyên nghiệp với những người đã và đang tác nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn thành công trong khâu hoạch định này.
1. Đánh giá lại mình
Xác định xem sở thích, những ưu khuyết điểm và mục tiêu bạn hướng tới là gì. Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề mình đã và sẽ lựa chọn và làm thế nào để có thể tạo được dấu ấn cá nhân với nghề đó.
2. Phát triển mục tiêu nghề nghiệp
Nhìn lại xem vị trí của nghề mình chọn trên thị trường và đặt ra kế hoạch để có thể giành được nó. Từ đó, nghĩ ra cách làm thế nào để tiếp thị bản thân mình với các nhà tuyển dụng.
3. Khám phá nghề tiềm ẩn trong bạn
Khám phá lĩnh vực bạn đam mê và không quên nghiên cứu các yếu tố liên quan đằng sau nó như các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức, công nghệ…Đôi khi chính thực tế cuộc sống lại giúp bạn khám phá nghề tiềm ẩn trong mình.
4. Chọn ra nghề phù hợp nhất
Cân nhắc xem nghề nào là phù hợp nhất với bạn bằng cách thu hẹp sự lựa chọn. Đánh giá mỗi nghề đã chọn và xác định khả năng của mình cũng như những dự định ngắn hạn hay dài hạn.
5. Kế hoạch hành động
Vạch ra những hành động cụ thể giúp bạn có thể đi tới đích. Ví dụ như đăng ký thi vào các trường phù hợp hay tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu...
6. Phân tích nghề mình đã chọn
Việc phân tích giúp bạn có cái nhìn xa hơn về những hành động đã đề ra và những kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu. Từ đó biết được những gì mình cần hạn chế và những gì cần bổ sung.