- 420k
- 1k
- 870
Trong các khái niệm về tính cách tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, quân sư TalentBold đã chia sẻ đến bạn đọc những bài viết phân tích về Extrovert và Introvert. Hôm nay, nội dung chúng ta tìm hiểu sẽ bước tiếp đến khái niệm Ambivert là gì, dấu hiệu nhận biết và định hướng nghề nghiệp dễ thành công nhất cho người Ambivert.
MỤC LỤC:
1- Ambivert là gì?
2- Dấu hiệu nhận biết người Ambivert
3- Lợi thế của người Ambivert
4- Hạn chế của người Ambivert
5- Người có tính cách Ambivert thì nên làm công việc gì?
6- Test xác định mình là Ambivert
>>> Xem thêm: Việc làm Marketing
Ambivert là thuật ngữ đề cập đến những người có xu hướng tính cách có sự cân bằng giữa hướng nội (Introvert) và hướng ngoại (Extrovert). Ở họ có đầy đủ những đặc tính nổi bật nhất của cả hai nhóm tính cách này, tiêu biểu như:
Sống kín đáo, ít chia sẻ tâm sự, ít để lộ cảm xúc, thích sự độc lập của người hướng nội
Sống cởi mở, giao tiếp tốt, dễ kết giao bạn bè và luôn tràn đầy năng lượng của người hướng ngoại.
Sở hữu cả hai nên Ambivert được xem là người đứng giữa hai thái cực, tùy vào từng thời điểm, tâm trạng và cả môi trường xung quanh, những người Ambivert có lúc rất thích hòa mình cùng đám đông nhưng cũng có lúc sẽ chọn những không gian tĩnh lặng cho riêng mình. Nhiều người gọi nôm na, Ambivert là người hướng trung.
Thông qua khái niệm Ambivert là gì, chúng ta có thể liệt kệ những dấu hiệu quan trọng cho thấy bản thân có thể (chỉ mới là “có thể” thôi bạn nhé) là người thuộc nhóm Ambivert:
Những đặc điểm nổi bật mà người hướng nội (Introvert) hoặc người hướng ngoại (Extrovert) sở hữu, quân sư đã chia sẻ đầy đủ trong các loạt bài trước. Nếu bạn nhận thấy trong hai danh sách ấy, mình không hoàn toàn thuộc về một danh sách nào cả, mà có một phần ở hướng nội và một phần ở hướng ngoại thì có thể bạn là thuộc nhóm người Ambivert đấy.
Bạn không quá khắt khe hoặc cố chấp trong việc chọn không gian mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Có lúc bạn thích ở một mình, yên tĩnh, nghỉ ngơi thư giãn, cũng có lúc bạn thích trò chuyện sôi nổi cùng mọi người, tham gia các hoạt động ngoại khóa, không để bản thân rơi vào trạng thái cô đơn.
Người Ambivert có khả năng hòa đồng và thích nghi cao. Dù là môi trường nào họ cũng có thể thích ứng nhanh hơn những người thiên hẳn về Introvert (hướng nội) hoặc Extrovert (hướng ngoại). Vì vậy, việc lựa chọn công việc yêu cầu làm việc nhóm hay làm việc độc lập không làm khó họ, thậm chí kết hợp cả hai cách làm việc này, người Ambivert vẫn linh hoạt xoay chuyển hiệu quả.
>>> Bạn có thể xem thêm: Extrovert là gì? Introvert là gì? Bạn là người Extrovert hay Introvert
Ambivert có rất nhiều mối quan hệ, họ có mạng lưới bạn bè rộng khắp giống như người Extrovert, và cũng có những người bạn thật sự thân thiết, thật sự đáng tin cậy như Introvert. Vì vậy, khi cần xã giao, trò chuyện phiếm vui vẻ, hay khi cần tâm sự chân thành, tìm kiếm lời khuyên thật tâm, Ambivert đều có thể tìm được những người bạn phù hợp.
Nếu trong những lần đầu gặp mặt những người khác nhau, có người nói bạn khá ít nói, trầm tính, nhưng cũng có người lại nhận xét bạn hòa đồng, dễ giao tiếp thì có thể bạn chính là một Ambivert đích thực. Vì tâm trạng và môi trường mỗi lần tiếp xúc mỗi khác nên cách thể hiện của Ambivert cũng sẽ thay đổi.
Giữa một tập thể, đội nhóm có hai thái cực hướng nội và hướng ngoại thì người hướng trung (Ambivert) chính là cầu nối trung gian hiệu quả nhất. Sự tinh tế trong phân tích tình huống, nắm bắt cảm xúc từng người và sự linh hoạt trong gợi mở hình thức hòa hợp, trao đổi tích cực giữa mọi người chính là thế mạnh tạo nên ưu điểm này.
Tất cả nội dung mà mọi người muốn trao đổi, người Ambivert đều có thể “tung hứng” để câu chuyện thêm màu sắc và sự thú vị. Để có được khả năng này thì ngoài lượng kiến thức lớn, tính cách hài hước và nghiêm túc đan xen linh hoạt thông qua ngôn từ phong phú chính là yếu tố quyết định.
Trở thành tâm điểm của sự chú ý là điều mà nhiều người luôn nỗ lực duy trì, nhưng với người Ambivert, có lúc họ cũng muốn nổi bật thu hút ánh nhìn của người khác nhưng có lúc họ sẽ chọn lui về phía sau để dễ dàng quan sát và nhận định vấn đề một cách sâu sắc, thấu đáo hơn.
Đặc biệt là khi nhìn nhận, đánh giá người mới gặp vài lần, người hướng trung (Ambivert) rất nhạy bén, họ thận trọng chứ không quá ngăn cách, dè chừng như người hướng nội, niềm nở chứ không quá nhiệt tình như người hướng ngoại. Họ có linh cảm tốt khi giao tiếp, luôn biết giữ khoảng cách ở mức vừa phải trước khi quyết định thân thiết hoặc tin tưởng một ai đó.
Kỹ năng giao tiếp linh hoạt là lợi thế lớn nhất đối với người Ambivert. Bản thân Ambivert cũng có sở thích riêng nhưng họ rất biết cách tiết chế để có thể hòa mình vào nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Dễ dàng xây dựng những kết nối quan trọng với mọi người xung quanh, tạo nên những nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.
>>> Bạn có thể quan tâm: Cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cho người hướng nội
Nhờ năng lực thấu hiểu và dung hòa mối quan hệ giỏi, kết hợp năng lực phân tích và đưa ra quyết định nhạy bén, người Ambivert được xem là những nhà lãnh đạo có tố chất. Tập thể được họ quản lý rất ít xảy ra mâu thuẫn, không phải vì không có mà vì luôn được họ tìm cách xoay chuyển trước khi mâu thuẫn phát sinh.
Người hướng nội có lợi thế về khả năng tập trung suy nghĩ, người hướng ngoại có lợi thế về sự nhạy bén xây dựng nhiều nguồn lực hỗ trợ. Phối hợp cả hai lợi thế này chính là người hướng trung Ambivert. Do đó, những vấn đề khó đến tay người Ambivert đều nhanh chóng có được những giải pháp mới lạ và hiệu quả.
Người hướng nội chỉ cần cho mình một không gian khép kín, yên tĩnh, còn người hướng ngoại chỉ cần họp mặt bạn bè nói chuyện rôm rả là họ đã có thể tái tạo lại năng lượng của bản thân. Nhưng người hướng trung thì lại rất khó tìm một không gian phù hợp vì họ không hoàn toàn thuộc về sự yên tĩnh hay sôi động, mà cần có sự phối hợp. Mức độ phối hợp ra sao, ngay cả họ cũng khó xác định được.
Có thể nói người Ambivert hướng đến sự hoàn hảo cao nên khi đứng trước nhiều sự lựa chọn đến từ hai thái cực hướng nội và hướng ngoại, bản thân họ bị căng thẳng, không biết nên chọn cái nào, theo thái cực nào là phù hợp nhất cho tình huống hiện tại. Họ cần nhiều thời gian để suy nghĩ, tính toán thiệt hơn trước khi ra quyết định cuối cùng.
Nói riêng về năng lực làm việc thì ưu điểm lớn của người hướng trung Ambivert chính là khả năng đáp ứng hiệu suất làm việc tốt ở cả vị trí yêu cầu làm việc độc lập và làm việc nhóm, ở cả vai trò quản lý và vai trò chuyên môn sâu.
Và đây là những công việc mà quân sư nhận thấy tỷ lệ người Ambivert thành công cao:
Chức vụ quản lý có thể là nhà sản xuất phim ảnh, giám đốc dự án, Trưởng / phó phòng chuyên môn… đều thích hợp cho người Ambivert vì mỗi dự án lớn đều cần sự phối hợp giữa nhiều bộ phận, nhiều cá nhân. Vấn đề quyền lợi và trách nhiệm sẽ khiến tập thể phát sinh nhiều mâu thuẫn. Đây là cơ hội tốt để người Ambivert phát huy tối đa kỹ năng giao tiếp, đàm phán, dung hòa mối quan hệ giữa các bên, hướng mọi người đến mục tiêu chung.
Đặc biệt là những người trực tiếp giảng dạy (giáo viên, giảng viên, trợ giảng…), vừa phải truyền đạt chuẩn xác nội dung kiến thức, vừa phải linh hoạt xoay chuyển cách trao đổi theo từng đối tượng người học. Đôi khi sự nghiêm khắc và sự dịu dàng phải đan xen liên tục để không ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, đảm bảo người học tuân thủ kỷ luật, nghe giảng nghiêm túc với tinh thần tự nguyện.
Điển hình là đội ngũ Sales của phòng kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc nhiều đối tượng khách hàng, thường xuyên nhận những lời từ chối nhưng vẫn phải kiên trì, nhạy bén theo đuổi để hoàn tất chỉ tiêu doanh số tiêu thụ. Sự uyển chuyển trong tính cách và năng lực thích nghi cao của Ambivert sẽ là trợ thủ đắc lực.
Để biết mình có thuộc nhóm tính cách Ambivert hay không, chúng ta sẽ thực hiện một bài test. Thông thường bài test sẽ hơn 20 câu hỏi, với những tình huống khác nhau và người thực hiện sẽ lựa chọn câu trả lời là Đúng hoặc Sai theo quan điểm và thói quen hành động của mình.
Không có bài test xác định Ambivert riêng biệt, dựa trên kết quả câu trả lời của bạn, hệ thống sẽ tính toán và đưa ra kết luận bạn là Extrovert (hướng ngoại), Introvert (Hướng nội) hay Ambivert (hướng nội và hướng ngoại).
Bạn có thể đến các trung tâm tư vấn tâm lý để thực hiện các bài test độc quyền của trung tâm, nhận kết quả và được chuyên gia tâm lý tư vấn định hướng phát triển phù hợp. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn vẫn có thể thực hiện bài test qua mạng trực tuyến, điển hình như bài test tại link
https://psycho-test.org/vi/test/test_introvert_extrovert_ambivert.html
Ambivert là trạng thái tính cách có sự giao thoa giữa hướng nội và hướng ngoại, nhờ vậy khả năng thích ứng tình huống, môi trường đa dạng của họ rất tốt, mức độ thể hiện phù hợp chứ không quá trội theo một hướng nào. Với tính cách này, quân sư TalentBold nhận thấy công việc cần đến sự linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử hoặc công việc cần phối hợp giữa nhiều bên mà người Ambivert giữ vai trò trung gian kết nối luôn là lựa chọn tốt nhất cho sự nghiệp.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam