- 420k
- 1k
- 870
Hiện nay, ngày càng có nhiều người bắt đầu đứng ra tự kinh doanh riêng. Trở thành chủ doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn là người đưa ra kết luận cuối cùng trong các quyết định quan trọng và quản lý hiệu suất kinh doanh. Và bạn cũng là người xây dựng đội ngũ từ con số không.
Khi công ty ngày càng phát triển, bạn sẽ cần thêm người hỗ trợ cho công việc kinh doanh của bạn. Nhưng làm thế nào bạn tìm thấy những người tài năng, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc mà bạn có thể kết nạp vào đội ngũ của mình? Ai là người có thể giúp bạn phát triển hoạt động kinh doanh của công ty, giúp công ty tạo lập nên những giá trị vững mạnh? Dưới đây là 6 bài học tuyển dụng dành cho các doanh nhân như bạn.
Xác định thời điểm tuyển dụng vô cùng quan trọng. Bạn không nên tuyển dụng quá sớm nhưng cũng không nên để đến khi quá cấp bách mới bắt đầu tiến hành tuyển dụng.
Hầu hết mọi người thường không quan tâm đến việc tuyển dụng cho đến khi họ phải vật lộn với hàng tá những công việc lặp đi lặp lại, họ nhanh chóng choáng ngợp và trở nên chán nản. Thế là họ quyết định cần phải tuyển thêm người. Trên thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp đã mất khá nhiều thời gian cho việc đưa ra quyết định tuyển dụng nhân sự đầu tiên cho công ty.
Giải pháp ở đây là, bạn cần xác định được vấn đề cần được ưu tiên và xây dựng hệ thống quản lý hoàn chỉnh. Khi đó bạn sẽ nhận định được thời điểm cần phải tuyển dụng. Hãy nhớ rằng bạn chỉ nên tuyển dụng khi cơ cấu khách hàng mở rộng và có thêm cơ hội kinh doanh mới. Bạn không nên tuyển dụng vì những thiếu sót trong hệ thống quản lý hoặc do chịu tác động bởi những ưu tiên không chính đáng.
>>> Xem thêm: Cách tuyển dụng nhân tài của doanh nghiệp, tập đoàn lớn
Mối quan hệ tuyển dụng cũng giống như mối quan hệ hợp tác. Đó là mối quan hệ tương hỗ, dựa trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của riêng mỗi cá nhân mà họ cùng cộng tác với nhau nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Mối quan hệ hợp tác chỉ có thể kéo dài khi mà các thành viên có những kỹ năng, chuyên môn riêng biệt và giữa họ không tồn tại sự thừa thãi.
Trước khi tuyển dụng bạn cần xác định rõ nhu cầu của mình. Bạn có thể cân nhắc những điều sau đây:
Liệu bạn có cần một người như bạn, nhưng ở cấp độ thấp hơn để xử lý lượng công việc quá tải?
Liệu bạn có cần một người thuộc mức độ cao cấp hơn để phát triển công việc kinh doanh cho công ty?
Liệu bạn có cần một người hoàn toàn khác biệt để mang đến những kỹ năng mới cho việc kinh doanh?
Sau khi đã có câu trả lời chính xác và rõ ràng cho những điều trên, thì đã đến lúc bạn bắt đầu tìm kiếm nhân sự phù hợp với yêu cầu đã đặt ra. Càng xác định rõ ràng điều này bạn càng có khả năng tìm đúng người cho công ty.
Khi phát sinh nhu cầu tuyển dụng nhân sự, các chủ doanh nghiệp thường liên hệ với những người họ quen biết để nhờ giới thiệu ứng viên cho công ty của mình. Đôi khi việc này mang lại thành công, họ nhanh chóng tuyển được người phù hợp. Tuy nhiên đa phần là thất bại khi tuyển dụng theo cách này. Vì thực tế cho thấy các mối liên hệ cá nhân không đủ rộng để có thể mang lại những đề xuất ứng viên tài năng và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.
Một phương thức khác là đăng tin tuyển dụng trên các trang tuyển dụng trực tuyến và trải qua quá trình sàng lọc từ hàng trăm ứng viên để chọn ra ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa công ty nhất.
Để nhanh chóng tìm được nhân sự phù hợp các doanh nhân cũng có thể sử dụng dịch vụ của các công ty Headhunter. Tuy nhiên phương án này khá tốn kém và bạn phải dành thời gian tìm kiếm đơn vị Headhunter uy tín, có kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực của công ty.
Ngoài ra, có một biện pháp khác bạn để bạn cân nhắc. Đó là sử dụng phần mềm quản lý tuyển dụng TalentBold. Phần mềm tuyển dụng này sẽ giúp bạn xây dựng một quy trình tuyển dụng hiệu quả, nhanh chóng với chi phí vô cùng tiết kiệm. Bạn sẽ không còn phải loay hoay xử lý hàng tá công việc tuyển dụng như trước đây. Về lâu dài việc tuyển dụng của công ty sẽ không còn phụ thuộc vào một chuyên viên tuyển dụng hay công ty Headhunter nào nữa. Bạn hoàn toàn chủ động trong việc đảm bảo nguồn nhân lực cho công ty.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phễu tuyển dụng là gì? Bạn cần biết những gì về phễu tuyển dụng?
Phỏng vấn là một trong những bước cuối cùng của quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên trước khi tiến hành phỏng vấn ứng viên, bạn nên tập trung vào việc đánh giá xem liệu ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty và yêu cầu công việc hay không.
Để đánh giá mức độ phù hợp với văn hóa công ty của ứng viên, bạn nên thiết lập một bộ tiêu chí chuẩn mực để việc đánh giá khách quan và nhất quán. Còn để đánh giá khả năng đáp ứng công việc, bạn có thể đưa ra các tình huống giả định và yêu cầu ứng viên trình bày phương án giải quyết.
Sau khi hoàn tất việc đánh giá ứng viên, thì bạn mới chuyển qua bước phỏng vấn. Mục đích của phỏng vấn là để khám phá và hiểu cách suy nghĩ, xử lý công việc của ứng viên cũng như mối tương quan giữa kỹ năng cá nhân với các kinh nghiệm trước đó của ứng viên.
Công ty của bạn sẽ không ngừng phát triển vì thế nhu cầu bổ sung thêm nguồn nhân sự là điều hiển nhiên. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho việc phát triển hoạt động kinh doanh, bạn cần có phương án dài hạn cho tuyển dụng. Bạn nên hiểu rằng việc tuyển dụng không dừng lại sau khi kết thúc buổi phỏng vấn. Mà nó còn liên quan đến việc hỗ trợ nhân sự mới hòa nhập với môi trường, làm quen với công việc và còn là giữ chân nhân tài.
Đối với công ty càng lớn thì việc tuyển dụng diễn ra càng thường xuyên hơn và có khả năng kéo dài hơn. Nhất là đối với các vị trí quản lý cấp cao, khoảng thời gian tuyển dụng có thể tính bằng vài tháng, có khi là vài năm.
Với cương vị là người chủ doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn trở thành người lãnh đạo trực tiếp công việc kinh doanh của công ty hoặc bạn cũng có thể xây dựng một đội ngũ tài năng thay bạn điều hành toàn bộ các công việc đó. Và bạn có thể tập trung làm những gì bạn yêu thích, làm những việc bạn giỏi nhất. Là một doanh nhân đừng sợ hãi khi tuyển dụng những người giỏi hơn bạn.
Nguồn ảnh: internet