- 420k
- 1k
- 870
Nhắc đến hai chữ “Bảo thủ” chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến tính cách tiêu cực. Đó là ấn tượng về quan niệm còn thực chất bảo thủ là gì thì không nhiều người định nghĩa chuẩn xác. Vì vậy, hôm nay, quân sư TalentBold sẽ cập nhật cho chúng ta cặn kẽ chi tiết nội dung này, kèm theo đó là những dấu hiệu nhận biết người có tư duy bảo thủ giúp quá trình giao tiếp giảm bớt những khó khăn, mâu thuẫn không đáng có.
MỤC LỤC:
1- Bảo thủ là gì?
2- Nhận diện người bảo thủ
2.1. Đề cao chủ nghĩa cá nhân
2.2. Duy trì tư duy cũ kỹ
2.3. Mối quan hệ ít ỏi
2.4. Thu hẹp bản thân trong môi trường an toàn
3- Những cụm từ phản ánh tính cách dễ bị nhầm lẫn với bảo thủ
4- Tác hại của tư duy bảo thủ
5- Lời khuyên
>>> Xem thêm: Việc làm tiếng Trung tại TalentBold
Bảo thủ là cụm từ thể hiện tính cách của một người luôn thích áp đặt nguyên tắc của mình cho người khác. Trong khi những nguyên tắc đó đã cũ, đã lỗi thời nhưng người đó không chịu tiếp thu cái mới, cứ khư khư ôm cái cũ mà mình cho là hay, là nhất, không thay đổi theo thời cuộc và cũng đồng ý cho phép người khác thay đổi.
Nói nôm na, người Bảo thủ là người ngoan cố, cho mình là cái rốn của vũ trụ, những gì mình đưa ra mới là “chân lý” còn những lời khuyên mang tính xây dựng đôi khi lại bị cho là mỉa mai, chống đối, ngay lập tức bị bác bỏ. Đây là loại tính cách tiêu cực vì ngay chính người Bảo thủ cũng không đủ lập luận để bảo vệ nguyên tắc của mình trước những thay đổi mới nhưng họ vẫn không chấp nhận thay đổi.
Luôn luôn cho bản thân là đúng, ngang ngược, ngoan cố là dấu hiệu nhận biết đầu tiên dành cho người Bảo thủ. Nguyên nhân sâu xa một phần do người này ít cập nhật thế giới xung quanh nên lượng kiến thức của họ bị hạn chế. Và để tránh bị coi là lỗi thời, họ chọn cách thiết lập nguyên tắc của riêng mình dựa trên những gì cũ kỹ mà bản thân biết được, rồi áp đặt người khác phải làm theo.
Lối suy nghĩ của người Bảo thủ khá lạc hậu, họ thường kể về những câu chuyện xa xưa, chọn những phong cách lỗi thời, ứng xử theo cách chuyên quyền cổ hũ. Chỉ cần họ cho đó là đúng thì những người làm khác đều sẽ bị họ bác bỏ, bị họ cho là xấu, là tệ hại trong khi chính bản thân người Bảo thủ mới là thiếu thức thời.
Vì số lượng người thức thời nhiều hơn nên người Bảo thủ khó có thể xây dựng mối quan hệ xã giao lâu dài với ai, vì chỉ một thời gian ngắn là đã nảy sinh những bất đồng quan điểm về cuộc sống, về cách ứng xử. Bản thân người Bảo thủ cảm thấy mệt mỏi khi cứ phải tranh luận với nhiều người, còn những người được kết giao thì họ cũng không mặn mà gắn kết với một người lỗi thời, họ cần những mối quan hệ giúp họ phát triển, tiến bộ lên mỗi ngày.
Do ít bạn bè, ít mối quan hệ xã hội, và cũng ít cập nhật những điều mới mẻ nên người Bảo thủ khá ngại giao tiếp, họ thường giữ bản thân trong những môi trường an toàn quen thuộc, nơi không phải đối mặt với những tranh luận mà họ có thể bị “đuối lý”. Lâu dần mức độ hiểu biết về thế giới càng lúc càng giảm sút, khó “tung hứng” khi trò chuyện, bản thân lại càng khép mình hơn.
Ranh giới phân định giữa Bảo thủ và Kiên định khá mong manh khi mà cả hai đều có biểu hiện là sự bền bỉ, không thay đổi quyết định dù có bất cứ tác động nào từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên khi nhắc đến Kiên định ta lại nhìn thấy ánh sáng tích cực, khác với nhận định tiêu cực trong tính cách Bảo thủ
Bởi lẽ Kiên định là sự trung thành, không thay đổi những điều mình cho là đúng, nhưng cơ sở để một người đưa ra sự Kiên định của mình luôn bao gồm quá trình cập nhật những kiến thức mới, những thông tin thức thời, kết hợp cùng sự phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn điều mà bản thân muốn theo đuổi.
Còn cơ sở trung thành, không thay đổi của người Bảo thủ chỉ dựa trên ý chí chủ quan, không có sự mở rộng cập nhật mà chỉ cho rằng những gì mình đã biết là tốt nhất, tuyệt nhất, là chân lý của mọi hành động. Họ sẵn sàng bác bỏ những gì thực tế đang diễn ra để giữ những gì mình cho là đúng, cho dù không có đủ lý lẽ để thuyết phục. Chính vì vậy, giá trị mà Kiên định mang lại thường khả thi và hiệu quả hơn Bảo thủ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Kiên định là gì? Phương pháp rèn luyện trở thành người kiên định
Điểm giống nhau giữa Bảo thủ và Có chính kiến là sự tin tưởng tuyệt đối vào quan điểm, lập luận của chính mình. Cả hai tính cách này đều không a dua theo số đông, họ có thái độ riêng trước mỗi sự việc, họ sẵn sàng chấp nhận sự đối lập ý kiến từ những người khác.
Tuy nhiên, giữa Bảo thủ và Có chính kiến cũng có điểm khác biệt ở việc tiếp nhận thông tin và xây dựng nguyên tắc. Cụ thể:
Người Bảo thủ từ chối lắng nghe, không tiếp thu những quan điểm, nguyên tắc đi ngược lại “chân lý” của riêng họ.
Cả Bảo thủ và Cố chấp đều đề cập đến tính cách tiêu cực nhưng mức độ thì Bảo thủ có phần nhẹ hơn. Điểm chung của hai tính cách này là đều đề cao ý chí chủ quan của cá nhân, hành động một cách ngoan cố dựa trên những ý chí chủ quan đó. Ai làm theo thì cho là phù hợp, ai làm trái thì cho là chống đối nên dễ phát sinh thái độ ghét bỏ, cau có, phản bác người khác.
Người cố chấp một mực làm theo ý mình và bắt buộc người khác cũng phải tuân thủ, không cần biết đúng sai ra sao, một phần do họ thiếu khả năng phán đoán.
Người Bảo thủ cũng áp đặt người khác nhưng chí ít những điều đó tuy có cũ kỹ, lỗi thời nhưng cũng là những điều chuẩn mực trong quá khứ. Hiện tại, mặc dù không còn thức thời nhưng không hẳn là sai.
Như vậy mặc dù người Cố chấp có sự tiếp nhận cái mới của thời đại nhưng họ vẫn áp đặt và ngoan cố một cách vô lý. Còn người Bảo thủ do không tiếp nhận cái mới, quen áp dụng theo quan điểm cũ nên mới phát sinh sự ngoan cố.
Sự bảo thủ khiến con người không mặn mà tiếp nhận những giá trị tích cực mới mẻ, trong khi xã hội ta vận động phát triển như vũ bão, cứ giậm chân tại chỗ với những giá trị truyền thống lỗi thời thì làm sao bản thân theo kịp thời đại. Chưa kế nếu người Bảo thủ là người chủ gia đình hoặc quản lý trong doanh nghiệp thì những cá nhân chịu sự chi phối của họ cũng rất dễ đi vào vết xe lạc hậu, kém cỏi.
Người Bảo thủ tự tin mình có thể tự giải quyết mọi việc theo các của mình, không cần lắng nghe ý kiến hay lời khuyên từ người khác. Đây chính là lý do mà người Bảo thủ rất khó làm việc cùng tập thể, đội nhóm, họ cảm thấy khó chịu và sẵn sàng phản bác ý kiến của người khác một cách vô lý như kiểu “trứng mà đòi khôn hơn vịt”, “bao năm qua vẫn làm như vậy, chẳng cao”…
Do không cập nhật thời cuộc thường xuyên nên người Bảo thủ không có sự chuẩn bị trước những kỹ năng ứng phó với những thay đổi môi trường sống. Khi chuyển sang một môi trường mới, họ khó thích nghi từ nếp sinh hoạt đến cả việc thiết lập các mối quan hệ hỗ trợ.
Nếu bạn đang muốn khắc phục tính Bảo thủ cho chính mình hay cho một người mà bạn quan tâm thì hãy thử áp dụng những lời khuyên mà quân sư chia sẻ dưới đây nhé:
Chúng ta phải ý thức rằng “quan điểm mang giá trị cá nhân”, mỗi người mỗi khác nên việc có những nhận định khác nhau về một vấn đề là hoàn toàn bình thường, không việc gì phải cau có, tức giận, hoặc tự nghĩ rằng bản thân đang bị đối phương chê bai cả.
Hãy bình tâm tiếp nhận quan điểm của người khác, tránh tạo ra bầu không khí căng thẳng khi giao tiếp. Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ quan điểm của mình nhưng đừng vội chê bai, hoặc dùng thái độ thiếu tôn trọng để phản bác quan điểm của người đối diện.
Mong muốn của người Bảo thủ là người khác phải làm theo ý họ, vậy thay vì ra lệnh, áp đặt, tại sao bạn không chọn một cách dung hòa hơn bằng việc:
Khẳng định vai trò quan trọng của người khác trong hành động của bạn và mong muốn họ đồng thuận cùng bạn.
Bình tâm lắng nghe, ghi nhận ý kiến tích cực của họ, khéo léo phản hồi quyết định của bản thân mà không cần phải bác bỏ toàn bộ ý kiến của người khác.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tinh thần cầu thị là gì?
Phát triển kỹ năng giao tiếp thì thực hành là hiệu quả nhất, thông qua những sinh hoạt tập thể, hội nhóm, câu lạc bộ ngoại ngữ…, ngoài việc rèn luyện kỹ năng ứng xử với nhiều đối tượng khác nhau, bạn còn có cơ hội tiếp cận những giá trị thực tiễn mà những quan niệm, nguyên tắc mới mẻ mang lại. Qua đó, mức độ bảo thủ được giảm bớt, từng bước dung hòa với những xu hướng thời đại.
Do đó, đừng mãi bó hẹp bản thân trong môi trường đã quá quen thuộc, thời gian đầu chưa quen, bạn có thể đi cùng những người thân hoặc bạn bè đến những môi trường mới, làm quen dần trước khi có thể hoàn toàn tự tin chủ động tiếp cận.
Tâm lý người Bảo thủ sợ sai, sợ bị chê trách nên ở vị thế cho phép, họ luôn tìm cách quy chụp trách nhiệm, đổ thừa hoặc dùng những từ ngữ phán xét lỗi lầm về phía người khác. Đừng làm như vậy vì cách hành xử này chẳng giúp bạn có thêm vị thế gì cả, chỉ càng khiến mọi người chán nản khi hợp tác cùng bạn mà thôi.
Cách tốt nhất là trước mọi vấn đề, đừng vội thoái thác trách nhiệm, bạn hãy luôn có sự phân tích và cung cấp cơ sở nhận định rõ ràng để mọi người có nhận định của mình trước. Như vậy những quyết định sau này sẽ không bị đánh giá thiếu khách quan hoặc chuyên quyền. Bản thân đối phương cũng hiểu và ghi nhận lỗi sai của họ một cách hòa nhã hơn, thậm chí có thể cảm thấy trân trọng, biết ơn khi bạn cùng san sẻ trách nhiệm với họ.
Bảo thủ là một tính cách tiêu cực, khiến bản thân bó hẹp mình trong những quan điểm đơn lập, thiếu sự linh hoạt theo tình huống thực tế. Dấu hiệu nhận biết người bảo thủ không chỉ dành cho người xung quanh mà còn dành cho chính bản thân ta, để mọi người kịp phát hiện và kịp điều chỉnh trước khi bảo thủ trở thành tố chất. Đây mới chính là mục đích mà quân sư TalentBold mong muốn gửi gắm.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet