maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phỏng vấn "Là phải trúng"

Bật mí cho ứng viên cách trả lời câu hỏi " Bạn có sẵn sàng tăng ca"

Bật mí cho ứng viên cách trả lời câu hỏi " Bạn có sẵn sàng tăng ca"

Một trong những câu hỏi không thể thiếu trong những buổi phỏng vấn ngày nay chính là “Bạn có sẵn sàng tăng ca hay không ?. Trả lời “Có” thì chưa đủ thuyết phục, trả lời “Không” thì khó ghi điểm. Vậy phải làm sao với câu hỏi này? An tâm, quân sư TalentBold sẽ bật mí cho ứng viên cách trả lời câu hỏi “Bạn có sẵn sàng tăng ca” vừa hay, vừa không sợ bị thiệt thòi quyền lợi.

MỤC LỤC
1 - Mục đích của nhà tuyển dụng
2 - Cách trả lời câu hỏi "Bạn có sẵn sàng tăng ca?"
     2.1. Dựa vào khả năng tăng ca mà bạn có thể đáp ứng
     2.2. Hỏi về chế độ khi tăng ca
     2.3. Trả lời trên trải nghiệm thực tế
     2.4. Đề xuất phương án tăng ca


Tuyển dụng

1 - Mục đích của nhà tuyển dụng 

Mỗi câu hỏi phỏng vấn đều nhằm khai thác một khía cạnh của ứng viên, có thể là kinh nghiệm, kỹ năng hoặc tố chất. Với câu hỏi “Bạn có sẵn sàng tăng ca”, nhà tuyển dụng là đang muốn tìm hiểu tố chất, cụ thể là phong cách làm việc của bạn. Qua câu trả lời, người phỏng vấn sẽ đánh giá được:

1.1. Sự nhiệt huyết khi ứng tuyển

Doanh nghiệp không mong ứng viên sẽ đam mê, sống chết cùng công việc, nhưng ít ra khi phỏng vấn, họ phải cho nhà tuyển dụng thấy được sự quyết tâm của họ khi ứng tuyển, chứ không phải ứng tuyển cho có công việc làm. Bất cứ công việc nào cũng sẽ có những khó khăn nhất định, nếu không nhiệt huyết, không nỗ lực học hỏi ngoài giờ, ứng viên sẽ mất rất nhiều thời gian để làm quen việc. Vì vậy, nếu ứng viên không chấp nhận tăng ca thì sự nhiệt huyết và nỗ lực của họ cho công việc gần như không có.

1.2. Khả năng chịu áp lực công việc

Thương trường ngày một cạnh tranh, lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn nỗ lực, không ngại gian nan, nên họ cũng mong muốn có những cộng sự có thể kề vai sát cánh những lúc khó khăn. Nếu ứng viên chấp nhận làm tăng ca khi cần thiết thì đây là minh chứng khởi đầu cho nhân sự mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Ngược lại, nếu ứng viên từ chối tăng ca, nhà tuyển dụng đành dành cơ hội cho người khác.

1.3. Ý thức trách nhiệm với công việc

Công việc luôn có những tình huống phát sinh ngoài ý muốn. Nếu ứng viên chỉ chăm chăm hết giờ, tắt máy, ra về mà không quan tâm đến chất lượng công việc, đến tính khẩn cấp của sự vụ, không chấp nhận tăng ca khi công việc có phát sinh thì ứng viên đó ý thức trách nhiệm với công việc rất thấp. Tuyển dụng họ, doanh nghiệp sẽ phải chạy theo để xử lý hộ việc, tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

1.4. Mức độ gắn kết lâu dài cùng doanh nghiệp

Thấy khó là nản, thấy mệt là ngừng, thấy tăng ca là từ chối thì có lẽ không chỉ doanh nghiệp này, mà bất cứ doanh nghiệp nào khác trong thời đại cạnh tranh hiện nay, ứng viên cũng khó gắn kết lâu dài. Mà với doanh nghiệp, tuyển dụng rất tốn kém nguồn lực, họ không muốn cứ phải tái tuyển dụng hết lần này đến lần khác.

2 - Cách trả lời câu hỏi "Bạn có sẵn sàng tăng ca?" 

Hiểu được mục đích của nhà tuyển dụng, chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn linh hoạt hơn để phối hợp đưa ra câu trả lời hoàn hảo nhất. Khi trả lời, ngoài việc thể hiện quyết tâm sẵn sàng tăng ca, ứng viên cũng cầ khéo léo nhắc nhở nhà tuyển dụng về những chế độ lương thưởng tăng ca đi kèm. Đây là quyền lợi chính đáng, vì vậy bạn đừng ngại đề cập, nếu không, rất có thể bạn sẽ bị hụt hẫng, chán nản khi vào làm việc thực tế.

2.1. Dựa vào khả năng tăng ca mà bạn có thể đáp ứng 

Đi làm thời nay, việc tăng ca có lẽ là điều hiển nhiên, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Do đó, dù bạn bận rộn với con nhỏ, với gia đình riêng hay việc học tập bổ sung kiến thức cuối ngày thì cũng không nên trả lời “Em xin lỗi, em không thể tăng ca”, như vậy không khác gì tự loại mình khỏi buổi phỏng vấn. Thay vào đó, bạn nên đưa ra mong muốn nhà tuyển dụng sẽ cho bạn một lịch trình tăng ca cụ thể để bạn sắp xếp khối lượng công việc trong ngày cho hợp lý.

Những việc làm hấp dẫn

Kế Toán Tổng Hợp - Mảng F&B - Hồ Chí Minh

TP.HCM Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Xuất nhập khẩu, Bán hàng (Khác)

Export Sales Director (Food)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Xuất nhập khẩu

Chuyên Viên Kinh Doanh (Thực phẩm)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống

Bán Hàng Kỹ Thuật (Tiếng Trung)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Bán hàng kỹ thuật, Kỹ thuật ứng dụng

NHÂN VIÊN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM DI ĐỘNG TOÀN THỜI GIAN

Hưng Yên, Lào Cai, Sơn La Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Sản Xuất

Tôi sẵn sàng tăng ca để hoàn thành tốt công việc được giao nhưng vì bản thân mỗi nhân viên cũng có những công việc cá nhân sau giờ làm việc nên tôi rất mong công ty có thể thông báo trước kế hoạch, lịch trình tăng ca để tôi có thể sắp xếp lịch trình các công việc của mình. Tôi nghĩ cách làm này cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc lúc nhân viên tăng ca.

2.2. Hỏi về chế độ khi tăng ca 

Tùy theo ngành nghề và tính chất công việc mà tăng ca có thể xác định thời gian cụ thể (ví dụ công nhân may mặc, sản xuất da giày…), cũng có thể là những tình huống đột xuất (như nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên hành chính văn phòng…) với thời gian tăng ca linh hoạt. Để biết bản thân có thể đáp ứng yêu cầu tăng ca của doanh nghiệp hay không, bạn nên hỏi rõ lịch trình và chế độ khi tăng ca. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm khi thỏa thuận lương và quyết định lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất khi cùng lúc được nhiều nơi tuyển dụng.

Tôi luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có cả việc đáp ứng thời gian tăng ca. Như ở vị trí công việc trước đây, khi khối lượng việc tăng cao hoặc việc cần xử lý gấp, tôi sẽ chủ động tăng ca để hoàn thành công việc, không cần đợi quản lý yêu cầu rồi mới thực hiện nên các quản lý đều cảm thấy an tâm khi giao công việc cho tôi. Phía công ty cũng hỗ trợ lương tăng ca theo lượng thời gian chấm công, tối đa 16 tiếng mỗi tháng, số giờ còn dư sẽ tính gom lại thành ngày nghỉ phép có hưởng lương. Không biết thời gian và chế độ tăng ca bên doanh nghiệp anh/ chị áp dụng thế nào ạ?

2.3. Trả lời trên trải nghiệm thực tế 

Nếu ứng tuyển tại vị trí mà bạn từng làm việc thực tế, và hiểu rõ mức độ tăng ca mà công việc yêu cầu, bạn nên đề cập trong câu trả lời để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bạn cũng đừng quên khéo léo chia sẻ những quyền lợi mình có được khi tăng ca ở những doanh nghiệp trước đây để nhà tuyển dụng hiểu không thể trách nhiệm phải luôn đi cùng quyền lợi.

Tại vị trí công việc trước đây, đa phần kế hoạch tăng ca sẽ được thông báo trước, kèm theo những quyền lợi cho nhân viên khi tăng ca. Và tôi dựa theo kế hoạch đó để chủ động sắp xếp lịch trình làm việc trong tuần. Trường hợp tăng ca bất ngờ do phát sinh việc đột xuất, tôi vẫn sẵn sàng ở lại làm việc thêm giờ, và sẽ được phòng nhân sự yêu cầu đề nghị lịch nghỉ bù sau khi giải quyết xong việc phát sinh. Vì vậy, nếu vị trí mới yêu cầu tăng ca, tôi hoàn toàn có thể đáp ứng. Không biết chế độ cho nhân viên tăng ca bên doanh nghiệp mình như thế nào ạ?

2.4. Đề xuất phương án tăng ca 

Tăng ca tại văn phòng chưa hẳn là giải pháp tốt nhất, vì khi đó, thời gian, tâm lý và cả sự mệt mỏi sẽ khiến hiệu suất làm việc đi xuống. Nếu được đem việc về nhà, bạn có thể hoàn thành tốt hơn mà vẫn an tâm những công việc cá nhân.

Tôi nghĩ tăng ca có thể linh hoạt không gian, không nhất thiết phải triển khai hoàn toàn tại văn phòng, mà có thể mang bớt việc về nhà để xử lý, vừa tiết kiệm cho chi phí vận hành của doanh nghiệp, vừa giúp nhân viên an tâm tăng ca nhiều giờ hơn. Ở các công việc trước đây, tôi sẽ chủ động xử lý các công việc cần đến máy móc chuyên dụng và cần sự phối hợp với các bộ phận khác tại văn phòng, còn những phần việc liên quan đến xử lý số liệu, hồi đáp email… thuộc phạm vi xử lý độc lập, tôi sẽ mang về nhà giải quyết, và có thể làm đến 10 – 11 giờ đêm nếu cần. Phần quyền lợi tăng ca sẽ được tính dựa trên khối lượng công việc, hơn là khối lượng thời gian tăng ca. Tôi không biết doanh nghiệp mình có áp dụng hình thức tăng ca này không?

Trả lời phỏng vấn là cả một nghệ thuật, thông qua nghệ thuật này, ứng viên có thể giành lại lợi thế dù cho thông qua hồ sơ bạn chưa có gì vượt trội mạnh. Vì vậy, những kinh nghiệm quân sư TalentBold bật mí cho ứng viên cách trả lời câu hỏi “Bạn có sẵn sàng tăng ca” cần được lưu trữ và áp dụng triệt để, vì hầu như mọi nhà tuyển dụng đều sẽ đặt câu hỏi này cho bạn để đánh giá tinh thần nhiệt huyết, quyết tâm cống hiến của bạn cho doanh nghiệp của họ.

Tạo CV

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng