- 420k
- 1k
- 870
Càng trưởng thành, chúng ta càng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những nhận xét, đánh giá từ người khác. Lâu dần, nỗi sợ bị đánh giá, phán xét sẽ nhấn chìm bạn. Nó cũng khiến bạn khó lòng phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về nỗi sợ mà bất cứ người trưởng thành nào cũng phải đối mặt này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Quân sư TalentBold nhé!
MỤC LỤC:
1- Khái quát về nỗi sợ bị đánh giá, phán xét
2- Vì sao con người lại sợ bị đánh giá, phán xét?
3- Tác hại của nỗi sợ bị đánh giá, phán xét
4- Bí kíp giúp bạn vượt lên nỗi sợ bị đánh giá, phán xét
4.1- Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
4.2- Đừng chạy theo sự hoàn hảo một cách thái quá
4.3- Học cách đối mặt với lời nhận xét tiêu cực
4.4- Chọn lựa những nhận xét tích cực, có tính xây dựng
4.5- Tập trung vào những việc quan trọng
Sợ hãi điều gì đó là bản năng sẵn có trong mỗi người. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi bị đánh giá, phán xét lại không phải một dạng bản năng.
Thực tế, nỗi sợ bị đánh giá, phán xét được xem là một dạng ám ảnh xã hội. Nói cách khác, nỗi sợ này hình thành do những tác động tiêu cực từ đời sống xã hội của con người.
Khi bạn còn nhỏ, chưa va chạm nhiều với cuộc sống, nỗi sợ này cũng chưa thành hình. Nhưng, theo thời gian, bạn dần trưởng thành và ý thức được những thứ tiêu cực xung quanh mình, đến một thời điểm nào đó, những trải nghiệm bạn tích lũy sẽ tạo nên nỗi sợ bị đánh giá.
Nỗi sợ bị đánh giá, phán xét sẽ lớn mạnh theo thời gian. Nó gây ra không ít hệ lụy xấu cho con người. Tệ hơn là nó còn có thể khiến con người lâm vào hội chứng sợ xã hội.
Sợ bị người khác đánh giá, phán xét không phải điều gì mới mẻ. Theo các kết quả nghiên cứu, nỗi sợ này xuất hiện từ cách nay rất lâu.
Vào thời xa xưa, con người sống thành bầy đàn và chủ yếu tập trung tìm kiếm thức ăn. Sau đó, đời sống xã hội dần phát triển, họ cũng vì vậy mà quan tâm nhiều hơn tới địa vị, danh vọng và cả cái tôi cá nhân.
Quy mô xã hội phát triển, con người cũng tìm đến những nhu cầu ngày càng cao hơn. Thế nhưng, được người khác công nhận luôn là nhu cầu tồn tại trong tâm trí mỗi người.
Quả thực rất khó để bạn ngó lơ những phán xét, đánh giá từ người khác. Chưa kể, xã hội ngày nay dường như lại càng yêu thích việc bàn tán, đánh giá lẫn nhau.
Trong quá trình đàm luận, có người sẽ thực lòng thưởng thức, khen ngợi ưu điểm của người khác. Trái lại, cũng có không ít người tìm đủ mọi cách tâng bốc bản thân và hạ thấp đối phương.
Chính thực trạng này đã tạo nên tâm lý sợ hãi, lo lắng bị phán xét ở con người. Hệ quả là mỗi khi nói hoặc làm gì đó cũng có thể khiến bạn cảm thấy bất an. Bạn lo sợ vì những định kiến hoặc cái nhìn bất hảo từ những người xung quanh.
Việc quá để tâm đến suy nghĩ, tình cảm của người khác có thể khiến bạn phán đoán sai lầm hoặc có những hành động lệch lạc. Bởi vậy, yêu cầu bức thiết với mỗi người là phải khắc phục nỗi sợ bị đánh giá.
Nếu không nỗ lực loại bỏ nỗi sợ này, bạn sẽ khiến nó dần ăn sâu vào tâm trí và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của chính mình.
Xem thêm >>> Đánh giá bản thân là gì? Tại sao phải đánh giá bản thân
Như Quân sư đã nói, lo sợ bị đánh giá, phán xét bởi người khác là một loại ám ảnh xã hội. Nếu bạn để mình bị nó quấn lấy thì rất nhiều hệ lụy tiêu cực có thể xảy ra. Cụ thể:
- Nỗi sợ bị phán xét khiến bạn luôn thấp thỏm, lo âu. Bạn không dám tự mình quyết định bất cứ việc gì hay thể hiện quan điểm của bản thân.
- Vì quá lo lắng bị người khác đánh giá mà bạn luôn nỗ lực làm hài lòng mọi người. Điều này vô hình khiến bạn không thể cảm thấy thoải mái, hạnh phúc.
- Thường xuyên lo trước, lo sau, luôn cố gắng trở nên hoàn hảo trước mặt người khác chỉ làm bạn mất đi lòng tự tin vào chính bản thân. Trong khi đó, những người thiếu tự tin thường khó có thể phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp.
- Không dám đưa ra ý kiến vì lo sợ bị phán xét làm bạn mất đi cơ hội nhận được sự góp ý tích cực từ người khác. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, bạn sẽ dần mất đi niềm tin vào bản thân và cuộc sống.
Có thể thấy, việc sợ hãi bị phán xét sẽ khiến bạn dần thu mình lại và luôn cố gắng làm hài lòng người khác. Nhưng, chín người mười ý, bạn làm sao có thể khiến mọi người đều yêu thích mình. Nếu chạy theo việc làm hài lòng người khác, bạn chính đang bước vào trò chơi mà bạn là kẻ thua cuộc ngay từ khi bắt đầu.
Được nhiều người yêu thích, quý mến là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, bạn cũng không thể khăng khăng vì điều này mà bỏ qua chính mình.
Nếu bạn đang loay hoay không biết phải làm sao để thoát khỏi nỗi sợ bị đánh giá thì một vài bí kíp được Quân sư liệt kê dưới đây sẽ hữu ích với bạn:
Am hiểu thế mạnh cùng những khuyết điểm của bản thân cung cấp cho bạn cơ sở vững chắc để biết lời đánh giá của người khác có đúng hay không.
Nếu đó là lời đánh giá đúng, có thiện chí, bạn nên tiếp thu. Đổi lại, nếu đó chỉ là những lời nói vô bổ, châm chọc, bạn chỉ việc ngó lơ là được. Đừng để những thứ vô ích làm bạn lo âu, phiền muộn.
Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ chính mình hơn bất cứ ai khác. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ những lời nói, việc làm của người khác.
Mỗi người sinh ra đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Không có bất cứ ai là hoàn hảo cả bạn ạ.
Bởi vậy, đừng để sự hoàn hảo trở thành nỗi ám ảnh trong lòng của bạn, cũng đừng quá khắt khe với bản thân hoặc tìm mọi cách che giấu khuyết điểm.
Hãy nhớ, bạn chỉ có thể trưởng thành và thành công hơn khi dám phạm sai lầm. Những lần thất bại sẽ càng làm bạn thêm mạnh mẽ và rút ra nhiều kinh nghiệm sống quý giá.
Ngoài ra, bạn cũng cần học cách đón nhận những ý kiến, lời nhận xét từ người khác. Điều này sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn trong tương lai.
Vì sợ bị phán xét mà không dám đưa ra quan điểm, cũng không dám làm bất cứ điều gì là điều rất tệ hại.
Theo Quân sư, thay vì chọn cách trốn tránh, bạn nên dũng cảm đối mặt với những nhận xét tiêu cực. Mỗi khi nhận được nhận xét tiêu cực từ ai đó, bạn cũng đừng tức giận hay cảm thấy buồn bực.
Thực tế, những lời nhận xét tiêu cực nhưng chân thành lại có thể giúp bạn nhìn rõ những thiếu sót của bản thân để cải thiện. Hơn nữa, việc chấp nhận lời nhận xét còn giúp bạn tăng cường mối quan hệ với mọi người.
Bằng cách đón nhận và không ngừng học hỏi, bạn sẽ dần loại bỏ nỗi sợ bị đánh giá. Trong tương lai, bạn sẽ càng trở nên mạnh mẽ và thành công hơn.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà lời nhận xét, góp ý từ người khác mang tới cho bạn. Nhưng, điều này không có nghĩa tất cả lời nhận xét đều có giá trị.
Vì vậy, bạn chỉ nên chú trọng những lời nhận xét chân thành, có tính xây dựng. Với những lời nói khó nghe, có ý chê bai, khích bác, bạn nên bỏ qua.
Thực tế, nhiều người luôn tự cho mình là đúng. Họ tùy ý đánh giá người khác ngay khi vừa gặp mặt dù chẳng hiểu gì về người đó. Do đó, bạn có thể ghi nhận lời nói của họ nhưng đừng quá để tâm tới.
Điều sau cùng Quân sư muốn nói là, bạn đừng để người khác tùy ý định nghĩa mình, đây là việc chỉ có bạn mới được phép làm.
Có thể bạn quan tâm >>> Công Việc Mơ Ước Của Bạn Là Gì?
Bên cạnh việc làm trong sạch tư tưởng, lối suy nghĩ thì bạn cũng cần chú ý tìm kiếm cho mình những cơ hội phát triển mới.
Bạn nên học cách tập trung vào những việc thực sự quan trọng, có ý nghĩa với mình hơn là tìm kiếm sự công nhận từ người khác hoặc là cố gắng làm hài lòng họ.
Sau đây là một số cách có thể giúp bạn làm điều này tốt nhất:
- Tự hỏi mình xem đâu là điều quan trọng bạn muốn thực hiện trong thời gian tới.
- Hạn chế tiếp xúc với những người có tư tưởng tiêu cực, dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè, người thân và các mối quan hệ đáng quý trọng.
- Sắp xếp không gian sống thoải mái, dễ chịu nhất. Với những đồ vật tiêu cực, bạn nên loại bỏ chúng.
- Kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội, ngừng theo dõi những trang cá nhân chứa nội dung tiêu cực.
- Đừng tự cho rằng mình không tốt, không giỏi giang.
- Luôn nỗ lực cải thiện bản thân mỗi ngày.
Tóm lại, sợ bị đánh giá, phán xét bởi người khác là điều mà ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, bạn có thể học cách đối mặt và vượt qua nỗi sợ hãi này bằng những phương pháp phù hợp.
Mong rằng những gì Quân sư TalentBold vừa chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nỗi sợ bị đánh giá, phán xét. Từ đó, bạn cũng biết cách vượt qua cảm giác sợ hãi để có một sự nghiệp thăng tiến hơn trong tương lai. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet