- 420k
- 1k
- 870
Nhu cầu khách hàng ngày một tăng cao, số lượng doanh nghiệp gia nhập ngành cũng ngày một lớn, để giành được thị phần, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí hoạt động. Kết quả là lượng việc dồn lên mỗi nhân viên cũng tăng lên và bị stress vì KPI công việc quá lớn là điều khó tránh. Không thể loại bỏ stress nhưng chúng ta có thể tìm cách giảm thiểu hoặc khắc phục nguyên nhân gây ra stress, cụ thể thực hiện như thế nào, TalentBold sẽ chia sẻ cùng bạn ngay sau đây.
Để khích lệ tinh thần phấn đấu nỗ lực của nhân viên, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần xây dựng hệ thống KPI nhằm đánh giá công bằng sự cống hiến của mỗi nhân viên. Mặt tích cực là vậy, tuy nhiên, mặt khác, những thang điểm KPI đòi hỏi mỗi nhân viên phải hoàn thành công việc ở mức hoàn hảo mọi khía cạnh, điều mà khó hoặc không thể thực hiện khi lượng công việc mỗi ngày quá lớn.
Theo cuộc khảo sát mà TalentBold đã thực hiện, tình trạng stress trong công việc ở mọi ngành nghề đều ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm. Điều này càng mạnh mẽ hơn ở những ngành hoạt động có yếu tố quốc tế.
>>>> Xem thêm: Đặt mục tiêu quá cao trong sự nghiệp, tôi bị stress nặng
Khi stress công việc tăng cao, xu hướng muốn rời doanh nghiệp để tìm một nơi làm việc ít căng thẳng hơn sẽ xuất hiện. Tuy vậy, thực tế nền kinh tế toàn cầu đều đang phải đối mặt tình trạng này, nên thay vì thay đổi công việc sao bạn không thử áp dụng một số cách sau đây để giảm bớt stress KPI cho mình
a. Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể
Một trong những lý do khiến công việc của bạn luôn tất bật là sự mập mờ về nhiệm vụ mình phải đảm nhận. Từ bảng KPI mà doanh nghiệp xây dựng cho vị trí làm việc của bạn, hãy tự mình liệt kê chi tiết những vấn đề mình phải hoàn thành.
Mỗi vị trí đều có những nhiệm vụ nhỏ xung quanh được cho là đi kèm không đáng kể nhưng thực ra, chính những việc nhỏ đó đã góp phần hao tổn lượng lớn quỹ thời gian làm việc của bạn.
Chủ động từ chối hoặc phản ánh với người quản lý về tình trạng quá tải trong công việc của bạn để những vấn đề nhỏ mà không nhỏ này không còn chiếm thời gian của bạn nữa.
b. Xây dựng mối quan hệ hòa bình nơi công sở
Tranh luận, tranh cãi hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp không còn là việc xa lạ. Nếu bạn cứ giữ tâm trạng khó chịu, bực bội trong lòng, hiệu suất làm việc sẽ giảm sút đáng kể.
Thay vào đó, hãy tìm cách xây dựng mối quan hệ hòa bình với mọi người xung quanh, không cần thân thiết, chỉ cần không làm phiền đến nhau để những tác động tiêu cực không ảnh hưởng đến tâm trí của bạn là cũng đủ giúp bạn giảm thiểu stress trong công việc rồi.
Muốn vậy, bạn hãy :
Tránh xa những cuộc bình luận về tin đồn vô căn cứ
Giữ bí mật những gì được chia sẻ
Hạn chế tiếp xúc với những ai khó giữ bí mật hoặc bạn không cảm thấy tin tưởng
Bảo vệ tài sản và tài liệu công việc an toàn, tránh những mất mát hoặc thất lạc có thể gây nguy hại cho bản đánh giá KPI của bạn…
>>>> Bạn xem thêm: Giảm stress bằng cách nghỉ việc, liệu có hiệu quả?
c. Trực tiếp tham gia cải thiện bảng đánh giá KPI
Thông thường, hệ thống KPI sẽ do ban giám đốc và các trưởng phòng ban bàn thảo và quyết định, nhân viên sẽ chỉ có được nội dung khi kỳ đánh giá bắt đầu. Chỉ một số ít doanh nghiệp sẽ để trưởng phòng về thảo luận, thu thập ý kiến của nhân viên trước khi thống nhất các thang điểm.
Dù là trường hợp nào thì bạn cũng đều có tiếng nói của mình trong việc điều chỉnh các chỉ số, tỷ lệ % đánh giá, nội dung thang điểm nếu thấy chưa phù hợp với công việc thực tế của mình. Bảng đánh giá KPI là quyền lợi của bạn và bạn có quyền đóng góp cải thiện nó.
a. Sắp xếp công việc theo trình tự khoa học
Danh sách công việc của bạn chắc hẳn sẽ có những việc gấp và những việc có thể chờ, hãy ưu tiên những việc gấp trước. Như vậy, bạn sẽ không bị “deadline” (thời hạn cuối) rượt đuổi mình liên tục.
Tâm trạng bị “dí” deadline không thoải mái chút nào, thậm chí, còn buộc bạn phải gác lại những việc khác để xử lý, lúc đó, có thể việc gấp cũng không xong, mà việc không gấp lại đang đến hạn phải hoàn thành.
b. Chấp nhận làm thêm giờ
Không ai muốn mình phải ở lại làm việc khi mọi người đã ra về, bởi lẽ, việc này có thể khiến sếp nghĩ bạn làm việc kém khoa học, đồng thời làm bản thân cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng cần giải quyết việc gấp thì bạn nên nán lại hoàn thành.
Mặc dù bạn có thể để đến sáng mai làm tiếp nhưng biết đâu những sự cố bất khả kháng có thể xảy ra, ví dụ mất điện, mạng internet trục trặc, xe bạn bị hư dọc đường… Nếu vậy, việc thang điểm KPI của bạn còn tệ hơn cả khi bị sếp nghĩ sai về năng lực.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Stress công việc và Cách giải quyết
c. Mất lòng trước, được lòng sau
Một nhân viên khác nghỉ việc, một khách hàng mới vừa ký kết… - đồng nghĩa một lượng công việc mới cần người giải quyết. Và rất có thể, sếp sẽ giao hết cho bạn. Đừng vì cả nể hoặc nghĩ rằng bạn chỉ hỗ trợ một thời gian ngắn, cái gì vào nếp rồi sẽ khó thay đổi được và chưa chắc KPI của bạn sẽ tốt hơn vì sự nỗ lực này.
Hãy thẳng thắn trình bày về lượng công việc quá tải mà bạn đang phải gánh vác, nếu tình hình quá thiếu người, bạn chỉ nên hỗ trợ một phần nhỏ (hãy nêu thật cụ thể phần việc đó) và sẽ bàn giao lại sau 02-03 tuần cho nhân viên đảm nhận mới.
Thực trạng bị stress vì KPI công việc quá lớn đang hiện hữu hàng ngày, ai ai cũng muốn thoát ra khỏi tình trạng này nhưng chưa biết được cách nào phù hợp và hiệu quả. Hy vọng những điều TalentBold chia sẻ hôm nay có thể gợi mở cho mọi người những phương cách phù hợp cho tình trạng stress thực tế của riêng mình.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa