- 420k
- 1k
- 870
Burn out là một trong những trạng thái sức khỏe tiêu cực cả về thể chất lẫn tinh thần. Hiểu rõ burn out là gì, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao sẽ giúp chúng ta tìm ra cách ngăn chặn burn out phát triển quá mức, mau chóng phục hồi sức khỏe, duy trì trạng thái làm việc hiệu quả bền bỉ. Vậy thì chúng ta nên bắt đầu như thế nào? Không cần lo lắng vì đã quân sư TalentBold luôn đồng hành cùng bạn.
MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu khái niệm Burn out
2. Kiệt sức (Burn out) có giống như mệt mỏi mà ta thường nhắc đến?
3. Các giai đoạn tiến triển nguy hiểm của Burn out
4. Dấu hiệu cho thấy Burn out đang dần xuất hiện trong bạn
5. Bí kíp giúp bản thân không gục ngã vì Burn out
Burn out – tạm dịch Kiệt sức – là thuật ngữ phản ánh tình trạng sức khỏe xuống dốc tại nơi làm việc, trong đó sức khỏe tinh thần chịu ảnh hưởng nặng hơn. Hội chứng này gây ra do căng thẳng kéo dài, áp lực quá tải liên tục mà không được phát hiện sớm, không được kiểm soát tốt khiến cho cơ thể càng lúc càng tiều tụy như thể cục sạc bị chai pin vậy, năng lượng nạp vào vừa chậm vừa ít mà hao hụt lại quá nhanh.
Tình trạng burn out khiến cho người lao động mất đi động lực làm việc, khó có thể tập trung hoàn thành nhiệm vụ nhanh và chuẩn xác. Kết quả là hiệu suất làm việc cá nhân ngày một giảm sút, dẫn đến thành tích chung của phòng ban và doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó, không chỉ người lao động lo nghĩ về Burn out mà cả cấp quản lý, lãnh đạo cũng rất chú trọng vấn đề này.
>>> Bạn có thể xem thêm: Áp lực công việc: Đối mặt và vượt qua
Kiệt sức trong từ Burn out cũng là một dạng mệt mỏi nhưng mức độ nặng nề hơn:
Mệt mỏi thông thường chỉ ảnh hưởng đến thể chất hoặc tinh thần, trong khi Kiệt sức (Burn out) tác động đến cả hai khía cạnh này cùng lúc nên toàn bộ khía cạnh sức khỏe đều bị ảnh hưởng.
Mệt mỏi chỉ xuất hiện trong ngắn hạn, nhưng Kiệt sức có thể kéo dài vài tháng. Càng lâu thì nguy cơ chuyển thành bệnh lý rất cao, được gọi là mệt mỏi mãn tính, hay nguy hại hơn là chứng trầm cảm của bệnh thần kinh, cần được điều trị bằng thuốc kéo dài.
Người mệt mỏi sau một ngày nghỉ ngơi đã có thể hồi phục và tiếp tục công việc theo quy trình cũ. Còn người kiệt sức ngoài việc cần nhiều thời gian hồi phục hơn thì họ còn cần phải thay đổi phong cách làm việc, hoặc đề nghị chuyển vị trí công việc để tránh “hồi sinh” những yếu tố gây ra tình trạng Burn out mà họ vừa trải qua.
Ở giai đoạn này không phát sinh bất cứ sự chán nản, mệt mỏi nào cả, ngược lại, cảm xúc lạc quan, năng lượng tràn đầy luôn hiện hữu. Dù phải thực hiện những nhiệm vụ mới lạ, bạn cũng đều cảm thấy hài lòng, nhiệt huyết sáng tạo cho nhiều nhiệm vụ tiếp theo. Điều này giống như bầu trời yên bình trước cơn giông bão vậy.
Bắt đầu rồi đây. Dù tình huống làm cho bạn căng thẳng không nhiều nhưng khi xuất hiện thường sẽ liên tục trong một khoảng thời gian ngắn, đây là lúc bạn cần để tâm đến một số dấu hiệu báo động về thể chất và tinh thần, điển hình như việc hay bị mất tập trung, phạm phải sai sót nhỏ ở những việc đã quá quen thuộc, khó ngủ, không hào hứng với các buổi hẹn café như trước nữa…
Tần suất xuất hiện căng thẳng nhiều hơn, việc thoái khỏi căng thẳng dường như khó khăn hơn vì nó cứ dai dẳng đeo bám bạn. Ở giai đoạn căng thẳng thì trong công việc, cái tốt vẫn nhiều hơn chưa tốt, còn giai đoạn căng thẳng mãn tính thì số lượng cái chưa tốt tăng đáng kể, như việc đi làm trễ, quên trước quên sau, không biết nên bắt đầu công việc nào trước, trễ deadline hoàn thành nhiệm vụ liên tục…
Vì có nhiều điều không như ý và bạn không biết nên xoay xở thế nào cho tốt nên tâm lý của bạn trong giai đoạn này cũng có nhiều chuyển biến tiêu cực. Dễ tức giận, dễ bị cáu gắt với đồng nghiệp, nét mặt cau có khó chịu thường trực hơn khiến cho mối quan hệ trong công sở và cả trong gia đình trở nên xung đột nhiều hơn.
Bước sang giai đoạn này là đã chạm ngưỡng giới hạn của bản thân, những vấn đề trong công việc với nhiệm vụ nhiều, yêu cầu cao, thời gian có hạn, lại thêm tâm trạng bất ổn khiến bạn sợ hãi khi nghĩ về công việc nhưng vẫn phải tiếp tục vì thời hạn hoàn thành không cho phép dừng lại.
Bạn làm việc trong trạng thái sức khỏe gắng gượng, mệt mỏi và sợ hãi. Những giấc ngủ không còn bình yên nữa khi mà hình ảnh làm việc hối hả, lo sợ sai sót xuất hiện cả trong giấc mơ. Thức giấc thì vừa mệt mỏi tinh thần lại vừa khó chịu về thế chất vì những cơn đau đầu, đau bao tử, rối loạn tiêu hóa… cứ rủ nhau kéo đến.
Nếu không kịp thời giải quyết Burn out thì dù không mong muốn, tình trạng Burn out mãn tính vẫn xảy đến, trở thành một thể gắn kết trong cuộc sống của bạn dẫn đến những bệnh lý tâm lý, thần kinh nguy hiểm như rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng… Thể chất và tinh thần không thể tự tìm lại trạng thái cân bằng mà phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ tâm lý và thuốc đặc trị kéo dài. Khi đó, rất có thể nhân viên Burn out buộc phải tạm dừng công việc để tránh những thiệt hại cho bản thân và tổ chức, đồng thời cũng để cơ thể có thể nghỉ ngơi hoàn toàn, giúp sức khỏe mau chóng hồi phục.
Để tránh đối mặt với hệ lụy nguy hại của Burn out hay Burn out mãn tính thì ngay khi Burn out nhen nhóm phát triển, chúng ta phải tìm cách khắc phục ngay và luôn. Vấn đề này có thể nhận biết điều này thông qua các dấu hiệu sau:
Cơ thể như mất sức, lúc nào cũng cảm thấy mệt dù không bị cảm mạo gì cả
Chán ăn, những món yêu thích trước đây cũng trở nên không hợp khẩu vị
Đau đầu, đau cơ thường xuyên hơn
Thức khuya, khó ngủ, hay thức giấc, hay mơ thấy ác mộng (đặc biệt là ác mộng liên quan đến công việc)
Mất động lực, hoàn thành cho xong công việc, không mặn mà sáng tạo, cải tiến
Không nhiệt tình nói cười, đùa vui cùng đồng nghiệp, chỉ giao tiếp khi công việc cần
Tự ti, không hài lòng về nhiều mặt, nghi ngờ năng lực làm việc của bản thân,
Cảm giác cô đơn, lạc lõng dù đang ở giữa đám đông
Xa cách xã hội, không muốn hẹn hò, ngay cả chat trực tuyến cũng không, chỉ muốn ở một mình
Lười biếng thực hiện những việc thường nhật, né tránh càng nhiều trách nhiệm càng tốt
Dễ nổi giận, cáu gắt, bực tức ở nơi làm việc dù đó chỉ là những phát sinh nhỏ ngoài kế hoạch
Giai đoạn Burn out vừa nhen nhóm, bạn đã phát hiện và có ý thức khắc phục ngay thì thật sự rất may mắn, vì lúc này, mức độ ảnh hưởng chưa lớn nên cách thức giải quyết cũng đơn giản hơn:
Burn out chính là biểu hiện quá tải của thần kinh, vì vậy, thời điểm này, mọi cuộc hẹn không cần thiết hãy tạm gác lại. Ưu tiên cho bản thân thời gian nghỉ ngơi để não bộ có thể giải tỏa những áp lực mà công việc công sở trong ngày mang lại.
Năng lượng lành mạnh chính là một phần không thể thiếu để chống lại Burn out nhưng ắt hẳn thời gian qua những bữa ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, caffein, rượu bia… đã chiếm trọn thực đơn của bạn. Ăn uống lành mạnh, đủ chất, chia nhiều bữa nhỏ sẽ bổ sung nguồn dinh dưỡng giá trị cho cả não bộ, cơ bắp, tim mạch…
Duy trì ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Buổi tối nên đi vào giấc ngủ trước 11 giờ đêm là tốt nhất. Loại bỏ thói quen thức khuya bằng cách tắt điện thoại trước 10 giờ đêm, không ăn tối quá no, trước khi ngủ 4 tiếng chỉ uống nước lọc, sắp xếp nơi giường ngủ thông thoáng, thoải mái để bản thân dễ đi vào giấc ngủ ngon và sâu.
Trường hợp đã rơi vào giai đoạn Burn out rồi (dù là vô tình hay buộc phải như vậy) thì bạn cần nhanh chóng chặn đứng trước khi hội chứng bước sang giai đoạn Burn out mãn tính.
Trước hết bạn phải hiểu rõ bản thân đang rơi vào hội chứng Burn out nguy hiểm. Ý thức được điều này, bạn mới hiểu rõ bản thân đang trong tình trạng báo động, cần gấp rút khắc phục. Có như vậy, bản thân mới nỗ lực thúc đẩy hành động một cách triệt để.
Thẳng thắn chia sẻ với quản lý về những vấn đề bạn gặp thời gian gần đây, từ kết quả công việc không như mong đợi, đến những toa thuốc trị liệu hay tình trạng sức khỏe uể oải thiếu tập trung… Sếp có thể sẽ đề nghị bạn nghỉ ngơi, nếu không, bạn hoàn toàn có thể chủ động xin nghỉ phép 1 – 2 ngày, cho não bộ hoàn toàn thư giãn.
Trong thời gian nghỉ ngơi, không phải bù đầu vào công việc, bản thân hãy nhìn lại tổng thể mọi việc, tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống khi bạn quay trở lại với công việc sau kỳ nghỉ phép. Sự thay đổi không nhất thiết phải quá phức tạp, có thể chỉ là:
Tìm một lớp yoga dạy theo giờ linh hoạt, khi nào tinh thần căng thẳng thì cuối ngày, bạn đến đăng ký học vài tiếng để thư giãn, hít thở sâu, cân bằng lại tâm trạng.
Ghi lại số điện thoại nơi bán cơm trưa gần công ty, có giao tận nơi, như vậy, chi phí ăn trưa không thay đổi nhiều mà bạn lại có thêm thời gian chợp mắt ngủ trưa một chút.
Năng lực chuyên môn tốt nhưng năng lượng làm chuyên môn thì có giới hạn. Vì vậy, đừng quá tham công tiếc việc, ai giao gì nhờ gì cũng làm, hãy học cách từ chối khi cần thiết bằng những lý do hết sức chính đáng như việc bạn còn cả đống hồ sơ trên bàn cần giải quyết trong ngày.
Burn out là trạng thái kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần mà người lao động ngày nay thường phải đối mặt. Nếu không được quan tâm khắc phục sớm, rất có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm về tinh thần, kéo theo sự hao mòn về thể chất. Vì vậy, quân sư TalentBold khuyên bạn khi Burn out có dấu hiệu xuất hiện phải nhanh chóng xử lý ngay, thà dừng lại một chút rồi tiếp tục tiến xa và nhanh, còn hơn gắng gượng tiếp vài chặng rồi phải dừng lâu dài.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet