- 420k
- 1k
- 870
Tuyển dụng là một trong những chức năng chính mà các bộ phận nhân sự phải đảm nhận. Tuy nhiên hiện nay, khi thị trường nhân lực ngày một cạnh tranh khốc liệt hơn, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp trong nước cũng dần lớn mạnh, để tránh stress công việc phát sinh cũng như chuyên môn hóa công tác tuyển dụng, yêu cầu tách bộ phận tuyển dụng thành một phòng ban độc lập càng trở nên cấp thiết. Cụ thể các doanh nghiệp nào có riêng bộ phận tuyển dụng? TalentBold sẽ giải đáp ngay trong bài viết này.
Việc kết hợp hai bộ phận này chung với nhau sẽ giúp giải số phòng ban tại doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí hoạt động và nhân sự làm việc, tuy vậy, khi tình hình doanh nghiệp hiện hữu những thực trạng sau thì việc tách riêng hai bộ phận luôn là giải pháp tối ưu cần triển khai ngay:
Khối lượng ứng viên cần tuyển dụng quá lớn đòi hỏi sự tập trung tìm kiếm nguồn ứng viên chuyên sâu, điển hình như ngành sản xuất may mặc hay da giày.
Nếu để phòng nhân sự đảm đương cùng lúc, số lượng ứng viên cần tuyển có thể đáp ứng, tuy nhiên, chất lượng ứng viên trúng tuyển, thời gian hoàn thành tuyển dụng, chi phí tuyển dụng … đều sẽ không đáp ứng kỳ vọng của ban lãnh đạo.
>>>> Xem thêm: Bộ phận tuyển dụng làm những công việc gì?
Doanh nghiệp phát triển quy mô hoạt động đồng nghĩa hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ được thiết lập ở nhiều địa phương, thậm chí nhiều quốc gia khác nhau. Nhiệm vụ tuyển dụng nhân sự lúc này đòi hỏi khả năng linh hoạt và sự tập trung tìm hiểu thị trường lao động mỗi nơi, đồng thời gắn kết mối liên hệ đa dạng nguồn ứng viên. Do vậy, một bộ phận tuyển dụng chuyên trách chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu.
Nhân lực chính là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp. Thị trường nhân lực ngày nay lại là một thị trường mở với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ trực tuyến, việc ứng viên tìm thấy nhiều nhà tuyển dụng cùng lúc và có sự so sánh lựa chọn không còn là chuyện khó khăn nữa.
Chính yếu tố này đã thức tỉnh các doanh nghiệp trong cuộc chạy đua tuyển dụng nếu không muốn bị vụt mất ứng viên giỏi, tài năng vào tay những đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, một bộ phận tuyển dụng riêng biệt sẽ có sự tập trung chuyên môn cao nhất, vận dụng kỹ năng tuyển dụng giỏi nhất và mang lại nhiều nhân sự tài năng nhất.
Việc gắn kết hai bộ phận trong cùng phòng nhân sự sẽ khiến trưởng phòng nhân sự phải chú trọng quá nhiều khía cạnh, không chuyên tâm cho việc phát triển hệ thống tuyển dụng, dẫn đến sự trì trệ, chất lượng tuyển dụng kém, nhân viên thay đổi liên tục…
Việc tách riêng bộ phận tuyển dụng với sự quản lý chuyên nghiệp của trưởng bộ phận chính là giải pháp chuyên môn hóa tuyển dụng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Để giảm stress công việc cho phòng nhân sự, bộ phận tuyển dụng sẽ được tách riêng tại nhiều loại hình doanh nghiệp nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu suất tuyển dụng nhân sự theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Theo sự tổng hợp của TalentBold, các doanh nghiệp sau đây áp dụng phổ biến nhất hình thức này:
Với khả năng tài chính mạnh cùng quy mô hoạt động đa vùng miền, đa quốc gia, những doanh nghiệp, tập đoàn lớn luôn hiện hữu nhu cầu tuyển dụng lượng lớn ứng viên trong phạm vi địa lý rộng lớn.
Vì vậy, họ luôn cần một bộ phận tuyển dụng chuyên trách vấn đề tìm kiếm và sàng lọc ứng viên hiệu quả nhất, đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh không bị đình trệ hoặc ảnh hưởng, ngay cả khi có sự biến động nhân sự mạnh trong nhất thời.
Rất nhiều nguồn ứng viên được tiếp cận nên việc tìm ứng viên không khó, nhưng để có được ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng thật sự không hề đơn giản, đặc biệt những ngành có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn như lập trình viên, nghiên cứu công nghệ…
Nhiều doanh nghiệp phải “săn” ứng viên dự phòng ngay cả khi chưa có nhu cầu tuyển dụng thêm đủ cho thấy mức độ khó tìm ứng viên chất lượng. Vì vậy, để không bị động trong vấn đề nhân sự, các doanh nghiệp này sẽ thiết lập bộ phận tuyển dụng riêng biệt, chịu trách nhiệm chính về chất lượng và tiến độ tuyển dụng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của bộ phận tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có tính chất thời vụ, do vậy, việc bổ sung nhân lực vào thời gian cao điểm hoặc theo tiến độ hợp đồng ký kết rất quan trọng nếu không muốn bị đối tác phạt hợp đồng.
Đó là lý do họ cần một đội ngũ chuyên trách trong việc tổng hợp thông tin đơn hàng, nghiên cứu việc điều động bổ sung nhân lực sao cho tiết kiệm chi phí nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc như mong đợi.
Kết hợp hai phòng ban chung thì ngân sách tuyển dụng sẽ được tính trong ngân sách phòng nhân sự. Với những doanh nghiệp đang muốn tối ưu hóa chi phí thì việc nghiên cứu giải pháp cho từng nhóm đơn bị, bộ phận nhỏ sẽ là định hướng thực hiện.
Trong khía cạnh nhân sự, việc tách ngân sách của bộ phận tuyển dụng thành một nguồn độc lập để kiểm soát và điều chỉnh là điều mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Vấn đề liên quan đến tài chính khá nhạy cảm, do vậy, để hiệu quả đạt được cao nhất, đồng thời không gây ảnh hưởng tâm lý làm việc của phòng nhân sự, doanh nghiệp sẽ tách bộ phận tuyển dụng thành một bộ phận độc lập.
Mới nhìn vào, việc tách riêng bộ phận tuyển dụng có thể khiến doanh nghiệp phải thêm chi phí nhân sự và quản lý, tuy nhiên, từ những phân tích mà TalentBold đề cập trên đây, chúng ta có thể thấy, các doanh nghiệp nào có riêng bộ phận tuyển dụng đều có những lý do chính đáng của riêng mình. Việc tách bộ phận này luôn mang đến lợi ích cao hơn so với những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ thêm ra, không chỉ ở hiện tại mà cả tương lai lâu dài về sau.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa