- 420k
- 1k
- 870
Chúng ta đã quá quen thuộc với khối A, khối B, khối C, khối D nhưng ít ai biết hiện tại còn một khối thi đặc biệt nữa, đó là khối K. Để giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc về khối thi này, quân sư TalentBold đã gửi đến bài viết học khối K và các ngành nghề phù hợp. Chúng ta cùng theo dõi nhé.
MỤC LỤC:
1- Khối K có những đặc điểm gì?
2- Tổ hợp môn thi khối K
3- Định hướng nghề nghiệp cho khối K
4- Các trường đại học tuyển sinh khối K
5- Mức lương của một số ngành nghề khối K
6- Lưu ý khi chọn ngành nghề khối K
>>> Xem thêm: Việc làm Sản xuất
Khối K không phải là khối thi chính thức dành cho học sinh ngay sau khi hoàn thành chương trình cấp 03. Đây là khối Liên thông đại học dành cho các ngành kỹ thuật, nghĩa là chỉ những bạn đã tốt nghiệp
Cao đẳng
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung học chuyên nghiệp
nay muốn học lên chương trình đại học cùng chuyên môn kỹ thuật thì mới đủ tư cách dự thi.
Hồ sơ tuyển sinh khối K sẽ dùng chung mẫu với tuyển sinh Đại học, cao đẳng do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, được Sở giáo dục và đào tạo địa phương phát hành. Kèm theo bản sao có công chứng một trong các văn bằng đúng chuyên môn kỹ thuật đăng ký dự thi:
Bằng tốt nghiệp Cao đẳng
Bằng Trung học nghề
Bằng Trung học chuyên nghiệp (nếu thi khối K – 3/7)
>>> Bạn có thể xem thêm: Học khối A và tổng hợp các ngành nghề phù hợp
Môn thi khối K không nhiều như tổ hợp môn thi các khối khác, thường gồm môn Toán, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành mà thí sinh đã tốt nghiệp. Cụ thể tổ hợp môn thi khối K như thế nào đều sẽ do trường tuyển sinh khối K quy định, như vậy, mỗi trường sẽ có những tổ hợp môn thi khác nhau, thí sinh thi vào trường nào cần hỏi đúng trường đó.
Ví dụ tổ hợp môn thi khối K ở 03 trường tiêu biểu sau đây sẽ giúp chúng ta thấy rõ đặc điểm này:
Trường |
Ngành học |
Tổ hợp môn thi / xét tuyển khối K |
||
Môn 1 |
Môn 2 |
Môn 3 |
||
Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM |
Công nghệ chế tạo máy |
Toán |
Dung sai đo lường |
Cơ sở công nghệ chế tạo |
Công nghệ kỹ thuật ô tô |
Lý thuyết ô tô |
Nguyên lý động cơ đốt trong |
||
Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử |
Mạch điện |
Cung cấp điện |
||
Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông |
Mạch điện |
Kỹ thuật số |
||
Kế toán |
Nguyên lý kế toán |
Kế toán tài chính |
||
Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định |
Công nghệ thông tin |
Toán cao cấp |
Cấu trúc dữ liệu |
Cơ sở dữ liệu quan hệ |
Công nghệ chế tạo máy |
Vẽ kỹ thuật |
Máy cắt kim loại |
||
Công nghệ kỹ thuật ô tô |
Vẽ kỹ thuật |
Lý thuyết và kết cấu ô tô |
||
Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử |
Mạch điện |
Điện tử công suất |
||
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa |
Mạch điện |
Trang bị điện |
||
Kế toán |
Kinh tế vi mô |
Kế toán |
||
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh |
Công nghệ kỹ thuật ô tô |
Toán (chủ yếu Toán lớp 12) |
Vẽ kỹ thuật |
Động cơ đốt trong |
Công nghệ chế tạo máy |
Vẽ kỹ thuật |
Công nghệ chế tạo máy |
||
Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử |
Lý thuyết mạch |
Cung cấp điện |
||
Công nghệ kỹ thuật cơ khí |
Vẽ kỹ thuật |
Bảo trì, bảo dưỡng công nghiệp |
||
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa |
Lý thuyết mạch |
Điều khiến tự động |
||
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông |
Kỹ thuật mạch điện tử |
Xử lý số tín hiệu |
||
Kế toán |
Nguyên lý kế toán |
Kế toán tài chính doanh nghiệp |
Việc lựa chọn thi liên thông đại học cần có sự tương đồng giữa ngành kỹ thuật đã học và ngành kỹ thuật muốn thi vào. Vì vậy, việc cân nhắc lựa chọn ngành thi khối K sẽ đỡ vất vả hơn các khối khác.
Danh sách ngành nghề khối K phổ biến bao gồm:
Nhóm ngành |
Ngành học |
Cơ khí |
Cơ khí chế tạo máy |
Cơ khí động lực |
|
Công nghệ hàn |
|
Điện – điện tử |
Kỹ thuật điện |
Kỹ thuật điện tử, viễn thông |
|
Kỹ thuật điện, điện tử |
|
Điện công nghiệp |
|
Điện tử |
|
Nghệ thuật |
Điêu khắc |
Hội hoạ |
|
Mỹ thuật |
|
Mỹ thuật công nghiệp |
|
Đồ họa vi tính |
|
Thiết kế thời trang |
|
Đồ hoạ ứng dụng; Đồ hoạ đa phương tiện; Trang trí nội thất |
|
Nhiếp ảnh |
|
Thiết kế Nội Ngoại thất |
|
Công nghệ |
Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng, đồ họa …) |
Công nghệ May |
|
Công nghệ Kỹ thuật ô tô |
|
Kỹ thuật nhiệt lạnh |
|
Kinh tế |
Quản trị kinh doanh |
Kế Toán |
|
Tài Chính- Ngân Hàng |
|
Kế toán |
|
Hệ thống thông tin kinh tế |
|
Giao thông – Kiến trúc |
Kinh tế xây dựng |
Xây dựng cầu đường |
|
Xây dựng dân dụng và công nghệ |
|
Quản lý xây dựng |
|
Kỹ thuật hạ tầng đô thị |
|
Cấp thoát nước |
|
Sư phạm |
Sư phạm Hóa |
Sư phạm Họa – Kinh tế gia đình |
|
Sư phạm Họa Giáo dục Công dân |
|
Sư phạm Mĩ thuật |
|
Sư phạm Mĩ thuật – Công tác đội |
|
Sư phạm Mĩ thuật - Giáo dục Công dân |
|
Giáo dục mầm non |
|
Sư phạm ngữ văn |
|
Sư phạm lịch sử |
|
Sư phạm tiếng Anh |
|
Giáo dục thể chất |
|
Giáo dục tiểu học |
|
Giáo dục đặc biệt |
Trong số các ngành học khối K, những ngành kỹ thuật về máy móc, công nghệ có cơ hội việc làm lớn nhất. Nhu cầu tuyển dụng cao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, thậm chí còn có cơ hội xuất khẩu lao động ở những nước công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Ngoài ra, thí sinh thi khối K phần lớn đều đã đi làm thực tế, đã nắm rõ quy trình làm việc nên dù là ở lại công ty cũ, hay tìm kiếm công việc mới đều thuận lợi hơn các sinh viên mới tốt nghiệp ở các khối khác.
Dưới đây là những vị trí công việc đang khát nhân lực, dễ tìm việc với mức lương cao:
Nhóm ngành |
Vị trí công tác tương lai |
Cơ khí chế tạo máy |
Kỹ sư thiết kế cơ khí |
Chuyên viên QA cơ khí |
|
Kỹ sư bảo dưỡng hệ thống cơ khí |
|
Điện – điện tử |
Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì |
Thiết kế hệ thống điện công nghiệp và dân dụng |
|
Nhân viên lắp ráp linh kiện điện tử |
|
Đồ họa |
Chuyên viên thiết kế đồ họa vi tính |
Đồ hoạ ứng dụng |
|
Thiết kế đồ họa đa phương tiện |
|
Trang trí nội thất, ngoại thất |
|
Công nghệ kỹ thuật ô tô |
Chuyên viên lắp ráp ô tô |
Kỹ sư kiểm tra chất lượng (QA / QC) |
|
Sửa chữa ô tô |
|
Quản trị kinh doanh |
Chuyên viên hành chính – nhân sự |
Kế toán – Kiểm toán |
|
Nhân viên xuất nhập khẩu |
|
Xây dựng cầu đường |
Kỹ sư xây dựng |
Hạch toán chi phí xây dựng |
|
Giám sát tiến độ thi công |
|
Sư phạm |
Giáo dục mầm non |
Giáo viên ngoại ngữ |
|
Giáo viên trường giáo dục đặc biệt |
Mặc dù là khối thi thiên về kỹ thuật nhưng các bạn nữ hoàn toàn có thể ứng tuyển, dù là ngành cơ khí, công nghệ thông tin, hay điện – điện tử, không nhất thiết chỉ chọn những ngành cần sự khéo léo tỉ mỉ như nghệ thuật hay sư phạm.
Quân sư khẳng định khối K hoàn toàn không có giới hạn về mặt giới tính khi đăng ký tuyển sinh. Tuy nhiên, do đặc thù công việc kỹ thuật ít nhiều đều cần sức lực tốt nên nhà tuyển dụng thường ưu tiên chọn nam đi công trình, còn nữ sẽ làm việc tại xưởng hoặc văn phòng.
Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Học viện ngân hàng
Học viện tài chính
Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
Đại học Thủ đô Hà Nội
Đại học Sư phạm Thái Nguyên…
>>> Bạn có thể quan tâm: Học khối B và tổng hợp các ngành nghề phù hợp
Đại học Huế:
Trường Đại học Kinh tế
Trường Đại học Sư phạm
Trường Đại học Nghệ thuật
Trường Đại học Ngoại ngữ
Khoa Kỹ thuật và công nghệ …
Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Bách khoa
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
Trường Đại học Kinh tế
Trường Đại học Ngoại ngữ
Trường Đại học Sư phạm …
Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Sư phạm TP.HCM
Đại học Bách Khoa
Đại học Tài chính – Marketing
Đại học Kiến trúc
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
Đại học Ngân hàng TP.HCM
Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Đại học Nông lâm TP.HCM
Đại học Nguyễn Tất Thành…
>>> Bạn có thể tham khảo: Học khối C và tổng hợp các ngành nghề phù hợp
Dưới đây là mức lương một số công việc mà các bạn tốt nghiệp khối K sẽ
Ngành học |
Vị trí công việc |
Mức lương cứng (triệu đồng /tháng) |
Sư phạm |
Giáo viên ngoại ngữ |
7,2 – 13,4 |
Giáo viên mầm non |
7,7 - 10 |
|
Giáo viên tiểu học |
7,5 – 12,1 |
|
Kế toán |
Kế toán tổng hợp |
9,5 - 13 |
Kế toán kho |
8,3 – 9,5 |
|
Kế toán công nợ |
7,9 - 11 |
|
Tài chính – Ngân hàng |
Giao dịch viên |
8,7 – 9,4 |
Nhân viên tín dụng |
7,9 – 10,4 |
|
Kế toán ngân hàng |
7,5 – 10,2 |
|
Xây dựng |
Kỹ sư xây dựng |
10,6 – 15,8 |
Giám sát xây dựng |
10,7 – 16,8 |
|
Kế toán xây dựng |
8,9 – 16,9 |
|
Cơ khí – Điện – Điện tử |
Kỹ sư cơ khí |
9,3 – 11,3 |
Kỹ sư cơ điện |
10,7 – 15,6 |
|
Kỹ sư thiết kế hệ thống điện |
9,8 – 16,2 |
Khối K là khối thi Liên thông đại học nên thí sinh phải chọn liên thông đúng chuyên ngành mà bản thân đã tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp.
Một số trường tuyển sinh khối K sẽ cho phép sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khác tham gia dự thi, nhưng thí sinh phải hoàn tất học bổ sung môn trước khi hết hạn nộp hồ sơ.
Các khóa luyện thi khối K do trường đào tạo tổ chức vừa giúp sinh viên ôn lại kiến thức đã học, vừa khoanh vùng trọng tâm nội dung học. Các bạn thí sinh vẫn có thể tự ôn tập ở nhà nếu trước đây bạn tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp tại cùng trường (nhiều trường vừa đào tạo nhiều bậc học khác nhau), còn nếu tốt nghiệp khác trường thì quân sư khuyên bạn nên tham gia luyện thi.
Hầu hết các bạn sau khi tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp sẽ đi làm một thời gian sau đó mới thi khối K để liên thông lên đại học. Chương trình đào tạo khối K có lịch học đa dạng, tùy theo quy định của trường đào tạo, có trường dạy ban ngày, có trường dạy ban đêm, hoặc có trường sẽ dồn học tập trung trong một khoảng thời gian. Vì vậy các bạn thí sinh thi khối K cần cân nhắc xem bản thân có muốn vừa học vừa làm hay sẽ tập trung học rồi xin việc lại sau.
Học khối K và các ngành nghề phù hợp đã được quân sư TalentBold chia sẻ cặn kẽ. So với các khối khác, thí sinh khối K dễ dàng hơn trong việc chọn ngành, nhưng bù lại tổ hợp môn thi mang tính chuyên sâu nghiệp vụ cao hơn, và lịch học cũng là yếu tố cần được cân nhắc.
-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn ảnh: internet