maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cho người hướng nội

Cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cho người hướng nội

Hiện nay, hầu hết các công ty thiết kế không gian theo phong cách mở để giúp các nhân viên hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc. Tuy nhiên đều này lại trở thành ác mộng bởi họ ngại giao tiếp và tiếp xúc với mọi người. Điều đó có khả năng dẫn đến sự cô lập, xá lánh của đồng nghiệp đối với họ. Vì vậy, hôm nay quân sư TalentBold sẽ chia sẻ những cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cho người hướng nội để cuộc sống văn phòng “dễ thở” hơn

MỤC LỤC
1 - Các kiểu người hướng nội thường thấy
 
 1.1. Hướng nội xã hội (Social Introvert)
   1.2. Hướng nội suy nghĩ (Thinking Introvert)
   1.3. Hướng nội lo lắng (Anxious Introvert)
   1.4. Hướng nội chậm rãi (Restrained Introvert)
2 - Cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cho người hướng nội 
     2.1. Tìm kiếm những điềm chung
     2.2. Xây dựng mối quan hệ ngoài công việc
     2.3. Làm việc nhóm
     2.4. Tận dụng kĩ năng lắng nghe

Tuyển dụng
>>>> Xem thêm: Top 04 công việc dành cho người hướng nội

1 - Các kiểu người hướng nội thường thấy 

Những người mang tính cách hướng nội được biết đến với tính cách trầm lắng, nhạy cảm với tiếng ồn hay ngại giao tiếp với người lạ, thích không gian riêng tư, lo lắng khi ở chốn đông người. Tuy nhiên họ cũng có nhiều kiểu khác nhau và một số dễ bị nhầm với người hướng ngoại. Họ được chia thành một số kiểu sau dựa trên tính cách và suy nghĩ:

1.1. Hướng nội xã hội (Social Introvert) 

Đây là nhóm người hướng nội dễ bị nhầm lẫn là người hướng ngoại nhất bởi vẻ ngoài thoải mái, tự tin trong những hoạt động đông đúc, tuy nhiên họ chỉ thực sự tận hưởng trong thế giới riêng của họ hơn là việc tiếp xúc với nhiều người. Nhóm này chỉ thực sự cảm thấy thoải mái khi tham dự buổi tụ tập với những người bạn thân thiết, họ sẽ náo nhiệt và hăng hái khi ở cạnh những người mà họ gần gũi. Những người này ngại thay đổi công việc, chỗ làm mới thậm chí là những quán ăn quen thuộc

1.2. Hướng nội suy nghĩ (Thinking Introvert) 

Họ là những người dành nhiều thời gian để suy nghĩ cân nhắc trước khi đưa ra hành động nào đó. Người hướng nội suy nghĩ thường dành nhiều thời gian để mơ mộng và đắm chìm vào những suy nghĩ tưởng tượng của mình. Khác với người hướng nội xã hội thì kiểu người này suy nghĩ thiếu thực tế hơn. Họ không thoải mái khi tiếp xúc và giao tiếp, cũng không nhiều bạn bè. Mặc dù vậy đây là nhóm người có trí tưởng tượng phong phú cùng khả năng sáng tạo tốt. 

thinking introvert

1.3. Hướng nội lo lắng (Anxious Introvert) 

Trong khi hai kiểu trên thích sự riêng tư và yên tĩnh thì người hướng nội lo lắng có xu hướng lảng tránh những cuộc giao tiếp, tiếp xúc. Họ dễ lo lắng và bị tổn thương do sự tự ti trong kỹ năng giao tiếp của mình. Giống như người hướng nội xã hội, họ thường có những suy nghĩ của riêng mình, nhưng khác là người hướng nội suy nghĩ thì chìm vào tưởng tượng trong thế giới riêng còn những người thuộc nhóm hướng nội lo lắng lại đắn đó với những suy tư và dễ bị ám ảnh. Sự trầm tư đó sẽ dễ dẫn đến day dứt và bồn chồn không yên

1.4. Hướng nội chậm rãi (Restrained Introvert) 

Khác hoàn toàn với những kiểu hướng nội đã đề cập phía trên, người hướng nội chậm rãi thường suy nghĩ kì trước khi nói hay hành động. Họ là tuýp người cẩn thận, tỉ mỉ, tránh để người khác bị tổn thương bởi lời nói hay hành động của chính mình. Vì vậy ngoại hình của họ có phần chậm chạp và thiếu sức sống.

Mội người mang tính cách hướng nội không thể sở hữu hoàn toàn cả 4 tính cách trên mà chỉ thiên về một tính cách nào đó nhiều hơn. Nhưng nhìn chung cả 4 kiểu hướng nội này đều ngại tiếp xúc, không thích đám đông và cảm thấy thoải mái nhất khi được tự do và đơn độc. Để biết chính xác mình là thuộc kiểu nào, bạn có thể tham gia các khảo sát, trắc nghiệm để đánh giá rõ hơn. 

người hướng nội
>>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng ngoại là gì? Định hướng nghề nghiệp cho người hướng ngoại

2 - Cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cho người hướng nội 

Mặc dù người mang tính cách hướng nội thường thích sự tự do và không thích giao tiếp, tiếp xúc, bạn bè cũng rất hạn chế, tuy nhiên trong môi trường làm việc không thể nào tránh khỏi những tình huống cần có sự giao tiếp như làm việc nhóm hay trò chuyện. Vì vậy dưới đây là một số cách giúp bạn duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp để không bị bỏ rơi cũng như cô lập chốn công sở.

2.1. Tìm kiếm những điềm chung 

Những việc làm hấp dẫn

Kế toán Nội bộ hoặc Kế toán Tổng hợp

TP.HCM Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Kế toán Tổng hợp

TP.HCM Giáo dục/Đào tạo/Thư viện

Kế Toán Trưởng (Sản Xuất)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Sản Xuất

Manager of Finance and Accounting

TP.HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Kế Toán Tổng Hợp (Tiếng Trung)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Bạn có xu hướng tìm kiếm những mối quan hệ bền chặt và sâu sắc. Vì vậy việc tìm kiếm điểm chung với những người đồng nghiệp chắc chắn là một lựa chọn không tồi khi muốn gắn kết với họ. Tất nhiên điều này không thể ngày một ngày hai có thể tìm hiểu được mà chỉ có thể tìm hiểu thông qua các cuộc trò chuyện hay quá trình làm việc nhóm, cùng tham gia vào một dự án, thậm chí là việc đi ăn trưa cùng động nghiệp.

Nếu bạn ngại khi mở đầu cuộc trò chuyện, hãy tìm hiểu những thông tin của họ qua mạng xã hội, tìm những điểm chung của bạn và họ thông qua những dữ liệu này để bắt chuyện dễ dàng hơn.

2.2. Xây dựng mối quan hệ ngoài công việc 

Nếu mối quan hệ của bạn chỉ xoay công việc thì sẽ không thể hoàn toàn kết nối với đồng nghiệp mà thay vào đó hãy mở lòng hơn. Sau giờ làm việc hãy tham gia những buổi tụ họp hay những buổi tiệc tùng nhỏ để tăng cường tình cảm với đồng nghiệp hơn nữa 

Bạn có thể giao tiếp với họ không phải chỉ ở công ty mà có thể trò chuyện với họ trên mạng xã hội. Điều này vừa giúp bạn ngại giải tỏa bớt căng thẳng khi phải nói chuyện đối mặt, khiến bạn thoải mái chia sẻ những suy nghĩ của mình với đối phương.

người hướng nội xây dựng công việc

2.3. Làm việc nhóm 

Nếu bạn chưa tự tin giao tiếp hay bắt chuyện trước thì giải pháp cực kì hữu hiệu chính là làm việc nhóm, cùng tham gia vào những dự án. Điều này bắt buộc mọi người trong nhóm phải giao tiếp để xây dựng ý kiến cũng như hoàn thành công việc nhanh nhất.

Bạn không cần phải nói quá nhiều mà chỉ cần tập trung hoàn thành tốt công việc của mình, phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp thì họ và bạn sẽ phần nào có sự gắn kết hơn vì hầu hết mọi người đều muốn kết thân với những người làm việc tốt và phối hợp tốt với mình. Qua đó bạn sẽ tự động hòa nhập hơn với mọi người trong công ty.

2.4. Tận dụng kĩ năng lắng nghe 

Nếu bạn thường giao tiếp không tốt vậy nên hãy trở thành người giỏi lắng nghe. Lắng nghe cũng là một trong những kĩ năng giúp bạn gắn kết hơn với đồng nghiệp. Thay vì hoạt ngôn giao tiếp, bạn có thể tập trung lắng nghe với thái độ thiện chí.

Hầu hết mọi người đều thích những người biết lắng nghe câu chuyện mà họ chia sẻ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn phải nghe ngóng từ mọi phía mà chỉ cần tập trung lắng nghe câu chuyện mà ai đó muốn chia sẻ với bạn. Không vì lắng nghe mà trở thành tọc mạch vào những việc không liên quan đến mình, tránh những thị phi không đáng có.

Dù vậy, hướng nội cũng có những ưu điểm riêng, bạn cũng không cần quá căng thẳng hay quá vội vàng để hòa nhập. Cần hiểu được tính cách của bản thân mình có thế mạnh gì và cần làm gì thì dần dần bạn sẽ học được cách kết nối với đồng nghiệp. Ngoài ra, hãy chọn lựa một công việc phù hợp và môi trường làm việc khiến bản thân bạn thoải mái nhất cùng thái độ làm việc tích cực thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ bị cô lập giữa đám đông. 
 

Tạo CV

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng