- 420k
- 1k
- 870
Cấp trên không chỉ là người quản lý, người chỉ thị thực hiện mà còn là người đánh giá, tác động trực tiếp đến sự thăng tiến và thành công của bạn tại công sở. Vì vậy, học cách giao tiếp tốt với cấp trên luôn là kỹ năng mà mọi nhân viên, thậm chí quản lý cấp cao phải rèn luyện mỗi ngày. Và bài viết hôm nay, TalentBold sẽ bật mí cách giao tiếp với cấp trên hiệu quả mà ứng viên có thể áp dụng ở bất cứ vị trí hay loại hình doanh nghiệp nào.
Thời đại thay đổi, yếu tố giao tiếp với cấp trên cũng có những khác biệt, điển hình là 2 yếu tố sau:
So với trước đây, các phương thức giao tiếp với cấp trên đã được mở rộng hơn rất nhiều. Với công nghệ trực tuyến, nhắn tin điện thoại, chat zalo, video call hoặc gửi email đang ngày một phổ biến hơn. Tuy nhiên, dù thời đại có thay đổi ra sao thì giao tiếp nói chuyện trực tiếp vẫn được duy trì và mang tính quyết định.
>>> Đọc thêm: Cách giao tiếp trong môi trường công sở
Để có được sự tin tưởng của cấp trên, nhân viên cần sở hữu năng lực làm việc thực sự chứ không phải răm rắp nghe theo sự sắp xếp của cấp trên. Bởi lẽ, ngày nay, sự cạnh tranh công việc khốc liệt hơn, cấp trên muốn giữ vững chiếc ghế của mình đều rất cần đội ngũ nhân viên giỏi, phối hợp ăn ý trong công việc, giúp người quản lý cải tiến chất lượng công việc hiệu quả nhất.
Nói chuyện chính là cách giúp bạn hiểu hơn về cấp trên của mình. Không nhất thiết là những vấn đề về công việc, đó có thể là những cuộc trò chuyện về gia đình, sở thích du lịch, mua sắm…
Những lần trao đổi như vậy giúp bạn hiểu hơn về sếp, biết được những chủ đề cấp trên quan tâm và thời điểm phù hợp để nói về từng chủ đề. Khi cấp trên nhận thấy bạn hợp “gu” nói chuyện, việc triển khai nhiệm vụ trong công việc sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Một nhân viên “chỉ đâu làm đó” và một nhân viên “chủ động nắm bắt giải quyết vấn đề” thì sếp bạn sẽ thích ai hơn? Chắc chắn là người nhân viên thứ hai rồi.
Do vậy, bạn cần để ý quan tâm đến cách thức xử lý công việc của cấp trên, ghi nhớ hoặc lưu lại để chủ động thực hiện khi tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.
Ngoài ra, khi đối mặt những tình huống mới, nếu bạn có thể chủ động xử lý trong phạm vi quyền hạn của mình, giảm bớt việc cứ phải xin chỉ thị của cấp trên thì ấn tượng năng lực của bạn với cấp trên càng được nâng cao.
Bên cạnh việc tiếp nhận chỉ thị thực hiện từ cấp trên, bạn hoàn toàn có thể đề xuất những ý kiến nhằm cải thiện công việc theo hướng tích cực. Ngày nay, những quản lý giỏi luôn hiểu rằng một mình họ không thể tạo nên bước đột phá mà cần những ý tưởng sáng tạo từ những nhân viên của mình. Vì vậy, họ khuyến khích nhân viên đưa ra những đề xuất có giá trị thực tiễn cao.
Một khi bạn cho cấp trên thấy những ý kiến của mình luôn mang đến giá trị lớn thì bạn đã trở thành một cánh tay đắc lực không thể thiếu của cấp trên. Một lưu ý nhỏ, khi đề xuất ý kiến, bạn nên giữ thái độ khiêm tốn, và cho cấp trên quyền quyết định sử dụng hay không, có như vậy vừa giữ được vị thế cho cấp trên, vừa giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp
Cách linh hoạt này không nhất thiết phải bắt chước y nguyên những gì cấp trên bạn thực hiện, chỉ cần bạn ưu tiên hơn trong những thói quen giống cấp trên và hạn chế những thói quen khác, ít nhất là trước mặt cấp trên là đã có thể mang đến sự cải thiện rồi. Ví dụ :
Cấp trên thích sử dụng zalo để liên lạc, bạn hãy tạo ngay cho mình một tài khoản zalo hoặc ưu tiên online zalo nhiều hơn.
Cấp trên không thích bàn ghế để bừa bãi, bạn hãy dành vài phút trước khi tan ca, sắp xếp ngăn nắp nơi mình làm việc…
Không một ai muốn mình bị la mắng hay khiển trách cả, nhưng vô tình hay hữu ý, sẽ có lúc cấp trên phản ứng với bạn như vậy. Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong từng nhiệm vụ cụ thể.
Trước khi phản bác đó không phải lỗi của bạn, hãy cho cấp trên một sự xoa dịu bằng một lời xin lỗi vì bạn đã không theo sát tiến trình công việc. Sau đó, đừng đổ lỗi cho ai cả (cấp trên không đánh giá cao những người hay đổ lỗi đâu), thay vào đó hãy nói những phần nhiệm vụ do bạn phụ trách và người khác phụ trách, ai đúng ai sai thì cấp trên của bạn sẽ quyết định.
Những thói quen làm việc đặc biệt, những câu chuyện gia đình hay những quyết định không làm hài lòng nhân viên của cấp trên, nếu chỉ mình bạn biết hãy giữ cho riêng mình, còn nếu nhiều người biết thì bạn nên tránh những cuộc bàn thảo của họ về các vấn đề này. “Nói ít làm nhiều” luôn tạo nên ưu thế hơn là “nói nhiều”, “nhiều chuyện” hoặc tệ hơn còn là “dựng chuyện” nữa.
Cấp trên luôn coi trọng những nhân viên có năng lực, đồng thời hiểu rằng những gì họ cần quan tâm, cần cải thiện, và những gì cần gác lại hoặc không cần bàn đến.
Những thông tin, hướng dẫn cách giao tiếp tốt với cấp trên mà TalentBold chia sẻ có thể áp dụng rộng rãi nên phù hợp với tất cả nhân viên và cả cấp quản lý. Hy vọng qua bài viết này, việc giao tiếp với cấp trên của bạn ngày càng thuận lợi, đường tương lai sự nghiệp ngày càng phát triển.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa