- 420k
- 1k
- 870
Vòng phỏng vấn là giai đoạn quyết định quá trình tuyển dụng có đúng người, bố trí đúng vị trí hay không. Yêu cầu chất lượng của ngành sản xuất ngày càng tăng, kéo theo sự cải tiến cách phỏng vấn ứng viên ngành sản xuất hiệu quả cũng phát triển theo. Hôm nay, TalentBold sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích nhất phục vụ phỏng vấn trong lĩnh vực này.
Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù riêng biệt, với ngành sản xuất từ nhân lực, quy trình hoạt động đến bộ máy tổ chức đều có nét đặc trưng.
Đa dạng ở nhiều bộ phận : vận tải, kho nguyên vật liệu, xưởng sản xuất, kiểm tra chất lượng, kỹ thuật, quản lý…
Trình độ từ lớp 9 đến đại học, thạc sĩ
Số lượng tuyển dụng lớn, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất
Mức độ biến động nhân sự khá cao
Có thể thuê nhân sự tạm thời từ 3 – 6 tháng
Thường sẽ tăng ca vào giai đoạn cao điểm, đơn hàng gấp
Sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, các khâu trong quá trình sản xuất rất chặt chẽ
Quy trình phải tuân theo một trình tự thống nhất.
Tổ chức quản lý theo cấp bậc với nhiều chức danh :
Đội trưởng / Chuyền trưởng
Trưởng nhóm / Trưởng bộ phận
Trưởng phòng
Giám đốc bộ phận
Tổng giám đốc công ty
>>> Xem thêm: Cách tìm ứng viên ngành sản xuất
Mỗi vị trí quản lý tập trung cho nhóm nhân sự và nhiệm vụ được giao phó, mục đích là tập trung, đi sát những khâu nhỏ nhất trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng tốt nhất ở mỗi khâu.
Đa phần chuyên viên tuyển dụng đều tốt nghiệp những trường về quản lý nhân sự, khi công tác tại các doanh nghiệp sản xuất, để nâng cao hiệu quả tuyển dụng,việc bổ sung kiến thức liên quan đến đặc thù ngành nghề mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn là điều cần thiết.
Điển hình là những thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực sản xuất:
SMT (Surface-mount technology) : công nghệ dán bề mặt
Lập trình SPI (Serial Peripheral Interface) : chuẩn truyền thông nối tiếp đồng bộ
Chương trình CNC [ Computer(ized) Numerical(ly) Control(led)] : điều khiển máy móc sản xuất thông qua máy vi tính
Phần mềm quản lý MES : thực hiện kế hoạch sản xuất và phân phối công việc...
Phỏng vấn chất lượng, khai thác ứng viên hiệu quả, tất cả đều phải thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn dành riêng cho ứng viên ngành sản xuất.
Là những câu hỏi áp dụng ở nhiều ngành nghề, không riêng gì ngành sản xuất. Dù độ phổ biến cao, sử dụng đại trà nhưng chất lượng mang lại vẫn không hề suy giảm theo năm tháng.
Hãy giới thiệu với chúng tôi về bạn?
Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì ?
Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Tại sao bạn lại muốn làm việc tại vị trí …. ở công ty của chúng tôi?
Hãy thuyết phục chúng tôi tuyển dụng bạn vào vị trí này
Kế hoạch trong 5 năm tới, bạn mong muốn mình đạt được điều gì ? ...
Mục tiêu của những câu hỏi này là đánh giá năng lực tổng thể của ứng viên.
Ngành sản xuất tuyển dụng rất nhiều vị trí, ví dụ :
Giám đốc kỹ thuật
Trưởng phòng nghiên cứu sản phẩm
Chuyên viên phòng vận hành
Nhân viên kiểm tra chất lượng
Công nhân đứng máy sản xuất…
Trong phạm vi bài viết, bộ câu hỏi mà TalentBold tổng hợp dưới đây sẽ chia thành các nội dung chính mà nhà tuyển dụng cần hướng tới
a. Kiến thức máy móc sản xuất chuyên dụng
Khái quát quy trình phân tích trong phòng thí nghiệm
Bạn hiểu gì về hiệu suất sử dụng thiết bị OEE? Cách tính toán như thế nào?
>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách phỏng vấn ứng viên ngành nông/lâm/ngư nghiệp
b. Khả năng xử lý sự cố
Hãy nói cho chúng tôi về thất bại lớn nhất của bạn trong công việc ? Bạn học được gì từ thất bại đó?
Giả sử dây chuyền sản xuất phát hiện sản phẩm bị hư hỏng, không đạt chất lượng, bạn sẽ làm gì ?
Một máy trong dây chuyền hỏng, làm giảm năng suất, có khả năng không kịp đơn hàng, bạn xử lý thế nào ?
c. Tinh thần đồng đội
Bạn làm gì để đảm bảo an toàn lao động cho toàn bộ phận sản xuất ?
Nếu bộ phận thiếu nhân lực tạm thời, bạn có đồng ý tăng ca hỗ trợ hay không ?
d. Kiến thức quản lý
Theo bạn ở vai trò quản lý của một (trưởng phòng kỹ thuật, chuyền trưởng…), bạn sẽ phải đảm nhận công việc gì?
Theo bạn, những nội quy nào trong quá trình làm việc tại bộ phận (sản xuất, kho vận…) cần phải nghiêm khắc thực hiện?
Bạn đánh giá nhân viên dựa trên tiêu chí gì? Thực hiện ra sao ?
e. Khả năng đối mặt thách thức trong quản lý
Nhân viên phạm lỗi (cụ thể lỗi sai phạm), bạn sẽ xử lý thể nào?
Sẽ có nhiều nhân viên dưới quyền bạn nhưng thâm niên tại công ty lâu hơn, rành việc công ty hơn, họ không nghe theo bạn, bạn xử lý thế nào ?
Bạn sẽ kỷ luật nhân viên thế nào để không ảnh hưởng không khí và tinh thần làm việc của mọi người?
f. Khả năng chịu áp lực công việc
Số lượng công việc quá nhiều, bạn không hoàn thành kịp, bạn nghĩ mình nên làm gì ?
Năng lực của bạn bị đánh giá thấp, phản ứng của bạn sẽ ra sao?
Cách phỏng vấn ứng viên ngành sản xuất hiệu quả mà TalentBold chia sẻ là tổng hợp những yếu tố chủ chốt. Mỗi doanh nghiệp sản xuất có những yêu cầu riêng tùy theo đặc thù ngành và doanh nghiệp, vì vậy, sẽ có sự linh hoạt áp dụng trên cơ sở xu hướng phỏng vấn trên đây. Chúc bạn và doanh nghiệp luôn thành công tuyển dụng nhân tài!
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet