maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Cách phỏng vấn xin việc trái ngành

Cách phỏng vấn xin việc trái ngành

Học một chuyên môn nhưng lại ứng tuyển ở một chuyên môn khác đã không còn xa lạ với thị trường lao động các nước. Tuy nhiên, để chinh phục nhà tuyển dụng, các bạn ứng viên học không đúng chuyên ngành sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Nhưng hãy an tâm, cách phỏng vấn xin việc trái ngành mà quân sư TalentBold sắp giới thiệu sau đây sẽ giúp các bạn nâng cao điểm số trong quá trình phỏng vấn.

MỤC LỤC:
1 - Làm việc trái ngành là gì?
2 - Nguyên nhân của thực trạng làm việc trái ngành

   2.1. Dự báo nhu cầu nhân lực không hiệu quả
   2.2. Không tìm được việc đúng chuyên môn
   2.3. Bằng cấp không còn là yếu tố quyết định
   2.4. Chấp nhận để nghề chọn người
3 - Cách phỏng vấn xin việc trái ngành hiệu quả
  3.1. Thừa nhận thiếu sót
  3.2. Luôn trong tâm thế sẵn sàng
  3.3. Bắt đầu từ vị trí thấp
  3.4. Chuẩn bị tâm lý tốt

>>> Xem thêm: Việc làm lương cao

1 - Làm việc trái ngành là gì? 

Làm việc trái ngành là tình trạng một người lao động làm công việc khác với chuyên môn đã được đào tạo. Mức độ trái ngược chuyên môn phải khá cao, đôi khi là đối lập nhau thì mới được gọi là trái ngành.

Chẳng hạn, bạn học quản trị kinh doanh nhưng hiện đang làm công việc của một nhân viên hành chính nhân sự thì không hẳn là trái ngành, vì quản trị kinh doanh cũng có học phần nhỏ liên quan đến công việc này.

Nhưng nếu bạn học quản trị kinh doanh nhưng ra làm giáo viên dạy ngoại ngữ, hoặc học kỹ sư điện tử nhưng ra làm nhân viên kinh doanh bất động sản thì mới gọi là làm trái ngành.

2 - Nguyên nhân của thực trạng làm việc trái ngành 

Làm việc trái ngành xảy ra rất nhiều trong thực tế tìm kiếm công việc ở cả Việt Nam và mọi quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng làm việc trái ngành có thể kể đến:

2.1. Dự báo nhu cầu nhân lực không hiệu quả 

Rất ít thống kê khảo sát nhu cầu tuyển dụng trong 5 – 10 năm tới được thể hiện cụ thể. Đa phần chỉ dựa theo thống kê từ nước ngoài, xu hướng của thế giới để áp vào Việt Nam. Hoặc những dự báo chung chung về ngành như ngành kinh tế, ngành công nghệ thông tin… mà không cụ thể chuyên môn học, không cụ thể số lượng nhân lực cần có. Điều này khiến rất nhiều người chọn đúng ngành nhưng không đúng mảng chuyên môn cần nhiều nhân lực.

việc làm trái ngành
>>>> Xem thêm: Làm thế nào để thăng tiến trong công việc?

2.2. Không tìm được việc đúng chuyên môn 

Một khi được dự báo sẽ là ngành “hot” trong những năm tới, số lượng người theo học sẽ đổ xô đăng ký vào chuyên ngành đó. Kết quả ngày ra trường, thị trường lao động, cung nhiều hơn cầu, khiến cho lượng lớn người lao động không tìm được việc đúng ngành học, họ buộc phải chọn một công việc khác để tìm kiếm thu nhập trước.

2.3. Bằng cấp không còn là yếu tố quyết định 

Những việc làm hấp dẫn

R&D Staff (Open For Fresher)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Mới tốt nghiệp/Thực tập , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

R&D Staff (Open For Fresher)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Cơ khí/ Máy móc, Mới tốt nghiệp/Thực tập , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng mềm trở thành yếu tố quyết định tuyển dụng nhiều hơn là bằng cấp. Chính vì vậy, nhiều bạn chọn học những ngành dễ trúng tuyển, ngành có số lượng tuyển dụng nhiều, có nhiều trường đào tạo để theo học. Chủ yếu chỉ để có một tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học cho đủ thủ tục. Còn khi xin việc, họ lại không muốn chọn vị trí theo chuyên ngành học đó.

2.4. Chấp nhận để nghề chọn người 

Tìm được một công việc thu nhập tốt là điều mà mọi người lao động đều mong muốn. Đôi khi, tìm việc đúng chuyên ngành thì chưa được, mà cơ hội làm việc trái chuyên ngành lại có người mang đến cho mình. Thế là bạn chấp nhận để nghề chọn mình, cứ thử với chuyên ngành mới xem sao, biết đâu lại hợp. Và thực tế, không hiếm những người thành công và có công việc ổn định từ những cơ duyên bất ngờ này.

Ngày trước quân sư có biết một người anh chơi bóng chuyền rất giỏi, anh học chuyên ngành công nghệ thông tin nhưng lại được một quản lý bên công ty dệt may chiêu mộ về, ban đầu là để bổ sung lực lượng cho đội bóng chuyền của công ty, thi đấu giải trong ngành. Ấy vậy mà anh ấy gắn bó với công việc bên quản lý kho vận ở công ty dệt đến tận ngày về hưu luôn.

xin làm trái ngành

3 - Cách phỏng vấn xin việc trái ngành hiệu quả 

Hiểu rõ bản thân đang xin việc trái ngành, bản thân ứng viên càng phải nỗ lực hơn ngay từ vòng hồ sơ đến khi phỏng vấn, và cả trong quá trình làm việc sau này. Một khi nhà tuyển dụng trao cơ hội phỏng vấn cho bạn, đồng nghĩa họ không ngại tuyển ứng viên khác chuyên ngành. Vì vậy, bạn hãy tự tin trang bị cho mình những cách phỏng vấn xin việc trái ngành hiệu quả sau đây trước khi đến gặp nhà tuyển dụng:

3.1. Thừa nhận thiếu sót 

Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ thử khả năng ứng xử và mức độ tự tin của bạn bằng cách đề cập ý “Tại sao bạn lại chọn ứng tuyển công việc khác chuyên môn học?”. Phản ứng của bạn

  • Thứ nhất không được hoang mang, hay lo sợ vì bạn đã chuẩn bị cho tình huống này rồi. Hãy giữ trạng thái tinh thần ổn định, đây chính là cách bạn thể hiện bản lĩnh của mình.

  • Thứ hai, không được thách thức, tự suy diễn nhà tuyển dụng đang chê mình rồi phản ứng lại với họ

    • “Tôi học trái ngành nhưng những nhiệm vụ của vị trí tuyển dụng tôi đều đủ năng lực làm được” – không có minh chứng thực tế, thiếu tính thuyết phục

    • “Tôi tin tưởng mình có khả năng đáp ứng công việc tốt hơn cả những ứng viên học đúng chuyên ngành đang chờ phỏng vấn” – thiếu tinh thần cầu tiến, tự cao tự đại.

Hãy hiểu rõ vị thế của bạn ở hiện tại, giữ một thái độ khiêm nhường, điềm tĩnh, chấp nhận bản thân còn thiếu sót nhưng sẽ cố gắng học hỏi dựa trên những nền tảng thực tế đã có.

“Tôi biết chuyên ngành học của mình không đúng chuyên môn công việc, nhưng trong quá trình học và làm việc vừa qua, tôi đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế, rất nhiều kinh nghiệm trong số đáp ứng công việc thực tế vị trí yêu cầu. Tôi đã thể hiện trong CV ứng tuyển, điển hình như việc …”

3.2. Luôn trong tâm thế sẵn sàng 

Không mạnh về chuyên môn, bạn phải mạnh về khía cạnh khác thì mới giành lại điểm số cho mình. Một trong những khía cạnh có thể hướng đến là:

  • Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp tuyển dụng để chứng minh cho họ thấy những gì họ kỳ vọng ở ứng viên vị trí này nằm ở những kỹ năng A, B, C… (bạn hãy liệt kê ra kèm theo dẫn chứng thu thập từ doanh nghiệp)

“Tôi biết sắp tới quý công ty sẽ triển khai dự án XYZ, trong đó có sự tham gia của ứng viên trúng tuyển trong đợt tuyển dụng này. Theo những gì tôi biết được, dự án này hướng đến việc nâng cao sản lượng sản xuất trong vòng 5 năm tới, với kinh nghiệm điều phối nhân sự, đánh giá phân bổ nhiệm vụ tại công ty cũ, tôi tin mình sẽ có những đóng góp tích cực cho mục tiêu này tại doanh nghiệp”

  • Tìm hiểu kỹ về yêu cầu công việc và đã có những bước chuẩn bị cơ bản để nhanh chóng hòa nhập vào một chuyên môn mới ngay khi được tuyển dụng.

Vị trí thiết kế đồ họa này không phải chuyên môn tôi được đào tạo tại trường đại học nhưng đây là sở thích ngay từ khi tôi còn nhỏ. Để chuẩn bị cho khả năng tìm kiếm cơ hội trong chuyên ngành thiết kế này, tôi đã theo học lớp thiết kế 2D cơ bản, và sẽ hoàn thành cuối tháng này. Đây là nền tảng kiến thức hỗ trợ tốt cho vị trí thiết kế đồ họa công ty đang tuyển dụng, giúp tôi tiếp cận nhanh công việc.”

việc làm trái ngành 1
>>>> Có thể bạn quan tâm: Mức lương và thời gian thử việc người lao động cần nắm rõ

3.3. Bắt đầu từ vị trí thấp 

Chuyên môn thực tế được tích lũy trong quá trình trải nghiệm công việc thực tế. Là một người không được đào tạo đúng chuyên môn, thì dù có thâm niên ở chuyên môn cũ, bạn cũng nên lựa chọn những vị trí cấp bậc nhân viên ở chuyên môn mới.

Điều này:

  • Vừa giúp bạn dễ nhận được sự đồng ý tuyển dụng vì mức độ chuyên môn không đòi hỏi cao, doanh nghiệp có thể từ từ đào tạo bạn.

  • Vừa giúp bạn an tâm trải nghiệm một chuyên môn mới, không quá lo lắng về những áp lực công việc mà một nhân sự giàu kinh nghiệm phải gánh vác.

Dù nhà tuyển dụng dựa theo kinh nghiệm của bạn mà đề nghị bạn ở một vị trí cao hơn so với vị trí mà bạn ứng tuyển, nhưng chúng ta hãy luôn ý thức chất lượng công việc mới là điều có thể giúp ta tồn tại và phát triển trong ngành. Do đó, bạn nên đề nghị một vị trí vừa tầm, ít nhất là trong 1 năm đầu tiên để bạn trau dồi thêm chuyên môn mới, và cũng để doanh nghiệp an tâm hơn khi bổ nhiệm bạn sau này.

3.4. Chuẩn bị tâm lý tốt 

Phỏng vấn xin việc trái ngành, bạn sẽ bị thua thiệt so với ứng viên khác ở mảng kinh nghiệm làm việc đúng chuyên môn. Nhưng đừng vì vậy mà tự tin, một khi nhà tuyển dụng chọn bạn vào vòng phỏng vấn chứng tỏ bạn có điểm hơn các ứng viên khác, hoặc có điều mà tương lai doanh nghiệp cần đến.

Hãy tập trung vào sự tương đồng giữa năng lực, kinh nghiệm đã có và năng lực, kinh nghiệm mà chuyên môn mới đòi hỏi. Kèm theo đó là những nỗ lực học hỏi chuyên môn mới không ngừng (có dẫn chứng càng tốt), bạn sẽ càng khiến nhà tuyển dụng an tâm trao cơ hội trúng tuyển cho bạn.

Nền tảng kiến thức học được từ trường lớp đa phần mang tính tổng quát, giúp các bạn sinh viên ra trường có nền tảng năng lực ở mức cơ bản. Do vậy, bạn đừng mất tự tin khi xin việc khác chuyên ngành đã học, rất nhiều ứng viên cũng giống như bạn. Hãy tận dụng những gì đã tích lũy được từ trường lớp, kết hợp cách phỏng vấn xin việc trái ngành quân sư TalentBold chia sẻ, chắc chắn bạn sẽ thuận lợi gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!

Miễn phí đăng tin tuyển dụng
------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng