- 420k
- 1k
- 870
Không chỉ nhân sự làm việc tại bộ phận đào tạo của tổ chức mà ngay cả những nhân sự phòng chuyên môn cũng nên sở hữu kỹ năng đào tạo tốt. Bởi lẽ, đa phần việc đào tạo đều thực hiện thông qua quá trình làm việc thực tế, và nếu bạn không muốn hiệu quả làm việc của người mới ảnh hưởng đến công việc của bạn hoặc của phòng ban thì bạn và các đồng nghiệp khác nên trau dồi kỹ năng này. Cách rèn luyện kỹ năng đào tạo hiệu quả ra sao, TalentBold sẽ chia sẻ cùng bạn ngay sau đây.
Kỹ năng đào tạo là khả năng áp dụng linh hoạt những kỹ năng giao tiếp sẵn có, cùng lượng kinh nghiệm kiến thức phong phú để truyền đạt đến người học những:
Kiến thức kinh nghiệm chuyên môn
Định hướng nhận thức
Quy trình, văn hóa làm việc chuẩn trong tổ chức…
Bên cạnh đó, thông qua kỹ năng đào tạo hiệu quả, người chủ quản còn có thể:
Khích lệ tinh thần làm việc nhiệt huyết
Khuyến khích nhân viên phát triển tư duy, chủ động sáng tạo
Thu thập nhiều ý kiến đóng góp cải tiến có giá trị…
Những người có kỹ năng đào tạo tốt đều thuận lợi gặt hái thành công. Minh chứng là những vị trí quản lý cấp cao đều là những người sở hữu tốt kỹ năng này. Vì vậy, tìm hiểu cách rèn luyện kỹ năng đào tạo hiệu quả đang là nhu cầu của đại đa số ứng viên hiện nay.
Bằng kinh nghiệm tư vấn nhân lực lâu năm, dưới đây là các bước rèn luyện kỹ năng đào tạo nhanh và hiệu quả nhất mà TalentBold muốn chia sẻ đến bạn đọc:
>>>> Xem thêm: Kỹ năng đào tạo, huấn luyện là như thế nào?
Để công tác đào tạo thuận lợi, đặc biệt là đào tạo nội bộ, người đứng lớp cần tạo dựng sự tin tưởng, tôn trọng và nể phục từ người học.
Ví dụ, khi bạn đào tạo kỹ năng bán hàng thực tiễn, bản thân bạn phải là người có thành tích bán hàng tốt hoặc thâm niên kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Những học viên có thể sẽ đặt một số câu hỏi, nếu bạn không trả lời thỏa đáng, người học sẽ hoài nghi về chất lượng kiến thức mà bạn truyền đạt liệu có thực sự hữu dụng hay không.
Do đó, để có kỹ năng đào tạo tốt, trước hết, bạn phải trau dồi kiến thức nghiệp vụ mà mình muốn đào tạo. Dù bạn không phải chuyên viên trong lĩnh vực đó, mà chỉ là nhân sự thuộc phòng đào tạo và giảng dạy theo giáo trình thì những kiến thức thực tế chuyên ngành vẫn cần được tìm hiểu, nắm bắt chuẩn xác. Bạn có thể học từ các chuyên viên lâu năm trong công ty hoặc tham gia khóa học từ bên ngoài.
Trước khi bắt đầu buổi đào tạo, người đứng lớp cần cho học viên hiểu được mục đích mọi người tham gia khóa học này. Đây chính là cách định hướng mọi người tập trung và khích lệ tinh thần học tập của họ. Nếu không hiểu rõ khóa đào tạo mang lại lợi ích gì cho họ, việc học tập sẽ rất hời hợt, vô định.
Mục đích của khóa đào tạo thường sẽ liên quan đến thực trạng mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Ví dụ :
Doanh số giảm
Nhân viên chuyển việc nhiều
Khách hàng thường xuyên than phiền…
Nhưng với tư cách là người đào tạo, bạn có nhiệm vụ phải truyền lửa nhiệt huyết, vì vậy, cần trách thông tin tiêu cực, những lý do đưa ra cần hướng đến tương lai tốt đẹp hơn, ví dụ:
Công ty sắp mở rộng phạm vi hoạt động
Sắp tới sẽ có nhiều cải cách phúc lợi hữu ích cho nhân sự
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao cần kỹ năng đào tạo trong công việc?
Cùng một nội dung nhưng đối tượng lắng nghe khác nhau, thì cách truyền đạt phải khác nhau để mọi người dễ dàng nắm bắt thông tin.
Ví dụ :
Nội dung thao tác phần mềm thì nên đào tạo tại phòng máy tính
Nội dung kinh doanh bán hàng thì nên áp dụng tình huống thực tế và cho người học đóng vai các bên tham gia…
Đào tạo trực quan sinh động luôn mang lại hiệu quả tốt hơn là lý thuyết suông.
Kỹ năng đào tạo hiệu quả luôn đi kèm kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Việc tích cực ghi nhận những phản hồi từ phía người học giúp người đào tạo:
Hiểu được người học đã nắm bắt nội dung gì
Phát hiện những ghi nhận thông tin sai lệch để kịp thời điều chỉnh
Nhận ra nhiều khía cạnh mới trong thực tế công việc mà giáo trình chưa đề cập đến
Đây chính là bước giúp cải thiện kỹ năng đào tạo hiệu quả nhất hiện nay. Đồng thời, việc lắng nghe học viên tạo cho học viên cảm giác mình được tôn trọng, được tin tưởng, góp phần nâng cao hiệu quả tương tác đào tạo.
Không ai là hoàn hảo, kiến thức lại rất bao la, nên việc người đào tạo chưa thể trả lời ngay những câu hỏi mà người học đưa ra là điều bình thường. Chúng ta đừng lấy đó làm ngại ngần hay khó chịu với học viên.
Thay vào đó, hãy hẹn lại với họ và phản hồi câu hỏi vào buổi học sau. Hãy luôn cố gắng phản hồi hầu hết những câu hỏi từ phía người học để tạo sự tin tưởng trong quá trình đào tạo, đồng thời, đây cũng là cách hữu ích giúp bổ sung kiến thức đào tạo.
>>>> Bạn nên biết: Các vị trí nhân sự nào cần rèn luyện kỹ năng đào tạo, huấn luyện
Khích lệ tinh thần tốt nhất vẫn là khen thưởng, nhưng bạn phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch thì mới đủ sức khuyến khích tinh thần ham học hỏi của học viên.
Một khi học viên cảm thấy hào hứng và có sự thôi thúc học tập thì hiệu quả đào tạo từ những khóa học do bạn phụ trách luôn vượt trội. Vì vậy, xây dựng mức độ khen thưởng cũng là yếu tố nằm trong nội dung rèn luyện kỹ năng đào tạo.
Cách rèn luyện kỹ năng đào tạo hiệu quả trên đây có thể áp dụng cho cả những bạn chuyên nghiệp về đào tạo hoặc những bạn làm công tác đào tạo nghiệp dư. Khách quan nhìn nhận những thiếu sót của bản thân, đồng thời đánh giá mức độ chuyên sâu về kỹ năng đào tạo mà bạn cần rèn luyện dựa trên những nội dung mà TalentBold chia sẻ, chắc chắn chỉ sau khoảng thời gian ngắn, năng lực đào tạo của bạn đã có những bước phát triển đáng kể. Chúc bạn thành công !
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet