- 420k
- 1k
- 870
Trong một tổ chức, thành tích bạn gặt hái được, cơ sở tổ chức ghi nhận thành tích của bạn đều dựa trên sự cống hiến. Cụm từ này được nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống nhưng cống hiến là gì, cách thể hiện sự cống hiến của mình cho công ty như thế nào là hiệu quả thì nhiều nhân viên vẫn còn khá mơ hồ. Hiểu được thực trạng này, quân sư TalentBold đã tổng hợp nhiều cẩm nang hữu ích chia sẻ súc tích đến bạn trong bài viết hôm nay.
MỤC LỤC:
1- Cống hiến là gì?
2- Biểu hiện của sự cống hiến trong công việc
3- Doanh nghiệp thích nhân viên làm việc cống hiến
4- Cách bày tỏ sự cống hiến của mình với công ty
Xem thêm >>>> Tìm việc làm hấp dẫn tại HRchannels.com
Cống hiến là cụm từ phản ánh việc một người sẵn sàng quên đi lợi ích cá nhân, sẵn sàng chịu thiệt thòi để lợi ích tập thể được đảm bảo. Họ luôn không ngừng phát triển bản thân nhưng không phải ích kỷ dùng cho riêng mình, mà sẽ đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực đóng góp cho lợi ích chung, tạm gác cái “tôi” cá nhân để cùng mọi người đạt được cái “tôi” tập thể to lớn.
Trong phạm vi bài viết này, quân sư TalentBold sẽ đề cập chuyên sâu sự cống hiến nhân viên trong môi trường công sở. Qua đó, chúng ta thấy rằng một doanh nghiệp càng có nhiều nhân lực có tố chất cống hiến cao, thành quả kinh doanh sẽ càng vượt kỳ vọng.
Một nhân viên có sự cống hiến cao trong công việc sẽ được nhận biết thông qua những biểu hiện sau:
Mọi công việc giao cho nhân viên có tinh thần cống hiến đều sẽ được cân nhắc, chỉnh chu trong từng bước thực hiện. Họ không cần quản lý phải cầm tay chỉ việc, hay chốc chốc lại chạy sang hỏi đồng nghiệp, mà tự bản thân sẽ chủ động học hỏi, tìm kiếm giải pháp và nỗ lực xử lý một cách tận tâm. Vì vậy, không chỉ Sếp, đồng nghiệp mà cả khách hàng đều sẽ rất an tâm khi hợp tác cùng họ.
Nhân viên cống hiến luôn chủ động ghi lại trình tự công việc, ghi chú những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để tìm cách giải quyết, tránh lặp lại trong những nhiệm vụ kế tiếp. Họ biết rằng sẽ không có một tiến trình nào hoàn hảo 100% vì vậy luôn nỗ lực để tránh sai sót ở mức tối đa có thể. Với họ, một lỗi nhỏ cũng là bài học cần ghi nhớ và tìm giải pháp khắc phục, giúp họ trưởng thành hơn trong công việc.
Người cống hiến không phải chỉ chăm chăm vào công việc, ở họ còn có sự tương tác, giao tiếp hòa nhã, linh hoạt cùng các đồng nghiệp và khách hàng. Qua những lần giao tiếp đó, mối quan hệ được thắt chặt hơn, giúp họ thích nghi nhanh môi trường làm việc. Bản thân nhân viên cống hiến cũng hiểu thêm về tính chất công việc của từng đối tượng tương tác, biết được ưu nhược điểm của các cộng sự để có thể phối hợp cùng nhau xử lý vấn đề trong công việc.
Xem thêm >>>> Trung Thực là gì? Bí quyết nhận diện người trung thực
Nhân viên cống hiến luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp giải quyết vấn đề, họ không ngại sự giúp đỡ của họ sẽ tạo thêm thành tích cho công việc. Một phần vì họ tự tin năng lực của mình, một phần họ muốn vừa xây dựng mối quan hệ tốt với cộng sự, vừa học hỏi thêm nghiệp vụ công việc. thông qua hành động này.
Dù khối lượng việc nhiều, dù thời gian có hạn thì nhân viên cống hiến vẫn sẵn sàng làm thêm giờ hoặc đem việc về nhà làm, đảm bảo tiến độ công việc được hoàn thành đúng hạn. Quan sát họ, chúng ta thấy họ luôn đi làm đúng giờ, về trễ hơn giờ quy định và không bao giờ nghỉ hết phép cả
Những trải nghiệm công việc mới với người bình thường là một gánh nặng nhưng với người cống hiến lại là cơ hội học hỏi. Họ luôn có những ý tưởng mới dựa trên nền tảng, kiến thức vững chắc để hoàn thành những thử thách được giao phó.
Không chỉ kiến thức chuyên môn mà cả những kiến thức xã hội bên ngoài đều tạo sự hứng khởi học hỏi cho người cống hiến. Bởi lẽ bằng kinh nghiệm của mình họ hiểu rằng những kiến thức xã hội ít nhiều sẽ hỗ trợ cho công việc, nhất là khi phát sinh vấn đề. Họ đôi khi được xem là nhà thông thái vì mọi chủ đề cuộc sống họ đều có lượng kiến thức lớn để trao đổi cùng nhiều đối tượng khác nhau.
Doanh nghiệp luôn trọng dụng những nhân viên làm việc cống hiến vì thông qua đội ngũ này, doanh nghiệp sẽ:
Mọi lời tuyên truyền, kêu gọi sẽ không thể hiệu quả bằng việc những nhân viên cống hiến nỗ lực đạt thành tích và được doanh nghiệp đánh giá, khen thưởng xứng đáng. Thực sự mà nói, nhân viên không ngại cống hiến nhưng nhiều người không sẵn sàng “cho đi” trước mà luôn mong muốn nhìn thấy “mình sẽ nhận được gì” trước.
Vì vậy, khi doanh nghiệp có những nhân viên làm việc cống hiến sẵn sàng “cho đi” trước thì tổ chức đừng xem đó là nghĩa vụ mà hãy có hành động cụ thể để khích lệ họ, tạo tấm gương tốt cho mọi nhân viên khác noi theo.
Một nhiệm vụ luôn sẽ có các bước triển khai, nhưng quá trình triển khai cũng sẽ luôn có những phát sinh khiến nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn, tốn nhiều nguồn lực cá nhân hơn. Lúc này sẽ rất cần đến sự nỗ lực cống hiến của nhân viên phụ trách nhiệm vụ đó, vì không ai hiểu và nắm rõ quá trình thực hiện bằng họ. Thêm vào đó, họ luôn ý thức trách nhiệm với công việc, nên sẵn sàng hy sinh thời gian, công sức, làm hết việc chứ không hết giờ để hoàn thành nhiệm vụ hoàn hảo nhất. Khách hàng của doanh nghiệp vì vậy luôn an tâm khi hợp tác, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Khách hàng mới, dự án mới… sẽ luôn có những trục trặc, va vấp trong thời gian đầu triển khai. Bên cạnh sự sát sao của lãnh đạo thì nhân viên phụ trách phải là người có ý thức trách nhiệm cao, không ngại khó ngại khổ, từng bước vượt qua thử thách, nỗ lực hết mình hoàn thiện công việc. Những kỳ vọng này chỉ có thể đạt được khi nhân viên phụ trách là một người làm việc cống hiến.
Một đội nhóm mà ai cũng có tinh thần làm việc cống hiến thì việc ai người đó làm, vừa đảm bảo sự hoàn hảo cao nhất cho công việc, vừa không phiền người khác phải tạm gác việc của họ để hỗ trợ. Nếu doanh nghiệp có nhiều đội nhóm như vậy thì mọi thành viên đều sẽ an tâm tập trung làm việc, chất lượng và khối lượng công việc hoàn thành ngày một cao.
Nhân viên cống hiến là một điều tốt nhưng đây là sự hy sinh của bạn vì tập thể, mang đến lợi ích cho tập thể nên bạn cũng đừng cống hiến một cách âm thầm, khiến bản thân bị thiệt thòi. Dưới đây là những cách bày tỏ sự cống hiến của mình với công ty một cách khéo léo, chân thật mà quân sư muốn chia sẻ:
Những yêu cầu liên quan đến quy định quản lý nhân sự của doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, chẳng hạn như đi làm đúng giờ, hạn chế nghỉ phép, tham gia các khóa đào tạo, các buổi họp giao ban, không làm việc riêng trong giờ làm việc, tập trung hoàn thành việc được giao…
Ngay từ lần đầu tiếp nhận nhiệm vụ, bạn nên ghi chú lại mọi trình tự, yêu cầu từ khách hàng, những hướng dẫn từ người quản lý… Đảm bảo ở nhiệm vụ tương tự tiếp theo, bạn sẽ không làm phiền Sếp hay đồng nghiệp ở những vấn đề cũ nữa. Còn vấn đề mới nếu trong phạm vi xử lý thì hãy chủ động thực hiện, chỉ khi thật sự cần thiết hãy tham khảo ý kiến đồng nghiệp, xin chỉ đạo từ quản lý.
Có thể bạn quan tâm >>>> Nhận diện một nhân viên tận tâm
Phải đảm bảo tiến độ công việc như kế hoạch đã định ra, vì sự trễ nải hôm nay có thể ảnh hưởng tiến độ cho những ngày sau. Vì vậy, bạn phải luôn sẵn sàng làm thêm ngoài giờ, cố gắng xử lý công việc kịp thời.
Để quản lý biết được bạn đã vất vả thế nào thì khi phải xử lý công việc ngoài giờ, hoặc giải quyết vấn đề phát sinh một cách sáng tạo, đừng quên đính kèm email (cc mail) của quản lý trong danh sách gửi bạn nhé.
Thông tin truyền đạt từ người quản lý có thể còn nhiều chỗ mập mờ, thay vì đợi đến khi triển khai công việc rồi hỏi lại, bạn nên tìm hiểu vấn đề trước hoặc vận dụng kinh nghiệm của mình để đặt câu hỏi cho quản lý, làm sáng tỏ vấn đề, tránh việc phải tự tìm hiểu hoặc hỏi lại Sếp khi đang thực hiện.
Ý tưởng đưa ra có thể không được chọn nhưng với nhân viên cống hiến thì không sao cả, vì mục đích của họ là mang thêm dữ liệu mới để quản lý cân nhắc mà thôi. Càng có nhiều ý tưởng, quyết định càng trở nên khách quan và hiệu quả.
Khi đồng nghiệp nghỉ phép hoặc đang bận xử lý việc gấp, bạn nên chủ động hỗ trợ trong phạm vi cho phép (vẫn ưu tiên phần việc của mình trước nhé). Có một điều, dù là việc của người khác nhưng bạn một khi đã hỗ trợ bạn phải xem đó như việc của mình, xử lý một cách hiệu quả nhất. Quản lý hoàn toàn nhìn thấy và ghi nhận.
Thông qua những cách thể hiện sự cống hiến của mình cho công ty vừa được chia sẻ, nhân viên hoàn toàn an tâm những cống hiến của mình sẽ luôn được đánh giá, ghi nhận đầy đủ. Dù là khen thưởng ở hiện tại, hay tích lũy thành tích cho đề bạt trong tương lai, quân sư TalentBold tin chắc bạn – một nhân viên luôn nỗ lực cống hiến – sẽ là nhân tố được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet