maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Ý kiến Chuyên gia

Cách từ chối nhận việc sau phỏng vấn hoàn hảo

Cách từ chối nhận việc sau phỏng vấn hoàn hảo

Có một thực tế rằng, các ứng viên khi nộp đơn xin việc ứng tuyển tại một doanh nghiệp nào đó, họ luôn chuẩn bị tinh thần cũng như chau chuốt mọi thứ từ CV, cách viết gmail, chuẩn bị sẵn những câu trả lời thuyết phục nhà phỏng vấn.

Chuỗi những vấn đề khi phỏng vấn, xin việc làm còn bao gồm việc viết thư từ chối công việc. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên đều bỏ qua bước này. Thực tế, viết thư từ chối công việc  là một kỹ năng vô cùng cần thiết, giúp bạn khép lại một cơ hội nhưng cũng là đang gieo một cơ hội khác trong tương lai. Vậy đâu là cách từ chối nhận việc sau phỏng vấn hoàn hảo, hãy để TalentBold tư vấn giúp bạn. 

Vào một ngày đẹp trời, bạn nhận được hai tờ thông báo trúng tuyển từ hai công ty khác nhau. Nếu 2 công ty gọi phỏng vấn công việc theo thời gian khác nhau, có thể bạn sẽ thu xếp những việc khác để đi phỏng vấn. Hoặc, bạn sẽ quyết định lựa chọn công ty để có cơ hội làm việc luôn. Hoặc cũng có thể sau khi kết thúc và đợi có kết quả phỏng vấn, bạn mới lựa chọn công ty theo làm. Dù theo hướng nào đi chăng nữa, thì cuối cùng bạn chỉ có thể chọn một. Có rất nhiều các ứng viên, đều bỏ qua bước này. Vậy, từ chối công việc để làm gì? Và bạn nên từ chối công việc như thế nào để họ không khép cánh cửa việc làm với bạn trong tương lai?


>>>> Có thể bạn quan tâm: Tự hủy các cơ hội tương lai chỉ bởi thiếu cách từ chối công việc!

Thời đại ngày nay, “nhảy việc” là chuyện xảy ra như cơm bữa. Vì thế, dù bạn không chọn công ty đó, hãy cứ khôn ngoan giữ mối quan hệ tốt với họ. Lý do vì sao ư?

Những lý do bạn nên học cách từ chối nhận việc qua phỏng vấn 

  • Đầu tiên, đây là phép lịch sự tối thiểu! khi bạn cần họ, bạn gửi CV liên tục và có khi thúc giục, mong sao họ có thể tuyển bạn. Nhưng đến khi họ đã duyệt hồ sơ, hoặc mời đi làm,… bạn không muốn hợp tác với các nhà tuyển dụng, thì bạn lại thể hiện thái độ “Phũ”, “phủi mông quay ngoắt đi”. Theo cá nhân bạn, bạn nghĩ hành động như vậy có lịch sự không? Hãy nhớ khi đã trở thành người lớn, đi làm, hãy trở nên 1 cách lịch sự nhất có thể!

Nên từ chối một cách lịch sự qua điện thoại hoặc gửi lại lời từ chối qua email để nhà tuyển dụng có thể biết sớm quyết định của bạn và tìm người thay thế.

  • Thứ hai, việc làm này là cách để bạn tạo ấn tượng tốt cho người đã tuyển dụng bạn. Không chỉ lúc đó và cả sau này, cứ duy trì liên lạc với họ. Chắc chắn, biết đâu, vào một ngày nào đấy, bạn sẽ lại cần họ trong tương lai thì sao? (trong trường hợp bạn muốn nhảy việc, bạn muốn tìm đối tác, bạn muốn tìm người,…). Nếu biết cách cư xử, sau này, nếu có cơ hội tốt hơn, rất có thể họ sẽ thông báo cho bạn.

  • Thứ ba, Đừng ngại ngần đưa lời cảm ơn sâu sắc đến nhà tuyển dụng!

Dưới đây là 3 ví dụ về cách viết một lá thư từ chối hàm ý cảm ơn

Ví dụ 1:

Kính gửi Ms Chi, 

Như chị đã biết từ những cuộc gặp gỡ và các cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa chúng ta, em đã rất vui mừng khi được làm việc với …………….. Đội ngũ kinh doanh và bán hàng của công ty là một trong những đội ngũ chuyên nghiệp nhất mà em từng làm việc trong quá trình tìm kiếm công việc của mình.

Em rất mong muốn chấp nhận lời đề nghị của chị và bắt đầu làm việc tại ……………. Tuy nhiên, em nên cho chị biết một thông tin rằng em đã nhận được một lời đề nghị làm việc khác làm việc tại HRchannel. Trong khi mọi thứ về tổ chức của chị đã hấp dẫn em, song em vẫn phải nói cho chị biết công ty HRchannel đã đề nghị mức lương 4.000 USD/năm, cao hơn so với lời đề nghị của chị. Vì em còn phải trang trải cho các khoản tiền vay hỗ trợ sinh viên nên số tiền làm thêm này rất đáng giá đối với em.

Em vẫn hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác cùng nhau trong tương lai. Chúc chị và …………. mọi điều tốt đẹp!

Kính thư 

Đức Anh. 


>>>> Xem thêm: 
Mẫu thư từ chối nhận việc lịch sự, tinh tế

Ví dụ 2:

  • Lá thư thứ hai là một lời từ chối thẳng nhưng sự lịch sự của người viết đảm bảo cuộc phỏng vấn của anh có thể giúp anh có nhiều cơ hội trong tương lai.

Kính gửi Mr/Madam…

Cảm ơn ông đã tuyển tôi vào vị trí trong đội ngũ kinh doanh. Tôi đã rất ấn tượng bởi những gì tôi đã nhìn thấy tại quý công ty và hứng thú với các cuộc gặp gỡ của chúng ta nhưng tôi sẽ không thể gia nhập vào đội ngũ nhân viên của ông vì tôi đã chấp nhận công việc tại HRchannels!

Tôi đánh giá cao sự ưu ái và thời gian của quý công ty dành cho tôi và đặc biệt các cuộc phỏng vấn của chúng ta, tôi cảm thấy tự tin trong việc dùng các dịch vụ và sản phẩm của Computerama Tech.

Kính thư 

…………………..

Ví dụ 3:

  • Trong lá thư thứ 3, ứng cử viên đã rút tên của cô ấy khỏi quá trình tuyển dụng nhưng đã đưa ra được các lý do chính đáng để làm việc đó.

Kính gửi Mr/Madam,

Tôi viết lá thư này để đề nghị bà rút tên tôi khỏi việc xem xét vị trí kinh doanh. Tôi đã quyết định theo đuổi công việc toàn thời gian dành cho công tác biên tập. 

Tôi rất thích gặp gỡ mọi người trong văn phòng. Cảm ơn bà đã dành thời gian và sự ưu ái cho tôi. Chúc những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm tới. 

Kính thư 

…………………

Đây chính là một trong những cách rèn luyện để sự nghiệp của bạn thăng tiến tốt hơn!

Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.

 


Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents

Hotline: 077 259 1080

Mail: sales@talentbold.com

Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội


Nguồn ảnh: internet

Hình ảnh: mang tính chất minh họa


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng