maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Cái tôi là gì? Tại sao cần dung hòa “cái tôi” khi hợp tác làm việc?

Cái tôi là gì? Tại sao cần dung hòa “cái tôi” khi hợp tác làm việc?

Mỗi nhân sự trong tổ chức là một cá thể độc lập với những quan điểm, tính cách, năng lực, nhu cầu phát triển… khác nhau. Những yếu tố này đóng góp phần lớn vào một khái niệm chung, được gọi là “cái tôi” của mỗi người. Quân sư TalentBold tin chắc chỉ khi hiểu được “cái tôi” là gì và tại sao dung hòa “cái tôi” lại cần thiết khi hợp tác trong công việc thì chúng ta mới thật sự trở thành một mắt xích thành công trong tập thể doanh nghiệp.

MỤC LỤC:
1. Khái niệm và nguồn gốc hình thành khái niệm “cái tôi” trên thế giới
2. Những biểu hiện “cái tôi” phổ biến ở mọi thế hệ nhân sự

   2.1. Ích kỷ
   2.2. Ba phải
   2.3. Nổi loạn
   2.4. Thao túng tâm lý
   2.5. Hay phê phán
   2.6. Giáo điều

3. Tác động cái tôi đến hiệu quả công việc cá nhân
4. Bí kíp chế ngự “cái tôi” khi làm việc và hợp tác làm việc

   4.1. Kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân
   4.2. Học cách chấp nhận sai lầm
  4.3. Ứng xử khiêm tốn
  4.4. Hướng đến tổng thể vấn đề

1. Khái niệm và nguồn gốc hình thành khái niệm “cái tôi” trên thế giới 

1.1. Khái niệm “cái tôi”

Cái tôi là cụm từ để chỉ những nhận thức của con người về tư cách cá nhân, phẩm chất đạo đức và giá trị bản thân. Những nhận thức này được hình thành và phát triển dần trong suốt quá trình trưởng thành của mỗi người dưới sự tác động của môi trường xã hội khác nhau, điều kiện giáo dục khác nhau, nhu cầu cuộc sống khác nhau…

Con người dựa trên “cái tôi” để khẳng định vị thế của mình trong xã hội, phân định bản thân theo những nhóm tính cách và quan niệm sống mang nét đặc trưng riêng. Vì vậy, có người cái tôi rất lớn khiến họ trở nên ích kỷ, nhưng cũng có người cái tôi quá thấp lại làm họ trở nên nhu nhược.

1.2. Nguồn gốc hình thành

Nói về nguồn gốc hình thành khái niệm “cái tôi” thì không ai xác định được thời gian, chỉ biết là từ rất lâu, khi mà triết học bắt đầu xuất hiện – khoảng thế kỷ VIII đến VI trước Công nguyên – thì xã hội đã có được định nghĩa “cái tôi” một cách chân phương là những đặc điểm khác biệt giữa hai con người trong xã hội.

Cũng cùng thời điểm này, Phật Giáo xuất hiện và đưa ra khái niệm “cái tôi” hay còn gọi là “bản ngã” dựa trên ý niệm tâm linh, cho rằng cái tôi là thể trường tồn, kết hợp giữa tinh thần và thể xác, không bị tác động bởi sinh tử.

Chi tiết hơn, vào những năm 1920, công trình nghiên cứu tâm lý học của Sigmund Freud về các khía cạnh nhân cách và “cái tôi” của con người đã chứng minh cái tôi là cốt lõi tính cách con người, có khả năng bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội xung quanh, trở thành yếu tố giúp con người nhận thức và hành động một cách dung hòa giữa bản năng và tiêu chuẩn đạo đức xã hội.

Định nghĩa cái tôi là gì

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách ứng phó khéo léo với tính cách thảo mai nơi công sở

2. Những biểu hiện “cái tôi” phổ biến ở mọi thế hệ nhân sự 

2.1. Ích kỷ 

Mức độ thể hiện cái tôi cao nhất chính là việc chỉ nghĩ cho mình, luôn đòi hỏi lợi ích cao, bất chấp thiệt hại cho những người xung quanh. Biểu hiện cái tôi này được gọi là sự ích kỷ.

2.2. Ba phải 

Những việc làm hấp dẫn

Kế Toán Trưởng (Sản Xuất)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Sản Xuất

Manager of Finance and Accounting

TP.HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Kế toán Nội bộ hoặc Kế toán Tổng hợp

TP.HCM Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Như kiểu “gió chiều nào, xoay theo chiều ấy”, những người có cái tôi này luôn được lòng người khác vì họ biết nương theo quan điểm và nhu cầu của đối phương để hành xử. Bản thân họ không có một tiêu chuẩn nhất quán cho suy nghĩ và hành động của mình, với họ làm hài lòng mọi người để bản thân được an yên, được yêu mến là được.

2.3. Nổi loạn 

Cái tôi nổi loạn dễ nhận thấy thông qua hành động và lời nói chống đối, phản bác một cách công khai những ý kiến đi ngược lại mong muốn của họ, không chấp nhận thỏa hiệp. Đặc biệt họ rất khó chịu khi phải chịu sự kiểm soát hoặc chỉ đạo từ người khác.

2.4. Thao túng tâm lý 

“Đâm bị thóc, chọc bị gạo” có lẽ là mô tả súc tích, dễ hiểu cho nhóm biểu hiện này vì họ sẵn sàng phóng đại hoặc bóp méo sự thật để lôi kéo tâm lý đồng thuận từ người khác. Mục đích giống “cái tôi ích kỷ” – cũng chỉ hướng đến lợi ích của bản thân – nhưng họ không thể hiện thẳng mặt như người ích kỷ, mà âm thầm vận động phía sau tập thể.

2.5. Hay phê phán 

Chưa cần biết điều đó đúng hay sai, người phê phán sẽ luôn cố tìm nhược điểm của điều đó để phán xét, mỉa mai, phê bình, tỏ ra bản thân là người giàu kinh nghiệm hơn tất thảy mọi người. Họ cho rằng làm như vậy họ sẽ nhìn nhận như một người bề trên, có cảm giác như đang ở vai trò Sếp vậy, trong khi họ chỉ là “Cầm lông gà mà tưởng lệnh tiễn”

2.6. Giáo điều 

Người giáo điều hay nói đạo lý sống với người khác, họ nghĩ rằng như vậy là tốt vì những điều họ nói sẽ giúp người nghe thức tỉnh, tự lấy lại cân bằng, giảm bớt nỗi đau khổ, sự muộn phiền. Nhưng đôi khi lại bị tác dụng ngược lại, khi mà người nghe không thể đạt được kết quả như nội dung giáo điều được truyền đạt, lúc này, họ sẽ càng cảm thấy bản thân mình kém cỏi, thiếu năng lực.

Biểu hiện của cái tôi

3. Tác động cái tôi đến hiệu quả công việc cá nhân 

3.1. Tác động tích cực

3.1.1. Giữ vững lập trường

Lập trường cái tôi sẽ giúp người sở hữu có sự kiên định trong quá trình làm việc, đặc biệt là những tình huống đối chất, tranh luận, giải trình mà lý lẽ thuộc về cá nhân họ hoặc doanh nghiệp của họ. Những ý kiến trái chiều sẽ bị bác bỏ một cách chắc chắn, không có sự phân vân hay chần chừ nên luôn giữ thế chủ động.

3.1.2. Nhất quán trong phong cách làm việc

Không bị dao động bởi những tác động, góp ý từ môi trường xung quanh đôi khi lại có thể là điều tốt. Vì như vậy, chúng ta sẽ không đánh mất đi sự phân tích chủ quan đúc kết từ kinh nghiệm quá khứ khả thi áp dụng cho tình huống hiện tại.

3.1.3. Định hướng hành động nhanh

Dựa trên cái tôi, mỗi nhân sự sẽ biết được với mục tiêu đó, mình cần làm gì để hoàn thành từng nhiệm vụ. So với người lập trường dao động, đứng giữa ngã ba đường, hay phân vân giữa tình và lý… thì người có cái tôi lớn lại tỏ ra hiệu quả hơn trong vấn đề này.

3.2. Tác động tiêu cực

3.2.1. Không biết tiếp thu

Cái tôi quá lớn sẽ khiến bản thân luôn cho mình là đúng, cảm thấy tự ái hoặc cho rằng bản thân kém cỏi nếu phải tiếp thu ý kiến của người khác. Kết quả là cá nhân đó sẽ bỏ qua rất nhiều ý kiến hay, vụt mất cơ hội gặt hái thành công.

Tác động của cái tôi

3.2.2. Dễ mất lòng đồng nghiệp

Dù cái tôi của nhân viên thuộc loại công khai hay bí mật thì tiếp xúc lâu ngày, đồng nghiệp cũng sẽ nhận ra. Những điều tiêu cực mà cái tôi đó mang đến sẽ khiến đồng nghiệp trở nên cẩn trọng hơn, hạn chế tiếp xúc tối đa với cá nhân đó. Nếu được lựa chọn thành viên hợp thành đội nhóm, chắc chắn người có cái tôi quá lớn sẽ không phải là ứng viên sáng giá cho đồng nghiệp bỏ phiếu.

3.3.3. Khó làm việc tập thể

Tập thể chú trọng tinh thần đoàn kết và khả năng dung hòa cái tôi để cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung. Tuy nhiên, không ít nhân sự vẫn cố chấp giữ vững mức độ “cái tôi” của mình khi hòa mình vào tập thể. Kết quả là những buổi thảo luận kéo dài, tranh cãi liên tục mà không thể thống nhất phương án, hiệu quả làm việc nhóm rất kém.

3.3.4. Kìm hãm phát triển cá nhân

Muốn thành công trong sự nghiệp, ngoài nỗ lực của bản thân còn cần đến sự hỗ trợ, tiếp sức từ tập thể. Mãi sống với cái tôi của mình, làm sao ta có thể thu phục được lòng người, làm sao được chọn tham gia đội nhóm dự án lớn, làm sao tìm thấy cơ hội thăng tiến từ kinh nghiệm của người khác… Tất cả sẽ khiến tốc độ phát triển sự nghiệp cá nhân bị giảm sút.

3.3.5. Năng lực quản lý hạn chế

Người có cái tôi lớn mà còn giữ chức quản lý thì rất dễ xảy ra tình trạng chuyên quyền, độc đoán. Hiệu suất làm việc không thể có sự vượt trội vì một mặt họ sẽ không khách quan để đánh giá năng lực nhân viên khi ủy thác công việc, mặt khác họ luôn áp đặt cách thức làm việc, không tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng lực cá nhân.

Chế ngự cái tôi

4. Bí kíp chế ngự “cái tôi” khi làm việc và hợp tác làm việc 

4.1. Kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân

Ai cũng có phần “con” bên trong phần “người” của mình cả. Đối mặt với những vấn đề không hợp ý hoặc bất công, cảm xúc tức giận, khó chịu, muốn nổi nóng là điều bình thường, nhưng chúng ta là cá thể có suy nghĩ, có tri thức, vì vậy phải biết phân biệt thiệt hơn trong mỗi vấn đề. Kìm nén cảm xúc trước mắt, cố gắng tìm ra cái tốt mà sự chịu đựng của bạn sẽ được đền đáp chính là cách giúp bạn kiểm soát cơn nóng giận tốt nhất. Đây cũng là một cách rèn luyện chỉ số EQ hiệu quả.

4.2. Học cách chấp nhận sai lầm

Cái tôi trỗi dậy khi ta phạm sai lầm và không muốn thừa nhận sai lầm đó vì sợ quê, sợ mất hình tượng, sợ mất vẻ hoàn hảo. Bạn nhìn xem quanh ta, ai mà chưa từng mắc sai lầm, đó là điều bình thường trong cuộc sống vì chúng ta trưởng thành cũng từ những vấp ngã mà. Cho nên, điều nên làm lúc này là thừa nhận sai lầm của bản thân, đối mặt với nó để giải quyết, khắc chế nó.

4.3. Ứng xử khiêm tốn

Hành xử khiêm tốn không chỉ giúp bạn kiềm hãm tốt cái tôi của bản thân, mà còn giúp bạn không làm tổn thương đến cái tôi của người khác. Nhất cử lưỡng tiện, hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp sẽ ngày một tốt hơn, các mối quan hệ hỗ trợ công việc trở nên thông suốt, dễ dàng hơn rất nhiều.

4.4. Hướng đến tổng thể vấn đề

Cái tôi quá lớn là do chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào vấn đề của mình, lợi ích của mình. Chỉ cần bạn hướng ánh nhìn ra toàn cục, nhìn mọi thứ một cách toàn diện hơn thì bản thân sẽ giảm bớt rất nhiều sự khó chịu khi phải giảm cái tôi của bản thân. Ví dụ, bạn kìm nén không cãi lý với khách hàng VIP, họ tiếp tục ký hợp đồng với doanh nghiệp, hoa hồng trong tháng của bạn lại tiếp tục tăng lên, có khi còn được đề bạt thăng chức nữa.

Cái tôi – còn gọi là Bản ngã – là những cốt lõi tính cách đặc trưng của mỗi người, có sự tác động của môi trường sống và điều kiện giáo dục. Người có cái tôi lớn không hẳn là không tốt nhưng trong môi trường tập thể như nơi công sở, quân sư TalentBold tin chắc chỉ khi bạn dung hòa tốt “cái tôi” cá nhân và “cái tôi” tập thể thì bạn mới thuận lợi gặt hái thành công. 

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng