- 420k
- 1k
- 870
Rời giảng đường đại học, mỗi SV mới ra trường luôn ấp ủ trong lòng nhiều hoài bão. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống đôi khi lại không như chúng ta tưởng tượng. Vậy cần làm gì để không bị “sốc văn hóa” khi bước chân vào môi trường công sở? Đây là câu hỏi được rất nhiều ứng viên mới ra trường quan tâm. Thông qua bài viết này, TalentBold sẽ gửi đến những chia sẻ và giải pháp hữu hiệu nhất cho chặng đường khởi đầu sự nghiệp của mỗi bạn.
Trải qua cuộc khảo sát do chính đội ngũ TalentBold thực hiện, dưới đây là những tình huống “sốc văn hóa” thường thấy nhất:
Khi đi học, xung quanh chúng ta đều là những người bạn cùng trang lứa, nhiều lắm cũng cách nhau 1 – 3 tuổi, trong khi đó, tại nơi công sở, những đồng nghiệp hơn bạn 10, 15, thậm chí ngang tuổi Ba Mẹ bạn cũng có.
Tuy trong cùng một doanh nghiệp, một phòng ban, thậm chí một cấp bậc những việc giao tiếp với những người lớn tuổi hơn khiến bạn ít nhiều vẫn phải lễ phép, cẩn trọng, ít khi có thể thoải mái góp ý hay phê bình.
Một số trường sẽ quy định đồng phục, nhưng đa phần sinh viên được thoải mái lựa chọn trang phục cho mình, rất nhiều sinh viên có thể mặc áo thun, quần jean, mang dép đến lớp mà không lo bị khiển trách.
Nhưng một khi đã vào môi trường công sở, việc ăn mặc, giao tiếp đều phải thể hiện sự trang nghiêm, đi đúng giờ, chấm công đầy đủ, chỉnh tề với áo sơ mi, quần tây, giày kín mũi hoặc váy qua đầu gối, giày cao gót… Một số doanh nghiệp còn quy định đồng phục riêng, khiến các bạn SV mới ra trường sẽ cảm thấy hơi bị gò bó, không thoải mái trong thời gian đầu.
>>>> Xem thêm: Cách giao tiếp trong môi trường công sở
Qua rồi cái thời thầy cô nói tới đâu, bạn ghi chép và tiếp thu tới đó. Tại công sở, những hướng dẫn cho người mới vào làm vẫn sẽ có, tuy nhiên, đó đều là những hướng dẫn nền tảng. Để có thể tiếp quản thuần thục công việc, bạn phải tự học hỏi, tự trải nghiệm, thậm chí phải học từ những sai lầm trong công việc của mình.
Ở trường đại học, bạn làm bài sai thì bị điểm thấp hoặc thi lại, đủ điểm trung bình là trường cho tốt nghiệp, chẳng giáo viên nào quan tâm để khiển trách bạn về những sai sót này cả. Đến với công sở làm việc, không những bị khiển trách, bạn còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà mình gây ra do sai sót trong công việc.
Áp lực, sự lo lắng, sợ hãi sẽ hiện hữu trong công việc mỗi ngày, và lúc này bạn mới thấu hiểu “kiếm đồng tiền vất vả thế nào”.
Trong học tập, cùng đạt chung khung điểm thì tất cả đều xếp chung phân loại. Còn trong công việc, đó là sự cạnh tranh, ganh đua nhau để giành lấy một chiếc ghế quản lý, giành lấy một giải thưởng trong doanh nghiệp, giành lấy một suất được cử đi học nâng cao chuyên môn miễn phí…. Tất cả là sự cạnh tranh, đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực cố gắng. Một số doanh nghiệp còn xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, điều này sẽ gây cú “sốc văn hóa” lớn đến tâm lý của những SV mới ra trường.
Những cú “sốc văn hóa” này là thực tế vẫn đang diễn ra, chúng ta không thể thay đổi hoặc xóa bỏ được nhưng để điều chỉnh và chuẩn bị tâm lý cho bản thân, sẵn sàng đối mặt với thực tế này thì SV mới ra trường hoàn toàn có thể làm được
Thật ra nhiều cô chú nơi công sở có phong cách sống và làm việc rất trẻ trung và tương đối nhẹ nhàng, thoải mái nên người trẻ không cảm thấy khó khăn khi tiếp cận và cộng tác chung. Tuy nhiên sẽ không hiếm những trường hợp khiến bạn chỉ muốn tiếp xúc khi có vấn đề liên quan đến công việc.
Để luôn tạo thiện cảm và nắm bắt tâm lý người đối diện hiệu quả, những hoạt động ngoại khóa hoặc những cơ hội cọ xát thực tế từ công việc làm thêm thời sinh viên chính là cách cải thiện kỹ năng giao tiếp rất tốt.
Môi trường giảng đường không gò bó sinh viên vào khuôn khổ, nhưng trước đó, thời còn là học sinh, mỗi người chúng ta vẫn luôn nghiêm túc thực hiện những quy định kỷ luật nghiêm ngặt của nhà trường và mỗi người đều đã làm rất tốt.
Do vậy, SV mới ra trường đừng quá đặt nặng vấn đề khắt khe về tác phong nơi làm việc. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ rằng, một doanh nghiệp có kỷ luật rõ ràng sẽ là nơi rèn luyện bản thân tốt nhất trong chặng đường đời đầu tiên của bạn.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Đi làm muộn - vấn đề muôn thuở nơi công sở
Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng đã cải tiến giáo trình giảng dạy, giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu và ứng dụng nhiều kiến thức vào học tập. Đặc biệt, các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học vẫn duy trì hoạt động thường xuyên. Khi còn là sinh viên, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ này hoặc trực tiếp ra ngoài làm thêm để tự trải nghiệm cách tiếp quản công việc từ đơn giản đến phức tạp.
Ở nơi công sở, không hẳn người phụ trách chỉ đưa cho bạn tài liệu hoặc hướng dẫn sơ lược là họ hết trách nhiệm. Điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu, phát hiện những vướng mắc mình gặp phải và đặt câu hỏi với họ, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt, hãy mạnh dạn lên nhé !
Công việc luôn đi kèm trách nhiệm và quyền lợi. Phần trách nhiệm buộc mỗi bạn SV mới ra trường phải luôn cẩn trọng, ghi nhớ những gì đã được quản lý nhắc nhở, áp dụng vào thực tế theo đúng quy định, nếu gặp trường hợp đặc biệt, bạn nên hỏi để biết hướng xử lý tốt nhất trong tình huống đó là gì.
Không ai là hoàn hảo nên việc học hỏi từ đồng nghiệp đi trước luôn cần thiết. Ngoài ra, không cần chờ đến khi mình sai sót rồi rút kinh nghiệm, những sai sót của đồng nghiệp vẫn có thể là điều mà bạn cần ghi nhớ, ghi nhớ cả về sự cố và cả cách giải quyết sự cố đó.
Nơi công sở không hiếm những tình bạn, tình đồng nghiệp gắn bó keo sơn nhưng nếu bạn chưa may mắn tìm thấy điều này khi mới rời ghế giảng đường thì cũng đừng lấy làm buồn bã.
Vì sao? Vì lúc này, bạn đến công sở không phải để kết giao, bạn phải xem những đồng nghiệp đi trước như một người thầy của mình để trau dồi, rèn luyện kỹ năng chuyên môn cho bản thân. Cùng với thời gian, bạn sẽ hiểu hơn tính cách của mỗi người, từ đó, kết thân cũng chưa muộn.
TalentBold hiểu những bỡ ngỡ bước đầu khi bạn rời ghế nhà trường, bước vào đời, do vậy, qua bài viết này, chúng tôi hy vọng mỗi bạn sẽ chuẩn bị cho mình đầy đủ tâm lý và bí kíp để tự trả lời câu hỏi “ SV mới ra trường cần làm gì để không bị “sốc văn hóa” khi bước hân vào môi trường công sở ? “
Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước. |
------------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
-----------------------------------------------Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa