- 420k
- 1k
- 870
Thị hiếu càng tăng, số lượng doanh nghiệp gia nhập ngành sẽ càng lớn, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt để giành thị phần. Đây là thực tế đang hiện hữu rõ nét trong nền kinh tế thị trường toàn cầu. Có cạnh tranh thì mới có phát triển, nhưng không phải ai cũng trụ vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Cạnh tranh là gì? Làm thế nào để có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ? Là những câu hỏi mà chủ doanh nghiệp luôn hao tâm tổn sức suy nghĩ. Bài viết này sẽ là câu trả lời mà quân sư TalentBold muốn gửi đến bạn đọc.
Cạnh tranh là một quá trình kinh tế, diễn ra giữa các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp). Các chủ thể kinh tế ganh đua nhau nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, sở hữu những điều kiện sản xuất thuận lợi nhằm hiện thực hóa các lợi ích kinh tế, đạt những mục đích kinh doanh mà mình đã đề ra.
Động lực thúc đẩy cạnh tranh chính là lợi ích kinh tế (doanh thu, lợi nhuận), càng mở rộng được thị phần càng giúp tăng lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp muốn có cơ hội tồn tại thì phải tham gia quá trình cạnh tranh, đó là quy luật thực tế.
Chỉ khi nền kinh tế thị trường xuất hiện thì thuật ngữ “cạnh tranh kinh tế” mới lan tỏa rộng rãi. Nguyên nhân cạnh tranh cũng được phát hiện từ đó:
Nguồn tài nguyên có giới hạn trong khi số lượng khai thác ngày một lớn, sự thiếu hụt nguyên liệu sản xuất dẫn đến việc cạnh tranh trong sở hữu. Biểu hiện dễ thấy là những buổi đấu giá nguyên vật liệu, mở rộng thị trường nguyên liệu ra nước ngoài…
Thị phần khách hàng tiêu thụ có tăng nhưng không nhanh bằng số lượng sản phẩm cùng loại hoặc tương tự tham gia vào thị trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp luôn nỗ lực để cạnh tranh giành lấy lượng khách hàng lớn nhất.
Năng lực tài chính, kỹ thuật, nhân lực… của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Ai cũng kỳ vọng phát triển lên cao hơn, dẫn đến sự cạnh tranh ở mọi mức độ quy mô doanh nghiệp diễn ra không ngừng.
Cạnh tranh là thực trạng kinh tế không thể xóa bỏ, không lo hao mòn, mà chỉ ngày một gay gắt hơn mà thôi. Dù mệt mỏi, luôn phải đối mặt thử thách nhưng doanh nghiệp nào cũng sẵn lòng tham gia vào quá trình cạnh tranh, vì tất cả đều có chung mục đích:
Xây dựng chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường, thu hút nguồn nguyên liệu tốt, khách hàng tiềm năng cao, nhân lực giỏi…
Tạo dựng uy tín, thu hút đối tác chất lượng, tránh được những rủi ro, thiệt hại trong kinh doanh sản xuất
Tạo động lực, thúc ép từng cá nhân, từng bộ phận trong doanh nghiệp nỗ lực thay đổi, cải tiến mọi mặt, sáng tạo, phát triển không ngừng.
Mọi ngành nghề trên thế giới hầu hết đều có mặt tại Việt Nam. Dù là ngành nghề “hot” hay không thì số lượng doanh nghiệp gia nhập cũng tăng lên từng ngày, và số lượng doanh nghiệp không cạnh tranh nổi cũng rời đi không ít. Để trở thành người chiến thắng, đủ sức nâng cao vị thế doanh nghiệp thì đây là những kinh nghiệm để có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, rất đáng tham khảo và áp dụng:
Ngành nghề thời thượng rất nhiều, ngành mang lại lợi nhuận cao cũng không ít, nhưng liệu chuyên môn để kinh doanh ngành nghề đó có là thế mạnh của bạn không. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nghề nào cũng có trạng nguyên cả. Tập trung định hướng theo đúng chuyên môn, đúng sở thích mới có thể giúp bạn giữ vững ý chí, có những cải tiến vượt trội, phát triển lâu dài trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Trước khi bước vào cạnh tranh, hay tung ra sản phẩm mới, công tác phân tích, nghiên cứu thị trường rất quan trọng.
Cùng một sản phẩm nhưng thị hiếu chỉ ưu ái cho một số tính năng quan trọng
Là sản phẩm được săn lùng vài năm trước, nhưng hiện tại lại là sự xa xỉ với lượng tiêu thụ rất ít
Sản phẩm thay thế quá nhiều, vậy cần thay đổi gì để có sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp?...
Chính quá trình phân tích, nghiên cứu thị trường sẽ thức tỉnh tư duy chủ quan mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Nhờ vậy, không lãng phí nguồn lực vào những định hướng mơ hồ. Cho dù doanh nghiệp của bạn có tài chính dồi dào thì sử dụng lãng phí, sản xuất rồi không tiêu thụ được, thì lâu dần sẽ tạo thói quen kinh doanh hời hợt, tệ hơn là sẽ phải rời khỏi ngành.
Sản phẩm chất lượng cực tốt, doanh nghiệp nào cũng có thể tạo ra được, nhưng liệu khách hàng mà họ hướng đến có đủ khả năng tài chính để chi ra số tiền lớn mua hay không. Ngược lại, những sản phẩm chất lượng vừa phải, giá cả vừa tầm liệu có phải là sự lựa chọn của tầng lớp thượng lưu. Xác định đúng đối tượng khách hàng rất quan trọng cho việc chiếm lĩnh thị phần, thôi thúc khách hàng chi tiền cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Một kinh nghiệm cần nói ngay tại đây là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến cần có thái cực rõ ràng, hoặc là bình dân, hoặc là sang chảnh, đừng lưng chừng. Vì khi đó, sản phẩm bạn tạo ra giá cũng lưng chừng, chất lượng cũng lưng chừng:
Mức giá không đủ rẻ để người thu nhập trung bình hướng tới
Sản phẩm không đủ chất lượng để thể hiện đẳng cấp của nhóm người thu nhập cao
Kết cuộc là sản phẩm tốt đó, giá cũng tương đối đó nhưng lượng tiêu thụ lại rất thấp.
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Đừng chỉ chăm chăm cho doanh nghiệp của mình, hãy bước ra ngoài để xem đối thủ của mình là những ai, sản phẩm thế nào, họ đang có chính sách chiêu thị ra sao. Đừng ngại học cái hay của họ (dù là doanh nghiệp ra sau bạn), và cũng đừng bỏ qua những cái dở, cái va vấp của họ. Tất cả đều là vốn kinh doanh vô cùng quý giá, mà không có sách vở hay trường lớp nào dạy bạn cả.
Tổng hợp tất cả nhưng trước khi áp dụng để nâng cao sự cạnh tranh cho doanh nghiệp thì cần có sự sàng lọc. Cái hay mà tốn quá nhiều chi phí, tốn quá nhiều nguồn lực thì bạn nên gia giảm cái hay đó sao cho phù hợp thực tế doanh nghiệp nhất. Cải tiến từ từ, tích lũy mỗi ngày, không cần vội vã. Hãy luôn ghi nhớ rằng, không lo tiến chậm, chỉ sợ tiến quá nhanh mà không vững chắc.
Muốn thu hút khách hàng, hãy luôn đặt mình vào vị trí khách hàng trong mọi quyết định. Ngoài việc xác định đúng đối tượng khách hàng thì tối ưu quyền lợi cho khách hàng chính là việc cần làm thường xuyên, nhất là những doanh nghiệp mới gia nhập ngành.
Những phương thức sử dụng nhiều nhưng chưa bao giờ giảm hiệu quả, có thể kể đến:
Chiết khấu cho những đơn hàng lớn
Khuyến mãi những dịp Lễ Tết trong năm
Quan tâm đến cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ
Ghi nhận đóng góp ý kiến và có sự cải tiến, thay đổi nhanh chóng, hòa nhã, tận tâm
Giao hàng miễn phí, bảo hành tận nhà…
Khách hàng ngày nay có rất nhiều sự lựa chọn vì sản phẩm dịch vụ thay thế liên tục xuất hiện. Nếu chưa thể nâng cao lợi ích tài chính cho khách hàng của mình, hãy nỗ lực nâng cao cung cách phục vụ, luôn mang đến sự hài lòng cho từng khách hàng nhỏ nhất. “Khách hàng là thượng đế” - dù doanh nghiệp có lớn mạnh cỡ nào thì giá trị câu nói này vẫn là vĩnh hằng.
Nhờ có cạnh tranh mà sự năng động của những doanh nghiệp ngày một nâng cao, tạo ra nhiều giá trị thiết thực cho xã hội và cho nội bộ ngành nghề. Cơ hội thành công trong môi trường cạnh tranh chia đều cho mọi doanh nghiệp. Những kinh nghiệm làm thế nào để có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong bài viết hôm nay là những trích lọc từ nhiều bài học xương máu phải đánh đổi bằng trải nghiệm thực tế mới có được. Hy vọng tất cả chúng ta có thêm nhiều tích lũy trải nghiệm từ những người đi trước, học được cái hay, tránh được vấp ngã, tiến nhanh hơn, và tiến xa hơn.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet