- 420k
- 1k
- 870
Tư duy cầu tiến là điều mà nhà tuyển dụng luôn đề cập trong yêu cầu tìm kiếm nhân sự. Để thành công ứng tuyển, các bạn ứng viên cần hiểu rõ cầu tiến là gì? Thứ mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên cầu tiến bao gồm những gì? Tất cả sẽ có trong cẩm nang mà quân sư TalentBold sắp gửi đến bạn.
MỤC LỤC
1- Tư duy cầu tiến là gì?
2- Những tư duy cầu tiến mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên
2.1. Không ngại khó, ngại khổ
2.2. Quản lý công việc theo thứ tự ưu tiên
2.3. Luôn cố gắng tốt hơn, dù là nhỏ nhất
2.4. Đúc kết bài học từ những trải nghiệm
3- Cách thể hiện chí cầu tiến với nhà tuyển dụng
Tư duy cầu tiến (Growth Mindset) là việc bản thân mỗi người luôn tin tưởng vào sự tiến bộ của chính mình, qua đó không ngừng học tập, trau dồi và cải thiện năng lực, đáp ứng cao nhất những yêu cầu ở hiện tại và cả những dự định phát triển trong tương lai.
Người có tư duy cầu tiến không bao giờ bằng lòng với thực tại, dù đã gặt hái được thành tích tốt trong quá khứ, họ vẫn luôn chủ động nghiên cứu, sáng tạo để làm tốt hơn trong tương lai. Nhờ vậy, bản thân họ có thể khích lệ và động viên tinh thần cho chính mình, nâng cao thành quả trong mọi khía cạnh cuộc sống.
>>>> Xem thêm: Cầu tiến là gì? Trở thành người cầu tiến có khó không?
Một doanh nghiệp có được đội ngũ nhân lực cầu tiến chính là đang sở hữu một tài sản quý giá. Nhưng để phát hiện ra tố chất này ở ứng viên chỉ thông qua CV và một buổi phỏng vấn ngắn quả không dễ. Vì vậy, nhà tuyển dụng luôn liệt kê sẵn danh sách những tư duy cầu tiến mà tìm kiếm ở ứng viên để có cơ sở khai thác và đánh giá nhanh. Danh sách đó bao gồm :
Công việc nào cũng có áp lực, nhất là với nhân viên mới, vừa phải làm quen quy trình, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ. Tình trạng nhân viên áp lực, chán nản rồi bỏ ngang rất dễ xảy ra. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải tái tuyển dụng, tốn nhiều chi phí, thời gian, công sức, trong khi vị trí để trống ngày nào là hiệu suất làm việc giảm ngày đó. Vì vậy,những nhân viên không ngại khó, ngại khổ, kiên cường vượt qua những khó khăn ban đầu chính là nhân tố doanh nghiệp rất muốn tìm thấy.
Nhiệm vụ đảm nhận sẽ ngày càng nhiều, những cách quản lý cũ theo dạng tổng thể sẽ rất khó theo kịp tiến độ. Nhà tuyển dụng muốn biết liệu ứng viên có khả năng chia nhỏ nhiệm vụ và quản lý theo cấp độ ưu tiên, bước gấp làm trước, bước chưa vội làm sau, lồng ghép đan xen nhiều bước nhiệm vụ với nhau hay không.
Tinh thần cầu tiến phải hiện diện mỗi ngày chứ không phải theo năm hay theo mùa. Ý thức được điều này, ứng viên sẽ không ngừng nỗ lực mỗi ngày một chút, dù không nhiều nhưng tích tiểu thành đại, ngày qua ngày sẽ tạo nên kỳ tích.
Mỗi nhân sự đều rất bận rộn với công việc, không thể mãi hỗ trợ đồng nghiệp được. Quá trình xử lý công việc, quản lý và đồng nghiệp sẽ hỗ trợ nhân viên nhưng ứng viên phải biết cách tự đúc kết bài học kinh nghiệm cho mình để sau này, khi gặp lại tình huống tương tự, chủ động xử lý, hạn chế làm phiền những đồng nghiệp khác.
>>>> Bạn xem thêm: Senior là gì? Làm sao để trở thành một Senior
Muốn chinh phục nhà tuyển dụng, ứng viên phải biết và đáp ứng tốt những yêu cầu nhà tuyển dụng đặt ra. Nói riêng về tư duy cầu tiến, những gì nhà tuyển dụng cần tìm ở ứng viên, chúng ta đã biết, việc tiếp theo chính là cách chúng ta phản hồi những tìm kiếm đó:
Không ai là hoàn hảo, những lời đóng góp ý kiến của mọi người xung quanh dù tốt hay xấu đều là tư liệu quan trọng để chúng ta nhìn lại bản thân và tìm cách hoàn thiện mình hơn. Khi phỏng vấn, bạn hãy tập trung lắng nghe khi người phỏng vấn nói để hiểu đúng câu hỏi, trả lời chuẩn xác. Nếu chưa rõ bạn có thể hỏi thêm chi tiết nhưng tuyệt đối đừng giành nói, chen ngang khi người phỏng vấn đang nói, bạn có thể nghĩ vậy là lanh lợi, hoạt bát nhưng thực ra đó là sự bộp chộp, thiếu tôn trọng người nói.
“Ai nên khôn không khốn một lần”, đừng ngại nói về những vấp ngã của mình trong cuộc sống. Nhà tuyển dụng muốn thấy sự cầu tiến khắc phục thất bại của bạn, nhưng họ cũng sẽ chùng lòng nếu đó là sai sót ảnh hưởng hiệu quả làm việc ở công ty cũ. Không biết sang công ty của họ liệu bạn có sai sót khác hay không, dù là khắc phục được nhưng hậu quả vẫn sẽ có. Do đó, bạn nên chuẩn bị một ví dụ điển hình về sự thất bại của bản thân,nhưng là thất bại không liên quan đến công việc thì tốt hơn, ví dụ trong thể thao, trong nội trợ, trong việc học ngoại ngữ... , kèm theo những thành tích gặt hái được từ sau thất bại đó.
Hoàn tất câu trả lời “Mục tiêu của bạn là gì”, bạn sẽ ghi điểm ở cả hai tiêu chí tìm hiểu của nhà tuyển dụng. Thứ nhất là tinh thần cầu tiến, thứ hai là khả năng gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp. Với hai tiêu chí này, câu trả lời nhất định phải hướng đến các yếu tố liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Cụ thể như, phát triển lâu dài theo đúng chuyên môn ứng tuyển, nâng cao cấp bậc theo thời gian làm việc và cống hiến, học hỏi thêm nghiệp vụ từ công việc và các khóa học ngắn hạn... Bạn phải thể hiện mình là một người luôn vận động bắt kịp xu hướng ngành nghề chứ không an phận, hài lòng với thực tại.
Điển hình một doanh nghiệp đa quốc gia quân sư TalentBold biết, họ có chương trình giao lưu nhân sự giữa các nước, mỗi đợt khoảng 02 tháng. Ứng viên cho chương trình phải có thâm niên làm việc từ 05 năm trở lên, ngoại ngữ tốt, chuyên môn giỏi, khả năng thích ứng môi trường đa văn hóa tốt.
Khi phỏng vấn, ứng viên đã dùng yếu tố này để nói lên khát khao được trở thành một thành viên của doanh nghiệp. Chinh phục nhà tuyển dụng hoàn toàn vì không chỉ thể hiện tinh thần cầu tiến mà còn cho thấy ứng viên rất quan tâm đến doanh nghiệp, khả năng gắn kết lâu dài cực cao. Vậy mới thấy, việc tìm hiểu chính sách nhân sự của nhà tuyển dụng quan trọng đến mức nào. Bạn có thể tìm thông tin trên website doanh nghiệp, câu chuyện chia sẻ của nhân sự đang làm việc, hỏi thăm trên diễn đàn chuyên ngành...
>>>> Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu nhận biết một người cầu tiến
Làm thêm giờ, hỗ trợ đồng nghiệp khi cần, đảm nhận thêm việc trong lúc chờ nhân sự mới... là những câu hỏi khảo sát tinh thần nhiệt huyết của ứng viên. Bạn hãy cứ chấp nhận, mục tiêu của bạn là chinh phục nhà tuyển dụng vì vậy hãy cho họ thấy sự nhiệt huyết trong bạn. Đã chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn rồi thì bạn cứ tự tin trả lời “Em biết đây là những yêu cầu mà tính chất công việc đặt ra, em đã ứng tuyển thì luôn sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu này”
Những hy sinh mà nhà tuyển dụng đề cập, thực tế chưa chắc đã xảy ra, hoặc nếu có cũng không thường xuyên. Mà quân sư nói thật, ở doanh nghiệp nào bạn cũng sẽ phải hy sinh một ít lợi ích cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ cả,nên đã đi làm thì phải chuẩn bị tinh thần cho việc này.
Hãy chia sẻ cách mà bạn rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình, ví dụ học từ mạng internet, học từ sai sót của đồng nghiệp, ý thức từ sai sót của chính mình... và những bài học này đều tự bạn chủ động ghi chép lại để tạo cẩm nang cho mình, chứ không chờ ai nhắc nhở hay chỉ cách.
Minh chứng thêm vài ví dụ về sự cải thiện hiệu suất làm việc mà bạn được đánh giá cao nhờ sự đúc kết linh hoạt này nhé. Nếu là minh chứng liên quan đến công việc ứng tuyển thì quá tốt vì người phỏng vấn sẽ đánh giá thêm được mức độ tin cậy và sự trung thực nơi bạn.
Cầu tiến là tố chất thúc đẩy bản thân không ngừng tốt và tốt hơn nữa. Những thứ mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên một lần nữa cho thấy giá trị của tư duy này trên con đường sự nghiệp. Vì vậy, rèn luyện và sở hữu tư duy cầu tiến là cần thiết, nhưng bạn phải biết cách thể hiện tố chất này ra bên ngoài để nhà tuyển dụng ấn tượng và lựa chọn bạn. Cách thể hiện thế nào, quân sư TalentBold đã chia sẻ, việc còn lại là luyện tập và áp dụng vào buổi phỏng vấn sắp tới của bạn. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam