maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Lương và Chế độ

Chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - bệnh nghề nghiệp là gì?

Chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - bệnh nghề nghiệp là gì?

Những điều bất trắc trong quá trình lao động không ai mong muốn nhưng thực tế vẫn xảy ra, do đó, bản thân người lao động và người sử dụng lao động cần có biện pháp dự phòng để đảm bảo tài chính cho người lao động khi điều trị, khám chữa bệnh. Và chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - bệnh nghề nghiệp chính là một trong những biện pháp đó. Cụ thể chế độ này áp dụng đối với người lao động như thế nào, điều kiện và mức hưởng ra sao, quân sư TalentBold sẽ giải đáp ngay trong bài viết hôm nay.

Tuyển dụng việc làm hấp dẫn

1- Chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - bệnh nghề nghiệp là gì?

Bảo hiểm tai nạn – bệnh nghề nghiệp là một phần trong quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH). Đây là chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất về mặt sức khỏe, tính mạng cho người lao động và thân nhân của họ. Phía doanh nghiệp cũng được chia sẻ một phần rủi ro trong quá trình bù đắp tổn thất cho người lao động.

Phần qũy bảo hiểm tai nạn – bệnh nghề nghiệp hoàn toàn do người sử dụng lao động đóng, người lao động không phải đóng góp. Tỷ lệ đóng bảo hiểm tai nạn – bệnh nghề nghiệp là 0,5% trên mức lương đóng BHXH hằng tháng của mỗi người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp có đơn yêu cầu xem xét đóng ở mức thấp hơn , và được Bộ Lao động thương binh xã hội đồng ý, thì tỷ lệ đóng sẽ là 0,3%. Nếu người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đang làm việc với nhiều người sử dụng lao động thì tất cả người sử dụng lao động đều phải đóng tỷ lệ bảo hiểm tai nạn – bệnh nghề nghiệp này cho người lao động đó.  

tuyển dụng cấp cao
>> Xem thêm Những thông tin cần thiết về chế độ bảo hiểm thất nghiệp

2- Điều kiện nhận chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - bệnh nghề nghiệp

2.1. Tai nạn nghề nghiệp và điều kiện nhận chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp

Tai nạn nghề nghiệp, hay còn gọi là tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc, thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, gây ra tổn thương trên bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc dẫn đến tử vong cho người lao động.

Điều kiện nhận bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp được căn cứ theo điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, phải thỏa đủ những tiêu chí sau:

bảo hiểm nghề nghiệp

2.1.1. Người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc (kể cả khi đi giải lao, ăn trưa, đi vệ sinh…)

  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp.

  • Những việc làm hấp dẫn

    Quản Lý Sản Xuất

    Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên Quản lý điều hành , Sản Xuất

    Quản Lý Thương Hiệu (Thời Trang)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR

    Quản Lý Bảo Trì (Thực Phẩm)

    Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Điện/HVAC/MEP

    Trên đường từ nơi ở đến nơi làm việc (lúc đi hoặc lúc về) trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2.1.2. Suy giảm khả năng lao động

  • Mức độ suy giảm từ 0,5% trở lên

  • Do chính một trong các tai nạn đề cập ở mục 2.1.1 gây ra

2.2. Bệnh nghề nghiệp và điều kiện nhận chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng, xuất hiện nhiều ở những người lao động thường xuyên làm cùng tính chất công việc đó, yếu tố độc hại của công việc tác động liên tục, từ từ thấm vào cơ thể gây ra bệnh sau thời gian dài. Những sự cố ngộ độc cấp tính, bán cấp tính diễn ra tức thì sẽ xếp vào tai nạn nghề nghiệp, chứ không phải bệnh nghề nghiệp.

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp đơn giản hơn so với tai nạn nghề nghiệp. Cụ thể, theo điều 44 Luật BHXH 2014, người lao động bị bệnh nghề nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau:

  • Bị bệnh thuộc danh mục nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường độc hại, hoặc nghề có yếu tố độc hại

  • Khả năng lao động suy giảm từ 5% trở lên do bị bệnh thuộc danh mục nghề nghiệp.

3. Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - bệnh nghề nghiệp

Mức hỗ trợ này, người lao động sẽ nhận được từ cả doanh nghiệp nơi sử dụng lao động và từ quỹ BHXH mà người lao động đã được doanh nghiệp đóng trong quá trình làm việc. Ngoài những chi trả về tài chính, người lao động còn được hỗ trợ vật dụng, thiết bị hồi phục sức khỏe, được hỗ trợ quay lại làm việc sau khi hồi phục… Chi tiết cụ thể được thể hiện đầy đủ ở dưới đây:

3.1. Phần tiền do người sử dụng lao động chi trả

- Chi phí y tế, từ khi NLĐ sơ cứu, cấp cứu cho đến khi được điều trị ổn định, bao gồm:

  • Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc

  • Thanh toán khoản phí đồng chi trả cùng bảo hiểm y tế

  • Thanh toán các khoản phí bảo hiểm y tế không chi trả

  • Thanh toán toàn bộ chi phí nếu người lao động không tham gia bảo hiểm y tế

  • Trả phí giám định sức khỏe nếu người lao động suy giảm khả năng lao động dưới 5%

- Chi trả toàn bộ tiền lương trong thời gian người lao động nghỉ điều trị, phục hồi.

- Tiền bồi thường nếu tai nạn lao động, chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Không phải lỗi của người lao động, tùy theo mức suy giảm khả năng lao động:

+ Từ 5 – 10% : bồi thường ít nhất 1,5 tháng lương.

+ Từ 11 – 80% : cứ tăng 1% được bồi thường thêm 0,4 tháng lương.

+ Từ 81% trở lên : bồi thường ít nhất 30 tháng lương cho người lao động, hoặc cho thân nhân của họ nếu người lao động chết.

Trường hợp 2 : Do lỗi của người lao động thì bồi thường tối thiểu 40% các mức tương ứng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã đề cập ở phần trên.

- Bố trí công việc thích hợp sau khi người lao động hồi phục và có nguyện vọng tiếp tục làm việc.

tuyển dụng nhân sự cấp cao
>> Mức lương đóng bảo hiểm là như thế nào?

3.2. Phần tiền do quỹ tai nạn lao động chi trả

Phần này sẽ căn cứ theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, dựa trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động:

- Suy giảm từ 5 – 30% thì được hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trợ cấp 1 lần

+ Giảm đúng 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở hiện hành.

+ Từ 6 – 30% thì cứ giảm 1% tiếp theo được thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

- Suy giảm từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng:

+ Suy giảm đúng 31% thì được hưởng 30% lương cơ sở.

+ Suy giảm từ 32% trở lên, cứ thêm 1 % suy giảm thì được +2% mức lương cơ sở.

- Khoản trợ cấp tùy vào số năm tham gia BHXH

Dù là hưởng trợ cấp 01 lần hay hằng tháng thì khoản trợ cấp này đều được tính dựa theo tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn – bệnh nghề nghiệp

  • Đóng dưới 01 năm thì thêm 0,5 tiền lương tháng

  • Cứ mỗi năm đóng đủ thì thêm 0,3 tiền lương tháng

- Trợ cấp hàng tháng bằng mức lương cơ bản hiện hành (năm 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng) nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt, mù cả 2 mắt hoặc cụt chân/tay, bị tâm thần

- Trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở (36 x 1,49 = 53,64 triệu đồng) nếu người lao động bị chết.

- Khoản hỗ trợ điều trị, phục hồi, dưỡng sức…

  • Tiền mua phương tiện trợ giúp cho quá trình sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền

  • Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sau quá trình điều trị bằng 30% mức lương cơ sở (tính theo ngày), dựa trên mức suy giảm khả năng lao động:

+ Từ 15 – 30% được tối đa 5 ngày.

+ Từ 31 – 50% được tối đa 7 ngày

+ Từ 51%  trở lên, được hỗ trợ tối đa 10 ngày.

  • Hỗ trợ tiền học phí để chuyển đổi nghề nghiệp sau khi trở lại làm việc:

    • Áp dụng khi người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

    • Tối đa 50% học phí, không quá 15 lần mức lương cơ sở

    • Hỗ trợ tối đa 01 lần / năm, hỗ trợ tối đa 02 lần.

Chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - bệnh nghề nghiệp là phần quỹ do người sử dụng lao động (doanh nghiệp) đóng, đây là bảo hiểm bắt buộc, nếu doanh nghiệp không đóng là vi phạm luật Bảo hiểm xã hội. Người lao động không phải trích lương ra đóng nhưng sẽ được hưởng quyền lợi khi phát sinh tình huống tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Bài viết này, quân sư TalentBold đã chia sẻ súc tích những tình huống, cũng như điều kiện để nhận đủ khoản tài chính hỗ trợ từ quỹ, giúp người lao động chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi lao động chính đáng.

Dịch vụ trợ lý tuyển dụngChi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents

Hotline: 077 259 1080

Mail: sales@talentbold.com

Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  ------------------------------------

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng