maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phát triển nghề nghiệp cấp cao

Chức năng, vai trò của HRM trong quản trị doanh nghiệp

Chức năng, vai trò của HRM trong quản trị doanh nghiệp

Khi nhân lực trở thành yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh lớn, cùng với đó là cuộc chạy đua giành nhân tài thì quản trị nguồn nhân lực (HRM) trở thành hoạt động cốt lõi không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp hiện nay. Chức năng, vai trò của HRM trong quản trị doanh nghiệp ngày càng được kỳ vọng cao hơn. Cụ thể đó là những kỳ vọng gì, TalentBold sẽ chia sẻ đến bạn đọc ngay sau đây.

MỤC LỤC
1. Vai trò của HRM trong quản trị doanh nghiệp
2. Chức năng của HRM trong quản trị doanh nghiệp

   2.1. Tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng
   2.2. Thúc đẩy hiệu suất làm việc của người lao động
   2.3. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho người lao động
   2.4. Xây dựng lớp nhân sự kế thừa cho doanh nghiệp
   2.5. Đề xuất và triển khai các chính sách lương thưởng và phúc lợi
   2.6. Thiết lập hệ thống nguồn nhân lực cho tổ chức
   2.7. Báo cáo, dự báo và đề xuất cải tiến cho các vấn đề nhân sự


Tìm việc làm hấp dẫn tại TalentBold

1. Vai trò của HRM trong quản trị doanh nghiệp 

HRM (Human Resources Management) – tạm dịch là quản trị nguồn nhân lực – là một chuỗi những nhiệm vụ nhằm đảm bảo lợi thế cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài.

Vai trò của HRM trong quản trị doanh nghiệp ngày càng được đề cao, luôn gắn liền với các chiến lược thuộc mọi khía cạnh khác trong doanh nghiệp. Cụ thể là 03 vai trò sau:

- Quản lý nguồn nhân lực

- Duy trì nguồn nhân lực

- Phát huy tối đa sức mạnh nguồn nhân lực

Làm tốt 03 vai trò này chính là con đường mang lại sức mạnh cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp, nhưng đây cũng là thách thức mà mỗi doanh nghiệp phải luôn nhận thức và nỗ lực hoàn thiện không ngừng.

2. Chức năng của HRM trong quản trị doanh nghiệp 

Với 03 vai trò trên, HRM trong quản trị doanh nghiệp được cụ thể hóa với 07 chức năng quan trọng sau:

2.1. Tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng 

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Phòng Nhân Sự (Tiếng Trung)

TP.HCM, Đồng Tháp, Long An Nhân sự

Trưởng Phòng Nhân Sự (Tiếng Trung)

TP.HCM, Đồng Tháp, Long An Nhân sự

Trưởng Phòng/Phó Phòng Hành Chính & Nhân Sự

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

Trưởng Phòng Hành Chính & Nhân Sự (Sản Xuất)

Hà nội, Hà Nam, Nam Định Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

Chuyên Viên Hành Chính Nhân Sự

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Hành chánh/Thư ký , Nhân sự


>>> HRM là gì? Tất tần tật về Human Resource Management

Tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng ứng viên phù hợp cho từng vị trí là nhiệm vụ lâu đời nhất trong công tác quản trị nguồn nhân lực, đặc biệt là những phòng ban liên quan trực tiếp đến nhân sự.

Tất cả các bước trong quy trình tuyển dụng như:

  • Thu thập thông tin yêu cầu tuyển dụng từ ban lãnh đạo hoặc phòng ban chuyên môn

  • Chọn nguồn cung ứng viên phù hợp

  • Soạn thảo và đăng tin tuyển dụng hiệu quả

  • Tiếp nhận, sàng lọc hồ sơ

  • Sắp xếp phỏng vấn ứng viên tiềm năng

  • Đánh giá và lựa chọn ứng viên giỏi nhất…

Chính là những nhiệm vụ phải hoàn thành trong chức năng này.

2.2. Thúc đẩy hiệu suất làm việc của người lao động 


>>> HRM và phần mềm quản trị nhân sự tốt nhất hiện nay

Khi ứng viên đã trở thành thành viên của doanh nghiệp thì việc quản lý hiệu suất sẽ là chức năng tiếp theo mà công tác quản trị nguồn nhân lực ( HRM ) đặt ra.

Chức năng này vừa thôi thúc người lao động phát triển năng lực bản thân, vừa giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích kinh doanh từ sự đóng góp của người lao động.

Mỗi vị trí công việc sẽ có một nhóm các nhiệm vụ phải hoàn thành, và quản trị nguồn nhân lực sẽ phản hồi hiệu suất của từng nhân viên ở mỗi nhiệm vụ thông qua các công cụ đánh giá như:

- Thang điểm đánh giá KPI

- Đánh giá từ đồng nghiệp, đối tác

- Số liệu cụ thể về tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ …

Qua đó nhân viên biết được

- Năng lực hiện tại của bản thân

- Năng lực bình quân của toàn bộ phận

- Quyền lợi khi có hiệu suất làm việc tốt

Và từ đó, nỗ lực phát huy khả năng, nâng cao hiệu suất cho chính mình và cho cả doanh nghiệp.

2.3. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho người lao động 


>>> Quản trị nhân lực - HRM là gì?

Công nghệ ngày càng phát triển, đặc thù sản xuất kinh doanh cũng cải tiến không ngừng. Muốn duy trì năng suất làm việc cao, doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi và phát triển năng lực của bản thân để theo kịp thời đại.

Thực hiện chức năng này hiệu quả, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, mà còn:

 - Giúp nhân viên an tâm học hỏi, trau dồi trong lĩnh vực của mình

- Giữ chân nhân viên hiệu quả vì họ biết tại đây, họ được định hướng và cập nhật sự tiến bộ tốt nhất.

Công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ có thể thực hiện theo nhiều cách:

- Doanh nghiệp tự xây dựng giáo trình cho riêng mình và tự tổ chức đào tạo

- Doanh nghiệp thuê đơn vị chuyên nghiệp bên ngoài soạn giáo trình và tự đào tạo

- Doanh nghiệp thuê đơn vị chuyên nghiệp bên ngoài soạn giáo trình và thuê giáo viên về đào tạo cho nhân viên

- Doanh nghiệp cử nhân viên tham gia các khóa học (đài thọ 100% kinh phí hoặc hỗ trợ theo tỷ lệ nhất định)

2.4. Xây dựng lớp nhân sự kế thừa cho doanh nghiệp 


>>> HR là gì? Các vị trí và công việc trong ngành HR

Tuyển dụng vị trí quản lý cao cấp mất rất nhiều thời gian và chi phí. Thay vì phải phụ thuộc vào nguồn ứng viên bên ngoài, việc định hướng xây dựng lớp nhân sự kế thừa ngay chính nhân viên trong doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn rất nhiều

- Tốc độ tuyển dụng thành công nhanh chóng

- Chi phí tuyển dụng gần như bằng 0

- Nhân sự được đề bạt đã quen thuộc công việc nên thời gian tiếp quản cực nhanh

- Những bí mật kinh doanh trong tổ chức được bảo mật...

Để có được những lợi ích đó, người làm công tác quản trị nguồn nhân lực phải thường xuyên:

- Theo dõi hiệu suất làm việc và xác định nhân tài

- Lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp

- Triển khai những chính sách giữ chân nhân tài lâu dài…

2.5. Đề xuất và triển khai các chính sách lương thưởng và phúc lợi 


Chính sách đãi ngộ tốt, công bằng, minh bạch chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả.

Một mức lương cao ngất chưa hẳn đã tốt vì còn phải phù hợp ngân sách nhân sự và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thay vào đó là một mức lương phù hợp cùng những chính sách thưởng, phúc lợi thôi thúc nhiệt huyết cống hiến của nhân viên cho tổ chức mới thật sự mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chính vì vậy, chức năng này đặt ra yêu cầu về năng lực giám sát và đề xuất các tiêu chuẩn lương thưởng, phúc lợi phù hợp cho từng vị trí mà công tác quản trị nguồn nhân lực phải hoàn thành.

2.6. Thiết lập hệ thống nguồn nhân lực cho tổ chức 

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nguồn nhân lực ( HRM ) đã trở thành xu hướng tất yếu của thời đại.

Là người phụ trách HRM trong doanh nghiệp, việc thiết lập hệ thống quản trị nguồn nhân lực chính là một nhiệm vụ luôn được chú trọng.

>>> Hiring Manager là ai và làm gì?

Thông qua những phần mềm quản trị nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thông tin liên quan đến các vấn đề nhân sự như:

- Quản lý lương

- Quản lý nhân viên từng phòng ban

- Quản lý kết quả đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên suốt nhiều năm

- Danh sách ứng viên dự phòng

- Kết quả đào tạo của từng nhân viên…

đều sẽ được lưu vào hệ thống với khả năng lưu trữ đám mây dung lượng lớn, độ an toàn bảo mật cao.

Nhờ vậy, dù thế hệ quản trị nguồn nhân lực có thay đổi thì :

- Dữ liệu vẫn được lưu trữ an toàn, thuận lợi truy xuất bất cứ lúc nào

- Quy cách quản lý thống nhất, không như trước đây mỗi thế hệ, mỗi nhân viên tự quản lý theo cách của mình

- Lịch sử thông tin lưu trữ đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác đánh giá, đề bạt công bằng…

2.7. Báo cáo, dự báo và đề xuất cải tiến cho các vấn đề nhân sự 


Tình trạng biến động nhân sự là điều không thể tránh khỏi nhưng nhờ công tác quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất, đồng thời không để thời gian thiếu hụt nhân sự kéo dài.

Mọi doanh nghiệp đều kỳ vọng sở hữu được thành quả này, muốn như vậy, thì công tác quản trị nguồn nhân lực cần đảm bảo chức năng:

- Báo cáo số liệu chi tiết về hiệu suất làm việc của nhân sự doanh nghiệp

- Nghiên cứu, tổng hợp thông tin thị trường lao động

- Dự báo biến động nhân sự ngành theo mùa hoặc đột xuất

- Đề xuất những biện pháp bảo đảm số lượng và chất lượng nhân sự hiệu quả nhất…

Nhiều doanh nghiệp đã trang bị các phần mềm quản trị nhân sự chuyên nghiệp, trong đó tích hợp sẵn các công cụ phân tích, đánh giá , xuất báo cáo trình ban lãnh đạo. Thậm chí một số phần mềm còn cho phép tự động cập nhật thông tin theo nguồn lựa chọn, không phải tự tra cứu và nhập tay, rất thông minh.

Trên đây là những chức năng, vai trò của HRM trong quản trị doanh nghiệp. Các bạn ứng viên có thể dựa trên những thông tin mà TalentBold chia sẻ để làm cẩm nang xây dựng kế hoạch phát triển năng lực của bản thân, đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của mọi nhà tuyển dụng trong tương lai.

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng