- 420k
- 1k
- 870
Chứng chỉ ngành kế toán là một trong những chứng chỉ hành nghề có tính chất bắt buộc, được nhà tuyển dụng yêu cầu đối với ứng viên cho những vị trí công tác chuyên môn cao. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con đường sự nghiệp theo chuyên ngành kế toán mà bạn đã chọn, quân sư TalentBold tin chắc chứng chỉ ngành kế toán là yếu tố mà bạn cần lưu tâm học tập, thi cử và sở hữu càng sớm càng tốt.
MỤC LỤC:
1- Chứng chỉ ngành kế toán là gì?
2- Đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ ngành kế toán
3- Các loại chứng chỉ ngành kế toán
4- Chứng chỉ ngành kế toán học và thi như thế nào?
>>> Xem thêm: Việc làm kế toán tài chính
Chứng chỉ ngành kế toán là giấy chứng nhận tư cách hành nghề kế toán cho một cá nhân. Chứng chỉ này được được cấp bởi những tổ chức uy tín như Bộ tài chính trong nước hoặc các Hiệp hội kế toán, kiểm toán quốc tế sau khi cá nhân đó đã hoàn thành khóa học, trải qua kỳ thi chứng chỉ ngành kế toán theo các tiêu chuẩn quy định.
Tại sao cần chứng chỉ kế toán?
Kế toán, kiểm toán là một ngành thiên về thực hành. Bên trong đó là vô số nghiệp vụ liên quan đến tài chính, có ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và của các cơ quan tài chính quốc gia. Do đó, bên cạnh kiến thức chuyên môn, người làm kế toán, kiểm toán còn phải sở hữu:
Năng lực thực hành nghiệp vụ thuần thục
Cập nhật liên tục mọi quy định cải cách về thuế, bút toán…
Tư cách đạo đức nghề nghiệp cao, thấu hiểu những nguy hại gây ra cho bản thân và tổ chức nếu cố tình làm sai quy định pháp luật kế toán, kiểm toán
Thông qua chứng chỉ ngành kế toán, người sở hữu sẽ có trong tay một bằng chứng hoàn toàn chuẩn mực, phản ánh năng lực, phẩm chất kế toán, kiểm toán. Nhanh chóng xây dựng niềm tin nơi nhà tuyển dụng và các đối tác trong công việc.
>>> Bạn có thể xem thêm: Khóa học kế toán cho người mới bắt đầu
Không phải ai công tác trong ngành kế toán cũng cần thi lấy chứng chỉ hành nghề, nhưng ở một số vị trí cụ thể, chứng chỉ này được xem là yêu cầu bắt buộc:
Vị trí kế toán trưởng sẽ do doanh nghiệp đề bạt, tuyển dụng theo quy định nội bộ. Nhưng trước pháp luật, kế toán trưởng là đại diện cao nhất của phòng kế toán, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối hoạt động kế toán
Vì vậy, để đảm bảo người ngồi vào vị trí kế toán trưởng có đủ năng lực này, luật kế toán quy định người giữ chức Kế toán trưởng phải đạt các tiêu chuẩn.
Chứng chỉ kế toán trưởng
Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA)
Có chuyên môn, nghiệp vụ ngành kế toán từ bậc trung cấp,
Có thời gian làm việc thực tế về kế toán ít nhất 2 -3 năm…
Thường là những cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán từ bên ngoài, được doanh nghiệp quy mô nhỏ thuê làm sổ sách kế toán hằng tháng, quý, năm. Để có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ một cách hợp pháp, người được thuê phải:
Đạt những tiêu chuẩn nghề nghiệp trong Luật kế toán quy định
Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán
>>> Bạn có thể quan tâm: Những điều cần biết về chứng chỉ ngành kế toán?
Cá nhân này có thể làm việc độc lập hoặc là người thành lập tổ chức, tuyển dụng nhân sự và cung cấp dịch vụ kế toán cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài. Nói cách khác, họ là đại diện pháp nhân của các công ty dịch vụ kế toán, do đó, cá nhân này phải hội đủ:
Đạo đức nghề nghiệp
Đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán với đầy đủ văn phòng và địa chỉ giao dịch
Có chứng chỉ kiểm toán viên, hoặc chứng chỉ ngành kế toán CPA do Bộ Tài Chính cấp.
Những nhân viên làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng phải có đủ điều kiện:
Ký kết hợp đồng lao động đầy đủ, đảm bảo các tiêu chuẩn nghề nghiệp theo quy định
Có chứng chỉ kiểm toán viên, hoặc chứng chỉ ngành kế toán CPA do Bộ Tài Chính cấp.
Nếu bạn đã định hướng phát triển sự nghiệp theo lĩnh vực kế toán thì đây là danh sách những chứng chỉ ngành kế toán rất cần sở hữu:
Đây là chứng chỉ hành nghề kế toán mang tính bắt buộc, và có tính phổ biến nhất hiện nay. Bất cứ ai làm công tác kế toán, kiểm toán cũng cần phải có. Chứng chỉ này minh chứng cho:
Năng lực nghiệp vụ kế toán
Khả năng quản trị rủi ro trong ngành kế toán
Chứng chỉ này thiên về khả năng phân tích tài chính chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính.
Chứng chỉ này đào tạo chuyên sâu về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Những ai kỳ vọng đảm nhận những vị trí quản lý tài chính trong doanh nghiệp từ tầm trung trở lên thì nên sở hữu chứng chỉ CMA.
Chứng chỉ này là yêu cầu bắt buộc đối với các chuyên viên kiểm toán nội bộ, được Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA cấp. Thông qua chứng chỉ này, người học được bổ sung nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong kiểm toán, quản trị rủi ro, kiểm soát gian lận nội bộ…
>>> Bạn có thể tham khảo: Tìm hiểu về vị trí nhân viên kế toán
Chứng chỉ ACCA là một chương trình đào tạo chuyên nghiệp cho những ai làm việc chuyên sâu về tài chính, kế toán và kiểm toán. Chứng chỉ do Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc cấp, có giá trị toàn cầu, người học được đào tạo toàn diện:
Quản lý tài chính
Báo cáo tài chính
Thuế
Kiểm toán
Đạo đức nghề nghiệp
Khả năng lãnh đạo.
Đây là chứng chỉ thực hành cao theo chuẩn kế toán, kiểm toán, thuế Việt Nam hiện hành. Chứng chỉ do Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) chứng nhận.
Chứng chỉ CIMA là chứng chỉ cần thiết cho những cá nhân muốn tham gia đội ngũ kiểm toán quốc tế, cung cấp lượng lớn kiến thức về quản trị tài chính và quản trị chiến lược. Chứng chỉ do Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc cấp.
Chứng chỉ này thiên về quản trị rủi ro tài chính có giá trị toàn cầu, do GARP (Global Association of Risk Professionals – Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro) tổ chức thi và cấp bằng.
Để được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, người dự thi phải thỏa các điều kiện sau:
>>> Quan tâm: Bản mô tả công việc nhân viên kế toán
Đây là điều kiện “cần” để một cá nhân được cấp phép tham gia dự thi chứng chỉ nghề kế toán. Điều kiện này được quy định tại điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC, bao gồm:
Người tham gia thi chứng chỉ ngành kế toán phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
Người dự thi phải hoàn tất quá trình đào tạo kiến thức kế toán, vì vậy, hồ sơ dự thi phải trình được một trong những loại bằng cấp sau:
Bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng
Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác nhưng chương trình học có tổng số đơn vị học trình / tiết học các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế chiếm ≥ 7% tổng số học trình / tiết học cả khóa học
Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp (theo quy định của pháp luật)
Thời gian làm việc thực tế tại một trong các vị trí liên quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng (03 năm), tính từ tháng tốt nghiệp trên bằng đại học / sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.
Sau khi hội đủ những điều kiện “cần”, người dự thi phải có được điều kiện “đủ” – đó chính là điểm thi chứng chỉ ngành kế toán – thì mới được xét cấp chứng chỉ. Quy định điểm thỉ tối thiểu 05 điểm đối với các môn thi:
Thuế và quản lý thuế nâng cao.
Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao.
>>> Tham khảo thêm: 8 kỹ năng mềm cần thiết dành cho ngành kế toán
Tùy vào loại chứng chỉ và phạm vi sử dụng của chứng chỉ mà đơn vị cấp sẽ khác nhau. Cụ thể như:
Chứng chỉ hành nghề kế toán CPA có giá trị trong nước sẽ do Bộ tài chính cấp
Chứng chỉ kiểm toán thực hành VACPA có giá trị trong nước sẽ do Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) chứng nhận.
Những chứng chỉ ngành kế toán có giá trị quốc tế sẽ do tổ chức đào tạo ở nước ngoài cấp bằng, như:
Chứng chỉ ACCA do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc cấp
Chứng chỉ CIA do Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA (The Institute of Internal Auditor) cấp.
Đối với các chứng chỉ ngành kế toán có giá trị trong nước thì thời gian học kéo dài khoảng vài tháng đến tối đa 01 năm
Đối với chứng chỉ có giá trị quốc tế thì lượng kiến thức khá nhiều, bao gồm nhiều môn học kết hợp nên thường sẽ tốn ít nhất 02 năm mới hoàn thành khóa học.
Chứng chỉ ngành kế toán vừa là thủ tục hành chính, vừa là bằng chứng khẳng định năng lực kế toán, kiểm toán của người sở hữu. Tại Việt Nam, chứng chỉ ngành kế toán CPA là chứng chỉ phổ biến nhất, bên cạnh đó, tùy theo mong muốn nâng cao nghiệp vụ theo từng khía cạnh cụ thể, các bạn có thể theo học các chứng chỉ ngành kế toán chuyên sâu khác mà quân sư TalentBold đã tổng hợp và chia sẻ trong bài viết.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet