- 420k
- 1k
- 870
Lựa chọn một ngành nghề phù hợp năng lực và kỳ vọng phát triển để gắn bó ổn định lâu dài, gặt hái nhiều thành công là điều mà tất cả chúng ta đều mong đợi. Tuy nhiên, sự “phù hợp” ấy chưa chắc sẽ đến với bạn ngay lần đầu lựa chọn nghề nghiệp. Chuyển nghề chính là giải pháp nhưng chuyển nghề sao cho hiệu quả, sao cho sự sai lầm không lặp lại một lần nữa thì quân sư TalentBold sẽ mách kinh nghiệm cho bạn ngay bây giờ.
MỤC LỤC:
1- Những dấu hiệu để cần chuyển nghề
2- Chuyển nghề sẽ gặp những khó khăn gì?
3- Lời khuyên cho bạn nếu muốn chuyển nghề thành công
3.1. Đừng nghỉ việc trước, tìm việc mới sau
3.2. Thiết lập kế hoạch khi chuyển nghề
3.3. Chuyển nghề khi tuổi đời còn trẻ
3.4. Chưa trang bị kỹ năng, kiến thức gì cho nghề mới cả
3.5. Chuyển nghề vì cảm xúc nhất thời
Ngành nghề nào cũng có khó khăn, thử thách riêng đòi hỏi người lao động phải nỗ lực khắc phục, vì vậy, những khó khăn này không phải là lý do để bạn chuyển nghề đâu. Chỉ khi xuất hiện những dấu hiệu sau thì mới là lời cảnh báo bạn cần chuyển nghề:
Những áp lực khiến bạn lo lắng, sợ hãi khi đối mặt với công việc
Những bất đồng, mệt mỏi với đồng nghiệp
Những chán nản cung cách quản lý thiếu công bằng của Sếp…
Bất cứ lý do nào khiến bạn không còn nhiệt huyết đến công ty vào mỗi ngày làm việc cũng chính là dấu hiệu cho thấy môi trường đó đã không còn phù hợp để bạn an tâm cống hiến và kỳ vọng phát triển nữa.
Cuộc sống của bạn không chỉ có công việc, nhưng doanh nghiệp thì dường như không để ý điều đó. Số lượng đầu việc cứ tăng dần, không tuyển thêm người dù bạn đã phản ánh nhiều lần. Họ chỉ cần biết bạn còn gánh được, nhiệm vụ vẫn hoàn thành, bất kể bạn kiệt sức, căng thẳng, mắc phải các chứng bệnh văn phòng như đau bao tử, đau đầu, trĩ…, bạn chẳng còn thời gian chăm sóc bản thân chứ đừng nói đến việc phát triển, không thể cân bằng công việc và cuộc sống.
Đây là vấn đề về năng lực phù hợp yêu cầu công việc. Mỗi người đều có sự giỏi giang nhưng chỉ phù hợp với một số lĩnh vực, không phải với tất cả. Vì vậy, khi năng lực của bạn không giúp bạn đạt hiệu suất công việc, sự giỏi giang không có cơ hội phát huy thì đã đến lúc bạn nên chuyển nghề phù hợp hơn.
Có thể bạn quan tâm >>>> Hướng dẫn cách Định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Một môi trường làm việc phù hợp không chỉ kể đến công việc tốt, phù hợp năng lực mà còn phải có một văn hóa công sở đáp ứng kỳ vọng của bản thân. Ví dụ:
Bạn muốn thành tích sẽ tính cho nhân sự trực tiếp đóng góp nhưng doanh nghiệp lại tính theo phòng ban.
Bạn muốn đề bạt dựa trên năng lực bất kể đó là một nhân sự trẻ nhưng doanh nghiệp lại xét tiêu chuẩn thâm niên đầu tiên.
Bạn muốn một môi trường làm việc hỗ trợ nhau nhưng văn hóa doanh nghiệp đã hình thành ở các nhân viên làm việc lâu năm thái độ ích kỷ, mạnh ai nấy sống.
Một văn hóa không phù hợp kỳ vọng thì dù nơi đó lương có cao, việc có hợp chuyên môn thì bạn cũng không cảm thấy phấn khích để phát huy hết năng lực. Lâu dần năng lực mai một, còn bản thân sẽ bị tiêm nhiễm văn hóa tiêu cực.
“Làm việc vì đam mê, chúng ta sẽ không có cảm giác đi làm ngày nào cả”. Trong thời gian đầu mưu sinh, chúng ta phải làm việc vì cơm áo gạo tiền, nhưng một khi đã có tài chính tương đối ổn định, đam mê mới chính là con đường giúp ta tạo nên giá trị riêng cho bản thân. Vì vậy, khi phát hiện một cơ hội chuyển nghề mà bạn hằng mong đợi, hãy thử sức để chinh phục đam mê của mình, thay vì cứ bình bình xoay vòng với công việc mà bạn không còn nhiệt huyết nữa.
Chuyển nghề là một giải pháp hữu hiệu khi có những dấu hiệu trên xuất hiện, nhưng trong kế hoạch thay đổi công việc, bạn cần cân nhắc các yếu tố khó khăn khi chuyển nghề để có sự dự phòng tốt nhất:
Chuyển sang một ngành nghề khác buộc bạn phải đối mặt với những khác biệt về nghề nghiệp. Tiêu biểu là những quy trình triển khai công việc, tiêu chuẩn hoàn thành, nguồn lực hỗ trợ trong công việc… Những điều này nếu ở nghề nghiệp cũ, bạn đã có đầy đủ sau nhiều năm làm việc, nhưng khi chuyển nghề, tất cả đều trở lại con số 0.
Toàn bộ guồng quay của nơi làm việc mới đều đang vận hành, họ chỉ dừng lại để đào tạo những vấn đề đặc thù như:
Phần mềm chuyên dụng doanh nghiệp đang sử dụng
Quy trình vận hành của tổ chức, các phòng ban liên quan
Cung cách giao tiếp với khách hàng…
Còn những kiến thức chuyên môn để hoàn thành công việc thì được xem là mặc định, nếu bạn không có sẵn thì phải tự học thật nhanh để theo kịp tiến độ công việc.
Thông thường khi chuyển nghề, kinh nghiệm làm việc thực tế không có nên bạn sẽ được đánh giá như một sinh viên vừa tốt nghiệp đúng chuyên ngành, hoặc một ứng viên không tốt nghiệp đúng chuyên ngành nhưng có trải nghiệm một số nhiệm vụ tương tự yêu cầu công việc. Dù là trường hợp nào thì vị trí mà bạn được ứng tuyển đều ở cấp bậc thấp. Như vậy, khoảng thời gian vài năm ở ngành nghề cũ có thể đưa bạn lên vị trí chuyên viên, trưởng bộ phận thì khi chuyển nghề mới, bạn chỉ là một nhân viên mới bắt đầu.
Tham khảo >>>> 10 mục tiêu nghề nghiệp mọi người hướng đến
Cấp bậc sẽ đi kèm với mức lương, và với cấp bậc thấp thì mức lương khởi điểm của bạn cũng thấp. Tuy nhiên, đó là thấp so với mặt bằng chung của ngành nghề mới hoặc so với chính sách quy định lương của doanh nghiệp mới, chứ so với ngành nghề cũ thì có thể cao hơn nhiều. Chẳng hạn, bạn chuyển từ nghề văn thư lưu trữ sang nghề lập trình web thì dù chỉ ở cấp bậc thấp, mức lương của bạn vẫn cao hơn mức lương dành cho người làm việc 1 – 2 năm ở ngành nghề cũ.
Chuyển nghề là một vấn đề trong cuộc sống, mà mỗi vấn đề đều có ưu và nhược điểm riêng. Với người có ý định chuyển nghề, để quyết định đưa ra thật sự mang lại giá trị cao cho tương lai, quân sư có vài lời khuyên dành cho bạn:
Bạn có năng lực, có kinh nghiệm nhưng đó là trong ngành nghề cũ, còn ở đây là chuyển nghề. Vì vậy sẽ không có gì chắc chắn bạn sẽ thuận lợi chinh phục nhà tuyển dụng ngay khi nghỉ việc ở nghề cũ. Do đó, chỉ nên xin nghỉ việc khi bạn đã chắc chắn nhận được lời mời làm việc ở nơi mới. Dù sao doanh nghiệp mới vẫn sẽ dành thời gian ít nhất 02 tuần để bạn bàn giao công việc ở nơi cũ.
Chuyển nghề luôn kèm theo những khó khăn, thách thức, vì vậy, đừng vì những yêu thích nhất thời mà quyết định vội vàng, ảnh hưởng đến cả tương lai. Bạn cần có kế hoạch cụ thể cho ngành nghề mà mình đang hướng đến, điển hình như:
Mức độ tương đồng giữa kinh nghiệm mà bạn tích lũy và mô tả công việc (càng nhiều càng tốt)
Kiến thức nền tảng mà công việc yêu cầu, bạn đã có bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu?
Việc bổ sung kiến thức có dễ dàng không, cần bao nhiêu tiền, bao nhiêu thời gian?
Tỷ lệ chuyển việc trong ngành, mức lương và phúc lợi phổ biến…
Tất cả khía cạnh phải được cập nhật và cân nhắc xem xét. Ngày nay có mạng Internet, có hội nhóm Facebook thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nên việc tìm hiểu thông tin thực tế không còn khó khăn nữa.
Độ tuổi thích hợp để có thể chuyển nghề là từ 22 – 28 tuổi. Qua mốc tuổi này rồi, việc xin việc với một ứng viên được xem như chưa có kinh nghiệm sẽ càng khó khăn hơn. Do đó, những năm đầu sau khi ra trường, trải nghiệm đển đánh giá năng lực và lựa chọn nghề nghiệp cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Đừng rề rề cho rằng càng có nhiều kinh nghiệm thì chuyển sang ngành nào cũng dễ. Thực tế, ngay cả chuyển việc cùng nghề đối với người lớn tuổi cũng đã là khó khăn rồi.
Mặc dù với một nhân viên ở cấp bậc thấp, doanh nghiệp sẽ dành cho họ thời gian và sự kiên nhẫn để nhân viên có thể dần tiếp cận công việc hoàn hảo. Nhưng so với một người đã có kỹ năng, kiến thức nền tảng và một người như tờ giấy trắng trong nghề mới thì tốc độ tiếp quản của ai sẽ nhanh hơn? Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn sẽ chọn ai? Câu trả lời đã quá rõ ràng. Vì vậy, đừng mong đợi nghề sẽ dạy mình và doanh nghiệp nơi bạn chuyển nghề sẽ có nhiều sự vị tha và kiên nhẫn dành cho bạn.
Lương nghề mới cao hơn nghề mà bạn đang làm nhưng tiêu chuẩn yêu cầu chắc hẳn cũng cao hơn
Ghét việc hiện tại, muốn chuyển ngành nhưng ghét công việc khác với ghét nghề nghiệp
Áp lực bắt chuyển nghề từ người thân trong khi năng lực của bạn chỉ có bạn mới hiểu
Đây chỉ là những cảm xúc nhất thời tiêu biểu nhất, thôi thúc phần lớn người lao động chuyển nghề. Nhưng thật sự đây là những cảm xúc nhất thời, nếu chúng ta chuyển nghề một cách vội vã, thiếu sự đánh giá đa chiều thì chuyển nghề cũng chỉ là nhất thời, không mang đến môi trường ổn định để phấn đấu lâu dài như bạn mong đợi.
Chuyển nghề là việc một người lao động tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp ở một ngành nghề mới sau khi nhận ra ngành nghề đang làm không còn phù hợp nữa. Việc chuyển nghề ngày nay khá phổ biến, nền tảng trực tuyến cũng hỗ trợ các bạn nhân viên rất nhiều, nhưng để không phải chọn nghề sai một lần nữa, quân sư TalentBold khuyên bạn nên có sự cân nhắc một cách chín chắn dựa trên những nội dung mà bài viết vừa chia sẻ.
Xem thêm >>>> Nhảy việc là gì? Khi nào thì nên nhảy việc
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet