- 420k
- 1k
- 870
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới, mỗi doanh nghiệp đều cách tổ chức bộ máy tuyển dụng khác nhau. Trong đó, chuyên viên tuyển dụng nội bộ là một trong những đội ngũ phụ trách tuyển dụng phổ biến nhất. Vậy chuyên viên tuyển dụng nội bộ là gì? Vai trò và nhiệm vụ ra sao? TalentBold sẽ giải đáp đến bạn đọc ngay sau đây.
Chuyên viên tuyển dụng nội bộ là người được doanh nghiệp tuyển dụng, phụ trách
Xác định nhu cầu tuyển dụng ngắn và dài hạn
Lên phương án tuyển dụng nhân sự, trình ban lãnh đạo phê duyệt
Trực tiếp triển khai tìm kiếm, sàng lọc, phỏng vấn ứng viên
Đảm bảo tiến độ lấp đầy nhân sự các phòng ban theo đúng kế hoạch
Nhiều người thường nhầm tưởng chuyên viên tuyển dụng nội bộ chỉ phụ trách tìm kiếm, thuyên chuyển, đề bạt nhân sự hiện đang làm việc trong chính doanh nghiệp của mình, mà không tìm kiếm đến ứng viên ở bên ngoài. Điều này chưa hoàn toàn chính xác, vì đối tượng ứng viên mà chuyên viên tuyển dụng nội bộ hướng đến có cả bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.
Cụm từ “chuyên viên tuyển dụng nội bộ” chỉ nhằm khẳng định nhân sự đó
Thuộc biên chế của doanh nghiệp
Là nhân viên chính thức của doanh nghiệp
Hưởng lương, phúc lợi và các chế độ đặc thù theo quy định của doanh nghiệp
Không phải được thuê từ các công ty, tổ chức bên ngoài
>>>>> Xem thêm: Bộ KPI của chuyên viên tuyển dụng nội bộ là gì?
Phối hợp chặt chẽ cùng quản lý tuyển dụng hoặc trưởng phòng nhân sự chính là trách nhiệm chính trong nhiệm vụ của một chuyên viên tuyển dụng nội bộ.
Mỗi doanh nghiệp có mức độ kỳ vọng ở chuyên viên tuyển dụng nội bộ khác nhau. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp cũng sẽ quyết định số lượng nhiệm vụ mà chuyên viên tuyển dụng nội bộ phải đảm nhận.
Dưới đây là những nhiệm vụ không thể thiếu dành cho vị trí này:
Dựa trên định hướng phát triển nhân sự của doanh nghiệp và đề xuất bổ sung lực lượng từ các phòng ban, chuyên viên tuyển dụng nội bộ sẽ lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự phù hợp, cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm tạo sự chủ động trong việc ứng phó tình hình biến động nhân sự.
Liên kết chặt chẽ với các phòng ban chuyên môn để nắm bắt yêu cầu tuyển dụng ứng viên phù hợp
Soạn thảo nội dung bản tin đăng tuyển, thể hiện trọng tâm nhiệm vụ, giúp ứng viên có thể tự đánh giá năng lực bản thân trước khi ứng tuyển
Lựa chọn kênh đăng tin tuyển dụng, thu hút lượng hồ sơ nhanh và chất lượng.
Dựa trên tiêu chí đặt ra, chuyên viên tuyển dụng nội bộ sẽ sàng lọc (qua CV, qua điện thoại…) và đưa ra danh sách những ứng viên thực sự tiềm năng, phù hợp cao với vị trí tuyển dụng.
Nhiệm vụ này có vai trò quan trọng rất lớn vì một khi sàng lọc sai ứng viên, công sức cả quy trình tuyển dụng sẽ tiêu tan và phải tái tuyển dụng một lần nữa.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc của chuyên viên tuyển dụng nội bộ
Trực tiếp liên lạc với những ứng viên phù hợp để sắp xếp lịch phỏng vấn, đảm bảo thời gian từ lúc nhận hồ sơ đến khi lên lịch phỏng vấn không vượt quá 14 ngày.
Đồng thời, chuyên viên tuyển dụng nội bộ phải thường xuyên giữ liên lạc, hồi đáp ứng viên tiềm năng kịp thời để không bị vụt mất ứng viên giỏi vào tay đối thủ cạnh tranh.
Nội dung câu hỏi, thang điểm đánh giá, trình tự phỏng vấn… sẽ được chuyên viên tuyển dụng nội bộ thiết lập và trình ban lãnh đạo phê duyệt.
Số lượng vòng phỏng vấn sẽ tùy thuộc vào độ khó và tầm quan trọng của vị trí tuyển dụng. Thông thường, chuyên viên tuyển dụng nội bộ sẽ đảm nhận vòng phỏng vấn đầu tiên để đánh giá sơ lược ứng viên, trước khi để các phòng ban chuyên môn trực tiếp phỏng vấn.
Phòng hành chính : chuẩn bị địa điểm,sắp xếp không gian
Phòng chuyên môn : tổng hợp yêu cầu tuyển dụng, phối hợp phỏng vấn ứng viên
Phòng tài chính : chi ngân sách tuyển dụng
Phòng kỹ thuật : đảm bảo thiết bị, phần mềm hỗ trợ tuyển dụng vận hành ổn định…
Sự phối hợp càng nhịp nhàng, hiệu suất quy trình tuyển dụng càng được nâng cao.
Những kỳ vọng về :
Thời gian hoàn thành quy trình tuyển dụng
Ngân sách chi cho việc tìm kiếm và hoàn thành tìm kiếm ứng viên
Số lượng ứng viên trúng tuyển đến nhận việc…
Đều phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sự chủ động trong việc phát hiện và khắc phục.
Những ứng viên chưa trúng tuyển cùng thông tin liên lạc, hồ sơ của họ phải được lưu trữ đầy đủ, khoa học, thuận lợi trích lọc ngay khi cần.
Đây là nguồn ứng viên dự phòng quan trọng, giúp doanh nghiệp chủ động tìm thấy nguồn nhân lực phù hợp trong tương lai, đặc biệt khi cần tuyển dụng gấp.
Sau mỗi kỳ tuyển dụng, chuyên viên tuyển dụng nội bộ sẽ trực tiếp báo cáo với người quản lý trực tiếp. Trường hợp kết quả không như kỳ vọng, đôi khi phải giải trình trước ban lãnh đạo doanh nghiệp.
>>>> Bạn tìm hiểu thêm thông tin: Thuê ngoài trợ lý tuyển dụng là gì?
Nhân tài là yếu tố chính mang đến thành công cho doanh nghiệp. Vì vậy, hiểu rõ tầm quan trọng của chuyên viên tuyển dụng nội bộ là gì qua bài viết của TalentBold sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ đối tượng ứng viên phù hợp nhất tại vị trí này trong tổ chức. Một chuyên viên tuyển dụng nội bộ giỏi chuyên môn, thạo nghiệp vụ, gắn bó chặt chẽ cùng định hướng của doanh nghiệp sẽ là đòn bẩy nâng cao hiệu quả tuyển dụng nhân sự toàn doanh nghiệp
Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước. |
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet