- 420k
- 1k
- 870
Việc bị đồng nghiệp coi thường có thể khiến bạn nhất thời xúc động, thậm chí cảm thấy chán nản đến mức muốn bỏ việc.
Nhưng, bạn có từng nghĩ hậu quả cho hành động đó sẽ thế nào hay không? Hay là có nên nghỉ việc khi bị đồng nghiệp coi thường?
Hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết sau đây của Quân sư TalentBold nhé!
MỤC LỤC:
1- Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đồng nghiệp coi thường
2- Bị đồng nghiệp coi thường, có nên nghỉ việc?
3- Nên làm gì khi bị đồng nghiệp xem thường?
3.1- Đừng để ý đến đồng nghiệp xem thường bạn
3.2- Luôn hành xử một cách lịch sự, tử tế
3.3- Tìm kiếm giải pháp ứng phó nếu đồng nghiệp tiếp tục có hành vi xem thường bạn
3.4- Đừng tìm cách trả đũa đồng nghiệp coi thường bạn
3.5- Tìm kiếm sự trợ giúp từ đồng nghiệp khác
Bị đồng nghiệp trong công ty coi thường là điều không ai muốn. Vậy phải làm sao để biết mình đang bị coi thường tại nơi làm việc?
Theo Quân sư, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để biết mình có đang bị đồng nghiệp xem thường hay không:
Thích tranh cãi, gây gổ cùng đồng nghiệp là tính cách của một số người. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một đồng nghiệp nào đó thường xuyên tìm cách tranh cãi cùng bạn vì những điều nhỏ nhặt thì sẽ là dấu hiệu không tốt.
Sở dĩ họ làm như vậy là vì họ cho rằng họ thông minh hơn bạn, giỏi hơn bạn. Nói đơn giản là họ đang xem thường bạn. Họ cho rằng có thể dễ dàng chèn ép bạn.
Một biểu hiện rất rõ cho thấy đồng nghiệp của bạn đang đánh giá thấp trí tuệ của bạn đó là họ luôn nói chuyện với bạn vô cùng ngắn gọn. Thậm chí, họ chỉ trả lời là có hoặc không mà lười giải thích thêm cùng bạn.
Chính thái độ thẳng thừng, không muốn nói thêm với bạn dù chỉ một câu là cách đồng nghiệp của bạn đang dùng để thể hiện sự không coi trọng của họ với bạn.
Bạn nhận thấy đồng nghiệp khi đối diện với bạn thường có những cử chỉ như nhếch mép cười, liếc mắt, ánh mắt giễu cợt,… thì tức là họ đang xem thường bạn. Những cử chỉ này là cách họ thể hiện sự chế nhạo với bạn ngay tại nơi làm việc.
Mỗi khi bạn đưa ra ý kiến, phản hồi trong buổi họp hay một dự án, chương trình nào đó thường nhận được sự im lặng từ đồng nghiệp. Bởi vì đồng nghiệp vốn đã coi thường bạn nên họ sẽ chẳng muốn nghe bất cứ kiến nghị nào từ bạn.
Đồng nghiệp của bạn thường lấy bạn ra làm trò đùa. Hoặc là, họ cười thầm sau lưng bạn khi bạn vừa trình bày xong vấn đề gì đó. Đây đều là dấu hiệu cho thấy họ đang xem bạn như một trò cười không hơn không kém.
>>> Xem thêm: Chính trị công sở - Điều mà người lao động buộc phải đối mặt
Bạn thành công ký được một hợp đồng kinh tế lớn cho công ty. Đồng nghiệp tiến tới chúc mừng bạn nhưng đi cùng điều đó là thái độ bất ngờ, khó tin là bạn có thể thực hiện điều đó.
Với phản ứng như vậy, có thể hiểu rằng từ trước tới nay họ hoàn toàn xem thường năng lực của bạn.
Bạn thường xuyên đề nghị được hỗ trợ đồng nghiệp nhưng họ liên tục từ chối. Điều này cho thấy họ hoàn toàn không tin tưởng bạn có thể làm được việc. Thậm chí, họ còn e ngại bạn sẽ làm mọi việc trở nên tồi tệ.
Khi bạn lên tiếng nhờ đồng nghiệp trợ giúp, họ lập tức từ chối. Nguyên nhân có thể là họ đang bận, hoặc có lẽ họ không muốn giúp bạn bởi với họ vấn đề của bạn quá đơn giản, không đáng để họ phải bỏ thời gian, công sức ra trợ giúp bạn.
Bạn cảm thấy mình không giỏi về khía cạnh nào đó. Bạn cảm thấy không tự tin. Bạn cho rằng mình là một kẻ ngốc, một kẻ thất bại.
Chính sự tự ti về bản thân là nguyên nhân khiến bạn bị đồng nghiệp coi thường. Không những vậy, nó còn khiến bạn đánh mất dần những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và hiệu quả công việc cũng vì vậy mà suy giảm.
Bị đồng nghiệp xem thường là cảm giác vô cùng khó chịu. Chưa kể nhiều người còn cảm thấy áp lực và tự ti khi bị xem thường tại công ty. Cũng vì điều này mà không ít người đã phân vân có nên nghỉ việc hay không.
Theo Quân sư, trước khi quyết định nghỉ việc vì bị đồng nghiệp coi thường bạn nên cân nhắc kỹ 3 điều sau đây:
Việc bị xem thường có thể khiến bạn sợ hại, buồn khổ và thêm áp lực. Tuy nhiên, nghỉ việc vì điều này chưa chắc đã là quyết định đúng đắn.
Hãy nghĩ mà xem, nếu nghỉ việc bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Trước tiên, bạn sẽ tìm kiếm một công việc mới, phải tham gia quá trình tuyển dụng để được chọn, rồi lại tiếp tục hòa nhập với môi trường làm việc mới. Tất cả những việc này tiêu tốn của bạn không ít thời gian và công sức.
Vất vả là thế nhưng chưa chắc môi trường làm việc mới sẽ tốt hơn, sẽ không gặp phải đồng nghiệp xấu tính. Đôi khi môi trường làm việc mới còn độc hại hơn gấp nhiều lần.
Do đó, trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng những việc có thể xảy đến. Hãy suy nghĩ xem bạn có thể trả giá cho những hệ lụy đó hay không. Quan trọng hơn, bạn đừng vì chút khó khăn nhỏ mà bỏ qua hệ quả lớn hơn trong tương lai.
Một vài câu nói, hành động có ý xem thường của đồng nghiệp có thể khiến bạn nổi nóng, bất an hoặc có hành động phản kháng tiêu cực.
Theo Quân sư, bạn đừng nên để đồng nghiệp đẩy mình vào thế bị động. Thay vào đó, hãy học cách giao tiếp, ứng xử thật khéo léo. Điều này không chỉ hữu ích cho bạn tại môi trường công sở mà còn cả trong cuộc sống.
Đương nhiên việc phải đối mặt với đồng nghiệp xấu tính, thiếu tôn trọng, thậm chí là coi thường bạn là điều không hề dễ dàng. Dù vậy, bạn cũng không cần nể nang mà phải mạnh mẽ đấu tranh vì quyền lợi của bản thân.
Ngoài ra, bạn cũng cần thẳng thắn, quyết đoán hơn trong mọi tình huống. Bạn có thể dùng giọng điều hòa nhã để đối thoại cùng đồng nghiệp của mình nhưng không vì vậy mà trở nên yếu đuối. Hãy cho họ thấy tính cách, con người của bạn và nỗ lực tạo dựng lòng tin nơi họ.
Cảm giác lo sợ, ức chế muốn nghỉ việc vì bị đồng nghiệp coi thường sẽ khiến bạn suy nghĩ thiếu sáng suốt, nóng vội hơn bình thường. Lúc này, hãy tìm cho mình một người đáng tin cậy, đó có thể là bạn bè, người thân hoặc chuyên gia tâm lý để chia sẻ và tìm kiếm lời khuyên.
Quả thực, khi trong bạn dâng trào quá nhiều cảm xúc tiêu cực thì việc trò chuyện cùng người có hiểu biết, đáng tin sẽ cách giải tỏa tốt nhất.
Hơn nữa, sau mỗi cuộc trò chuyện, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình suy nghĩ thông suốt, thấu đáo hơn. Bạn cũng loại bỏ được sự bốc đồng khi muốn nghỉ việc vì không được đồng nghiệp trong công ty tôn trọng.
Nếu nhận ra đồng nghiệp trong công ty đang xem thường mình, bạn có thể sử dụng một số giải pháp sau đây để đối phó với họ:
Với những đồng nghiệp cố ý xem thường mình, bạn cần ngăn chặn từ sớm những hành động tiêu cực của họ. Nếu để chúng kéo dài, người chịu thương tổn chính là bạn.
Theo Quân sư, một trong những cách đơn giản có thể khiến đồng nghiệp đó rút lui chính là phớt lờ họ. Khi bạn không có phản ứng gì họ sẽ có xu hướng chán nản, bỏ cuộc và không tiếp tục gây phiền hà cho bạn nữa.
Với hành động xem thường của đồng nghiệp, bạn có thể lựa chọn bỏ qua hoặc đương đầu trực diện. Cho dù lựa chọn của bạn là gì chỉ cần nhớ luôn cư xử đúng mực, lịch sự. Đồng nghiệp của bạn có thể xấu tính nhưng điều này không có nghĩa bạn đánh mất sự tử tế của bản thân vì họ.
>>> Quan tâm thêm: Cần làm gì khi có những đồng nghiệp không hợp tác!
Đồng nghiệp coi thường bạn sẽ không chỉ thực hiện hành động đó một lần duy nhất. Vì vậy, bạn nên nghĩ xem nên làm gì để ngăn chặn việc đó tái diễn.
Nếu bạn ở cùng nhóm với người đó, hãy cố gắng cải thiện mối quan hệ với họ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ người thứ ba trợ giúp để giải quyết khúc mắc giữa bạn và người đồng nghiệp kia.
Đáp trả lại đồng nghiệp coi thường mình là điều nằm trong bản tính của mỗi người. Tuy nhiên, rất không đáng để bạn tự biến mình thành người xấu tính vì ai đó.
Hơn nữa, hành động đáp trả còn có thể khiến tình hình trở nên tệ hơn. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định làm bất cứ việc gì.
Chắc chắn trong công ty sẽ có đồng nghiệp sẵn lòng ủng hộ, trợ giúp bạn. Vì vậy, khi cảm thấy bị xem thường, bạn có thể tìm đến họ để chia sẻ.
Dù đồng nghiệp đó chưa chắc có thể giúp bạn xử lý vấn đề này nhưng họ có thể lắng nghe câu chuyện của bạn và biết đâu còn cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích.
Những xung đột, mâu thuẫn cùng đồng nghiệp hay bị coi thường là điều khó tránh trong môi trường công sở. Do đó, bạn chỉ nên xem chúng như chướng ngại vật tại nơi làm việc là được.
Ngoài ra, bạn cũng không nên vì những cảm xúc tiêu cực nhất thời mà nóng vội nghỉ việc. Trước khi có bất cứ quyết định nào bạn cũng phải suy nghĩ thật kỹ lưỡng. Hãy nhìn vào lợi thế trong tương lai mà không phải là chút lợi ích nhỏ trước mắt.
Hy vọng bài viết này của Quân sư TalentBold đã giúp bạn tự trả lời được câu hỏi “Có nên nghỉ việc khi bị đồng nghiệp coi thường?”. Chúc bạn luôn thành công!
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet