- 420k
- 1k
- 870
Tham gia vào quá trình đàm phán kinh doanh, bên nào cũng mong muốn tối đa quyền lợi, tối thiểu trách nhiệm về mình, nhưng như vậy, buổi đàm phán sẽ không đi đến sự thống nhất nào cả. Hãy an tâm, có một nghệ thuật đàm phán mang đến lợi ích dung hòa cao nhất, được gọi là đàm phán win win, biểu thị ý nghĩa đôi bên cùng chiến thắng. Liệu điều đó có thể thành hiện thực, đàm phán win win trong kinh doanh là gì? Mời bạn cùng quân sư TalentBold khám phá nhé.
MỤC LỤC
1- Đàm phán nói chung và đàm phán win win là gì?
2- Mục đích của đàm phán win win
3- Bí quyết để đàm phán win win thành công
>>> Xem thêm: Việc làm lương cao
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tổ chức sẽ phải đối mặt nhiều dự án có sự tham gia của hai hoặc nhiều bên, tại đó luôn là những cuộc đấu trí làm sao giành được sự đồng ý hợp tác từ đối phương, cũng như giành quyền lợi cao nhất về cho mình. Đàm phán luôn có sự tranh luận, nhưng không phải hạ bệ, cãi cọ lẫn nhau mà là cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề hợp tác chung.
Win – Win được hiểu đơn giản nhất chính là đôi bên cùng có lợi. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong nghệ thuật đàm phán. Theo đó, các bên tham gia vào quá trình đàm phán sẽ cùng ngồi lại, tôn trọng lắng nghe nhau, nhìn thấy những ưu nhược điểm của chính mình và của cả đối phương, từ đó, mỗi bên điều chỉnh giảm bớt lợi ích kỳ vọng, tăng thêm trách nhiệm so với dự kiến để cùng đạt được thỏa thuận hợp tác có lợi cho tất cả các bên. Nhờ khả năng dung hòa lợi ích và trách nhiệm, đàm phán Win – Win mang đến cảm giác hài lòng cho các bên tham gia, mối quan hệ hợp tác được duy trì ổn định, bền vững và lâu dài.
>>>> Xem thêm: Đàm phán là gì? Học gì để làm việc trong ngành đàm phán
Xã hội càng phát triển, mối quan hệ hợp tác được càng đề cao hơn nhiều so với việc “độc chiếm” để rồi phải “đơn thương độc mã” xoay xở. Đây cũng chính là cốt lõi những mục đích mà đàm phán win win hướng tới:
Chiến thắng một phía không phải là mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh. Nhà quản trị tài ba thời hiện đại hiểu rằng việc xây dựng đồng minh, phát triển đối tác chiến lược mới chính là con đường mang đến thành công lâu bền nhất. Vì vậy duy trì sự hài hòa, hợp tác trong mọi giai đoạn kinh doanh luôn được chú trọng. Dựa trên đàm phán win win, hầu hết các doanh nghiệp thuận lợi tìm thấy những đối tác mà mình tin tưởng, có thể chỉ là ở một khía cạnh nào đó mà họ vượt trội hơn, bấy nhiêu cũng đủ bổ sung danh sách đối tác tiềm năng hữu ích cho doanh nghiệp rồi.
Mãi cố chấp với những tiêu chuẩn mục tiêu đặt ra trước khi đàm phán, doanh nghiệp có thể mất nhiều hơn được. Trước hết là thời gian đàm phán sẽ kéo dài, thời điểm hoàn hảo nhất để triển khai dự án có thể sẽ đi qua, cho dù có đàm phán thành công sau này thì lợi nhuận mang về đã không còn như mong đợi. Thêm nữa, chèn ép đối phương quá nhiều, họ có thể miễn cưỡng chấp nhận nhưng trên thương trường, doanh nghiệp đã có thêm một kẻ thù. Đàm phán win win sẽ loại bỏ những thiệt hại này cho tổ chức, mang đến kết quả thống nhất nhanh, hạn chế hao tổn nguồn lực ở cả hiện tại và tương lai.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Đàm phán là gì? Kỹ năng cần có để trở thành chuyên gia đàm phán giỏi
Đàm phán win win cho chúng ta thấy muốn thành công cần hợp tác, muốn hợp tác cần chia sẻ lợi ích cho nhau. Thời đại công nghệ số, cùng thực trạng cạnh tranh gay gắt như hiện nay càng nhắc nhở doanh nghiệp không thể kỳ vọng lợi ích tối đa cho bản thân, vì số lượng doanh nghiệp cùng ngành, cùng năng lực ngày một lớn, chưa kể những sản phẩm thay thế vẫn đang phát triển không ngừng. Đàm phán win win một lần nữa nhắc nhở các bên tham gia về thái độ và tinh thần hợp tác khi thỏa thuận.
Lợi ích mà đàm phán win win mang lại là điều doanh nghiệp luôn mong đợi, nhưng thực tế để đạt được kết quả win win không hề dễ dàng. Ghi nhận từ những chuyên gia đàm phán kinh tế giàu kinh nghiệm, quân sư TalentBold đúc kết được những bí quyết giúp bạn chinh phục thành công đàm phán win win thuận lợi hơn, chi tiết ngay dưới đây:
Dù kế hoạch đàm phán có chuẩn bị kỹ lưỡng thế nào, bạn hãy tin chắc rằng thực tế không bao giờ theo đúng kịch bản mà bạn thu thập được. Đàm phán là một nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì không có mẫu chung, mà luôn cần sự linh hoạt vận dụng dựa trên những nguyên tắc cơ bản để lèo lái nội dung đàm phán theo hướng có lợi nhất. Như vậy, chuẩn bị cho đàm phán là cực kỳ cần thiết nhưng đừng bao giờ quá tự tin mà lơ là, thiếu tập trung
Trước khi tham gia đàm phán, bạn cần hiểu rõ vì sao mình tham gia đàm phán, mình cần gì từ buổi đàm phán, ưu nhược điểm của mình là gì, luận điểm nào để giảm bớt nhược điểm khi tranh luận... Tất cả đều phải được doanh nghiệp và cả đội đàm phán khách quan nhìn nhận. Khi chưa hiểu được chính mình, bạn rất khó bật lại những phản biện của đối phương về năng lực doanh nghiệp của bạn.
Điều này đối phương chắc chắn cũng sẽ áp dụng với bạn đấy. Hiểu rõ từ những thông tin bề nổi như năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án đã và sắp triển khai, mong muốn của họ khi tham gia đàm phán... đến những thông tin bí mật như tiềm năng tài chính, những nhược điểm khi triển khai dự án tương tự trước đây, ai là người chủ chốt trong đoàn đám phán của đối phương .... Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Khi đàm phán win win, doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải cân nhắc giảm lợi ích, tăng trách nhiệm. Vì vậy, chuẩn bị sẵn sàng những hạng mức điều chỉnh mà doanh nghiệp có thể chấp nhận sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn trong mọi tình huống thương lượng. Dù lợi ích đề cập trong dự án vẫn hướng đến tài chính, nhưng lợi ích mà doanh nghiệp quan tâm điều chỉnh không nhất thiết phải là tài chính, đó có thể là cơ hội tiếp cận đối tác tiềm năng mới, được tiếp cận xu hướng trang bị máy móc công nghệ hiện đại ... Hãy cân nhắc cả những lợi ích vật chất và phi vật chất bạn nhé.
>>>> Bạn xem thêm: 09 bước để bạn chinh phục kỹ năng đàm phán
Người chủ chốt trong đoàn đàm phán phía bạn không nhất thiết là người đại diện đoàn đàm phán. Đây là một kỹ thuật tổ chức nhân sự đàm phán được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Cụ thể, người có vai trò quyết định sẽ hiện diện như một thành viên bình thường trong đoàn, như vậy, họ sẽ không bị chú ý, đồng thời có thể tập trung lắng nghe và quan sát chi tiết các động thái từ phía đối phương. Qua đó, ghi nhận được nhiều yếu tố đắt giá mà vô tình đối phương để lộ ra, dùng chính những yếu tố đó làm lợi thế tranh luận cho chính mình.
“Nghe nhiều hơn nói” vẫn luôn là nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao. Nếu chưa rõ vấn đề gì, hoặc phía bạn biết nhược điểm của đối phương ở khía cạnh đó, hãy đặt một số câu hỏi để hiểu hơn về năng lực của họ, về những chuyển biến khắc phục nhược điểm ra sao, hoặc đôi khi đó cũng là lời nhắc nhở đối phương về điểm yếu của họ, để họ không giữ thái độ cố chấp khi đàm phán nữa.
Đàm phán win win là nghệ thuật đàm phán dung hòa, vì vậy, các bên tham gia đừng chỉ tập trung nói đến quyền lợi của bản thân muốn, nếu làm thế này doanh nghiệp bị thiệt bao nhiêu, làm thế kia sẽ rủi ro thế nào... Mãi hướng đến quyền lợi buổi đàm phán sẽ chẳng đến thống nhất được. Thay vào đó, doanh nghiệp nên sử dụng cách biện luận song phương nếu doanh nghiệp nhận gói trách nhiệm này thì phần quyền lợi của đối phương sẽ bị giảm, trong khi đó, một khía cạnh trong trách nhiệm đó lại là lợi thế của đối phương, vậy tại sao không tách gói trách nhiệm ra chi tiết hơn để đôi bên cùng phát huy thế mạnh, cùng tối đa lợi ích.
Nhiều cuộc đàm phán có thể kéo dài đến vài năm lận nên bạn không cần nóng vội để đạt được thành công đàm phán win win ngay trong lần đầu gặp mặt. Nếu phát hiện vấn đề bất lợi ở phía mình, hoặc phát hiện nhược điểm từ đối phương nhưng cần có thêm thông tin kiểm chứng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yêu cầu tạm ngưng buổi đàm phán, sắp xếp lịch đàm phán tiếp theo vào thời gian phù hợp.
Như vậy, phía doanh nghiệp của bạn sẽ có thêm tư liệu để đánh giá đối phương sau lần gặp đầu, cũng như biết được mình cần chuẩn bị tiếp theo để có một buổi đàm phán thuận lợi nhất, hiệu quả nhất trong lần đàm phán tiếp theo.
Đàm phán luôn là quá trình đầy thách thức, ai cũng muốn tìm kiếm nhược điểm của đối phương để tôn lên ưu điểm của mình, điều này không sai vì đã kinh doanh là phải có cạnh tranh. Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất của đàm phán chính là đạt được sự đồng thuận hợp tác, và đàm phán win win trong kinh doanh chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu này cùng đối tác. Miếng bánh lợi ích, không nên hưởng trọn, mà nên chia cho mọi người theo tỷ lệ mà đàm phán win win đã thống nhất. Cùng nhau làm ra bánh, cùng nhau thưởng thức mới chính là cốt lõi của sự phát triển lâu dài.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam