maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Đánh giá bản thân là gì? Lưu ý khi tự đánh giá bản thân

Đánh giá bản thân là gì? Lưu ý khi tự đánh giá bản thân

Tầm quan trọng của hoạt động đánh giá bản thân mang lại đã được đề cập chi tiết trong những bài viết trước. Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng, để sở hữu được lợi ích từ hoạt động này thì bản đánh giá bản thân phải thật sự chất lượng. Làm thế nào để an tâm về hiệu quả của bản đánh giá mà bạn vừa hoàn thành? Những lưu ý khi tự đánh giá bản thân mà quân sư TalentBold tổng hợp dưới đây sẽ là trợ thủ hữu ích dành cho bạn.

MỤC LỤC
1- Đánh giá bản thân là gì?
2 - Cách đánh giá bản thân hiệu quả nhất
3 - Lưu ý khi tự đánh giá bản thân
    3.1. Đánh giá khách quan
    3.2. Cụ thể rõ ràng
    3.3. Lựa chọn cách đánh giá phù hợp

Tuyển cấp cao

1- Đánh giá bản thân là gì? 

Đánh giá bản thân là một trong những nhiệm vụ mà nhiều tổ chức tập thể thường yêu cầu thành viên của mình thực hiện, điển hình như trong doanh nghiệp, trong nhà trường, trong các câu lạc bộ, đội nhóm…

Nội dung của bản đánh giá bản thân hướng đến việc mỗi cá nhân sẽ tự nhận định những ưu nhược điểm của chính mình theo một chủ đề đánh giá nhất định. Bởi lẽ chúng ta có rất nhiều ưu điểm và nhược điểm, mỗi một chủ đề trong cuộc sống chỉ là một phạm vi nhỏ nên những ưu nhược điểm cũng phải hướng theo trọng điểm của chủ đề thì mới làm nổi bật những giá trị năng lực, kiến thức, kỹ năng, tố chất… nơi từng cá nhân.

2 - Cách đánh giá bản thân hiệu quả nhất 

danh-gia-ban-than
 

Con người là một nhân tố phức tạp, hiểu được người khác đã khó, hiểu được chính ta đôi khi còn khó hơn. Vì vậy, cách đánh giá bản thân hiệu quả nhất chính là triển khai theo trình tự các bước mà quân sư sắp chia sẻ sau đây:

2.1. Xác định mục tiêu đánh giá

Như đã nói ở trên, mỗi bản đánh giá bản thân sẽ hướng đến một chủ đề khác nhau. Ưu điểm ở chủ đề này có thể lại là nhược điểm ở chủ đề đánh giá khác. Do đó, khi tiến hành đánh giá bản thân, việc đầu tiên cần làm là xác định đúng chủ đề mà ta muốn thực hiện.

Tiếp theo là mục tiêu của chủ đề đó. Ví dụ cùng là chủ đề về công việc kinh doanh  nhưng mục tiêu có thể là:

Chủ đề cụ thể là yếu tố cần, mục tiêu cụ thể là yếu tố đủ giúp bạn hoạch định những bước chinh phục và những thuận lợi, khó khăn khi triển khai những bước chinh phục đó.

2.2. Xác định ưu nhược điểm hiện hữu

Từ những mục tiêu và các bước chinh phục mục tiêu, bạn sẽ liệt kê được những nguồn lực cần thiết để hoàn thành từng bước đó. Điều này bạn có thể dựa trên những tiêu chuẩn thực hiện của tổ chức hoặc học hỏi từ những cá nhân đã thành công chinh phục cùng mục tiêu này.

Danh sách nguồn lực có được sẽ là cơ sở để bạn nhận định hiện tại, mình có thể làm được gì và chưa thể làm được gì. Qua đó xác định chuẩn xác ưu điểm và nhược điểm bản thân khi đối mặt từng bước chinh phục. Hãy viết ra giấy những ưu điểm để tận dụng triệt để, còn những nhược điểm hãy luôn đi kèm giải pháp khắc phục khả thi mà bạn có thể áp dụng.

2.3. Triển khai khắc phục nhược điểm

Bạn hãy lên kế hoạch tiến hành áp dụng những giải pháp khắc phục nhược điểm mà mình đã cân nhắc. Nên đặt ra một khoảng thời gian nhất định, một tuần hoặc một tháng, sau đó, đánh giá lại xem liệu những nhược điểm đó đã được khắc phục chưa, hay ít ra có cải thiện tốt hơn không.

Nếu đang mang lại kết quả tốt, hãy tiếp tục triển khai. Nếu không có sự cải thiện, hãy đúc kết bài học kinh nghiệm cho mình, tiến hành tìm hiểu và áp dụng một phương pháp khác, hoặc có thể xem xét việc dùng ưu điểm để khỏa lấp nhược điểm nếu mục tiêu đánh giá cho phép.

2.4. Tham khảo ý kiến từ người xung quanh

Bản thân tự đánh giá có thể bị sự chủ quan, quá đề cao hoặc quá tự ti mà khiến kết quả bị sai lệch. Bạn có thể nhờ những người xung quanh

  • Có tiếp xúc, làm việc nhiều với bạn

  • Có nhiều kinh nghiệm trong mục tiêu mà bạn đang đánh giá

  • Là người thân thiết, đáng tin cậy

để nhờ họ đóng góp những ý kiến đánh giá khách quan.

Những ý kiến này sẽ được ghi nhận nhiều ở nội dung đánh giá (ví dụ bạn tiếp thu kiến thức nhanh, bạn hòa đồng cùng mọi người…), còn mức độ đánh giá (ví dụ: chưa tốt, chỉ được cỡ 8 điểm…) chỉ nên tham khảo bạn nhé. Vì bản thân những người xung quanh cũng có những quan niệm riêng, mức độ đánh giá giỏi/chưa giỏi của họ cũng khác nhau. Bạn không nên coi đó là chân lý để rồi tự tạo áp lực cho mình theo tiêu chuẩn đó.

2.6. Hoàn chỉnh bản đánh giá bản thân

danh-gia-ban-than

Trải qua các bước trên, chúng ta đã có đầy đủ thông tin định hướng, đánh giá nhận xét ưu nhược điểm của bản thân. Bước cuối này, bạn sẽ tập trung phân tích và xác định lần cuối những gì mình tốt nhất, những gì cần hoàn thiện, và con đường mình đi có thật sự phù hợp hay không.

Một chủ đề có thể xuất hiện với nhiều người, nhưng mục tiêu mà mỗi người muốn chinh phục trong chủ đề đó sẽ khác nhau. Chính bản thân bạn phải hiểu rõ bản thân bạn đang muốn làm gì, và muốn đạt được những gì. Đây chính là cốt lõi đưa bạn đến một kết quả đánh giá phù hợp nhất cho riêng mình.

3 - Lưu ý khi tự đánh giá bản thân 

danh-gia-ban-than

Trình tự cách đánh giá bản thân hiệu quả đã được chia sẻ cặn kẽ ở phần trên. Nội dung tiếp theo, bằng kinh nghiệm thực tiễn đúc kết được, quân sư có một vài lưu ý khi tự đánh giá bản thân sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt nhất cho hành trình này:

3.1. Đánh giá khách quan 

Khách quan với chính mình là yếu tố tiên quyết khi bạn muốn có bản đánh giá bản thân chuẩn xác. Để khách quan thì đây là những cách hiệu quả nhất:

  • Dành thời gian tập trung toàn tâm cho bản đánh giá

  • Không gian yên tĩnh, tránh những xao nhãng từ môi trường

  • Gác lại những lời khen chê từ mọi người xung quanh vì đó không phải chân lý

  • Tin tưởng bản thân chứ không tự cao hay tự ti

So sánh với mặt bằng tiêu chuẩn trung bình để biết ở mức độ hoàn thành, mình tốt hơn hay tệ hơn.

  • Nếu bạn vẫn được Sếp đánh giá tốt mà kết quả là “tệ hơn” mức trung bình thì chắc bạn đang khá khắt khe với chính mình đấy, hãy nâng mức năng lực lên cao xíu nhé.

  • Nếu lúc nào cũng hoàn thành trễ mà lại đạt mức độ “tốt hơn” thì có lẽ bạn chưa đánh giá đúng chuẩn mà mục tiêu yêu cầu, hãy giảm mức năng lực của bản thân xuống chút bạn nhé.

3.2. Cụ thể rõ ràng 

danh-gia-ban-than

Mọi tiêu chuẩn đánh giá nên đưa về con số để dễ tính toán và so sánh. Bạn nên chia cụ thể tên các tiêu chí để dễ đưa ra mức đánh giá. Chẳng hạn, không nên ghi “hoàn thành chỉ tiêu” chung chung mà cần cụ thể

  • Hoàn thành chỉ tiêu bán 500 sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp

  • Hoàn thành chỉ tiêu bán 200 sản phẩm cho khách hàng cá nhân

Như vậy bạn sẽ thấy được thế mạnh của mình ở nhóm khách hàng nào. Đồng thời chủ động tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhóm khách hàng kia lại không đạt mục tiêu hoặc đạt mục tiêu chậm hơn.

3.3. Lựa chọn cách đánh giá phù hợp 

Mặc dù đánh giá bằng thang điểm, bằng con số vẫn là ưu tiên dẫn đầu, tuy nhiên, có nhiều tiêu chí trừu tượng, không có sự chuẩn xác về số lượng để so sánh hoặc khó lượng hóa.. Nhiều bạn bỏ qua những tiêu chí dạng này vì cho rằng có đưa vào cũng khó mà đánh giá. Đây là một hành động không hay vì sẽ làm bản đánh giá của bạn thiếu hoàn chỉnh, kết quả mang lại không giúp cải thiện chất lượng cao nhất.

Đơn cử như những tiêu chí liên quan đến phong cách làm việc như:

  • Cách trao đổi với đồng nghiệp có hòa nhã, nhiệt tình không?

  • Thái độ của đối tác khi hợp tác cùng bạn

  • Khả năng linh hoạt khi cần sự trợ giúp từ đối tác ngoài doanh nghiệp…

Những tiêu chí này thường chỉ có thể đưa vào bản đánh giá bản thân bằng những nhận định trực giác như rất tốt, luôn nhận được hỗ trợ lúc khẩn cấp, chỉ có đối tác ABC chưa nhiệt tình…

Kết quả đánh giá bản thân có chuẩn xác, hiệu quả thì mới giúp chúng ta hiểu mình ở hiện tại ra sao, biết mình ở tương lai cần hoàn thiện như thế nào. Vì vậy, những nội dung quân sư TalentBold cập nhật trong bài viết trên đây, đặc biệt là những lưu ý khi tự đánh giá bản thân luôn là cẩm nang quan trọng cho quá trình triển khai đánh giá bản thân. Tình trạng đánh giá sai, đánh giá chệch hướng, bị phân tâm trong lúc đánh giá… sẽ không làm bạn lo lắng nữa.

 

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng