maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Định kiến là gì? Cách bạn đối diện với định kiến như thế nào?

Định kiến là gì? Cách bạn đối diện với định kiến như thế nào?

Bàn về quan niệm xã hội thì hai từ “Định kiến” không thể không nhắc đến. Là một từ mang nghĩa tiêu cực, cổ hũ nhưng dù đã ở thời đại công nghệ số, những quan điểm gắn liền hai từ “định kiến” vẫn tác động đến cuộc sống của mỗi người dân. Hôm nay, quân sư TalentBold sẽ cùng bạn đọc bàn luận về nội dung này, xem định kiến là gì và cách bạn đối diện với định kiến như thế nào là tốt nhất.

MỤC LỤC:
1- Định kiến là gì?
2- Ví dụ về định kiến
3- Tác hại của định kiến
4- Lời khuyên để bạn đối mặt với định kiến

   4.1. Giữ thái độ điềm tĩnh
   4.2. Dẫn chứng bằng sự việc cụ thể
   4.3. Tìm kiếm đồng minh

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm Sale tại Talent Bold

1- Định kiến là gì? 

Định kiến (tiếng Anh là Prejudice) là cụm từ dùng để mô tả những quan điểm, suy nghĩ, đánh giá tiêu cực về các khía cạnh trong cuộc sống. Người có định kiến luôn dùng tâm thế phán xét, thiếu thiện chí để đưa ra đánh giá về người khác.

Mức độ định kiến thấp, chỉ đánh giá trong thâm tâm thì có thể xem là nhiều chuyện, là thiếu thức thời, nhưng một khi đã được bộc lộ rõ trước mặt người khác, được khơi chuyện để lan truyền định kiến đó thì đó được xem là sự ác ý.

Định kiến và thành kiến

So với định kiến thì phạm vi áp dụng thành kiến thấp hơn nhưng lại mang tính cá nhân cao hơn, bởi vì:

  • Định kiến xuất phát từ quan niệm xa xưa của xã hội, trước khi bản thân chúng ta sinh ra thì định kiến đã có rồi. Con người chỉ kế thừa định kiến đó thông qua môi trường sống, thông qua giáo dục chứ không phải tự bản thân tạo nên.

  • Thành kiến thì không được thiết lập từ xã hội mà do bản thân mỗi người tự quan sát, tự tiếp xúc rồi nhận định và nâng lên thành thành kiến với một đối tượng cụ thể mà thôi. Ví dụ, cùng là đồng nghiệp với nhân viên A nhưng người khác thì rất thích A, còn bạn thì lại không vì lần đầu bạn thấy A, bạn ấy đang giành chỗ giữ xe với một chú làm lâu năm trong công ty, và từ đó bạn có thành kiến A là người thiếu lễ phép, không biết tôn trọng người lớn tuổi.


Định kiến là gì

2- Ví dụ về định kiến 

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa Hán Việt của từ Định kiến, chúng ta có thể tham khảo những ví dụ trong nhiều khía cạnh cụ thể sau đây:

2.1. Định kiến nghề nghiệp /nơi công sở)

Những việc làm hấp dẫn

Sale & Project Supervisor

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Sản Xuất , Ôtô / Xe Máy, Bán hàng (Khác)

Chuyên Viên Đối Tác Trung Học Phổ Thông

TP.HCM Dịch vụ khách hàng , Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Tư vấn

NHÂN VIÊN KINH DOANH (NÓI TIẾNG TRUNG)

TP.HCM Bán hàng kỹ thuật, Hóa chất/Sinh hóa

Chuyên Viên Tư Vấn Tuyển Sinh Du Học Nghề

TP.HCM Dịch vụ khách hàng , Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Xuất Khẩu Lao động

General Accountant (Manufacturing)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Chốn công sở là nơi con người làm việc và kiếm thu nhập, mặc dù doanh nghiệp nào cũng mong muốn xây dựng môi trường làm việc văn minh, công bằng, đoàn kết nhưng thực tế vẫn luôn tồn tại nhiều định kiến liên quan đến nghề nghiệp và văn hóa ứng xử. Như định kiến cho rằng:

“Vị trí chuyên môn mới xứng đáng là con cưng, vị trí hành chính chỉ là phụ trợ, dễ tìm người thay nên không cần nâng niu”, vậy thử hỏi không có bộ phận hành chính giải quyết hàng nghìn việc thủ tục lớn nhỏ, phân bổ hàng trăm phúc lợi kịp thời thì bộ phận chuyên môn lấy đâu ra tinh thần và nguồn lực để làm việc.

“Điều 1, Sếp luôn đúng. Điều 2, Nếu Sếp sai xin nhìn lại điều 1”, Sếp là người quản lý có nhiều kinh nghiệm nhưng Sếp cũng là một người bình thường, cũng cần sự tư vấn, tham mưu từ nhân sự cấp dưới. Vì vậy, tôn trọng Sếp là việc nên làm nhưng không nhất thiết đề cao tuyệt đối năng lực của Sếp.

2.2. Định kiến giới

Giới tính gắn liền với tính chất công việc từ xưa đã trở thành định kiến khó xóa bỏ, một phần do yếu tố sức khỏe, sự khéo léo, một phần do quan niệm trọng nam khinh nữ của thời phong kiến

“Nấu ăn, làm bếp, chăm sóc con là dành cho phụ nữ vì đàn ông là trụ cột gia đình, vị thế phải làm những việc to lớn”. Xin thưa, trụ cột gia đình là phải đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần no đủ cho vợ con, chứ không phải ngồi chờ “việc lớn” rồi để vợ bươn chải nắng mưa lo trong lo ngoài. Thực tế ngày nay những đầu bếp nổi tiếng thế giới là nam giới rất nhiều, đàn ông biết nấu ăn được xem là tiêu chuẩn “chồng quốc dân” đáng lựa chọn.

“Vị trí lãnh đạo không nên giao cho nữ giới vì họ thiếu quyết đoán, lại phải sinh con, chăm con”, vậy sao không xét thêm tiêu chuẩn, phụ nữ rất khéo léo trong giao tiếp, tinh tế trong ứng xử, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn không hề thua nam giới. Còn về việc nội trợ, gia đình, họ đủ sức đảm nhận với sự hỗ trợ từ dịch vụ bên ngoài. Hãy nhìn vào nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, hay chủ tịch tập đoàn Vinamilk, nam nhân còn phải ngả mũ thán phục trước họ.

Tác hại của định kiến

>>> Bạn có thể tham khảo: Làm gì khi bị Reference – Người giới thiệu nói xấu khi vào công ty mới?

2.3. Định kiến xã hội

Phạm vi tác động khá rộng, đa phần là những định kiến liên quan đến hành vi ứng xử, công dung ngôn hạnh của con người:

“Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, con gái qua 30 chưa kết hôn là ế” đó là quan điểm xưa kia khi cho rằng phụ nữ yên bề gia thất, có chồng có con nương tựa mới đảm bảo được hạnh phúc. Nhưng ngày nay, phụ nữ hoàn toản có thể tự lo cho cuộc sống bản thân, bao gồm cả khía cạnh kinh tế, nên việc kết hôn với họ không còn là tiêu chuẩn để ép bản thân làm vừa lòng gia đình, xã hội nữa. Hạnh phúc mới là tiêu chuẩn mà chúng ta cần hướng đến.

“Nhà phải có con trai nối dõi tông đường” định kiến này đã khiến bao gia đình tan vỡ, bao người phụ nữ khổ sở phải sinh nhiều con để rồi đến khi về già, vợ chồng toàn chỉ nhờ được con gái. Dù thời nay tư tưởng đã tiến bộ hơn khi mà khẩu hiệu “không sinh con gái đời không nể” ngày càng phổ biến, nhưng không ít gia đình truyền thống vẫn còn giữ định kiến.

3- Tác hại của định kiến 

Một khi xã hội còn những định kiến cổ hủ và còn những con người duy trì định kiến thì rất nhiều tác hại sẽ xuất hiện:

3.1. Lan tỏa cảm giác tiêu cực

Định kiến không những mang theo những quan niệm lỗi thời mà còn tích tụ cảm giác tiêu cực trong những quan niệm đó. Việc một nhóm người dùng định kiến đế nhận định một ai đó là sai, là thiếu chuẩn mực, là xấu xa… sẽ gieo sự bực tức, uất ức cho người đó. Nếu họ kiểm soát không tốt, cảm giác tiêu cực có thể biến thành hành động tiêu cực cho họ, hoặc có thể tiếp tục gieo mầm tiêu cực cho người khác thông qua quá trình chỉ đạo công việc, hoặc giao tiếp xã hội.

3.2. Tạo ra khoảng cách xã hội

Để không bị vạ lây định kiến, rất nhiều người chọn cách xa lánh, tránh tiếp xúc, cô lập người bị định kiến đánh giá. Lâu dần tạo ra những rào cản mối quan hệ vô hình, khiến người với người trở nên e dè nhau hơn, các mối quan hệ khó bền chặt. Sự tương thân tương ái trong xã hội dần mất đi thay vào đó là những hội nhóm a dua, bắt nạt, chèn ép người khác.

Ví dụ về định kiến

3.3. Kéo xã hội thụt lùi

Trong khi xã hội hiện đại, văn minh luôn hướng con người sống và yêu thương chính mình nhiều hơn, chủ động tìm kiếm và lựa chọn hạnh phúc mà mình thật lòng mong đợi, thì định kiến lại kéo xã hội thụt lùi về thời phong kiến, nơi mà con người phải hy sinh hạnh phúc chính mình, phải chịu đựng để làm hài lòng gia đình, hài lòng xã hội.

3.4. Kìm hãm giá trị con người

Định kiến mang tính hủ tục có thể khiến một người không thể biện minh cho mình, phải chấp nhận sự trừng phạt của nhóm người định kiến. Điều này rất hay xuất hiện trong xã hội xưa, nơi mà “phép vua thua lệ làng”, dù thời nay, nhiều hủ tục đã bị xóa bỏ nhưng những ánh mắt đánh giá, hay những lời bóng gió mang hơi hướng định kiến cũng phần nào tạo ra tiêu cực tâm lý vô hình cho người khác. Như việc người phụ nữ chưa kết hôn đã có con là lỗi hoàn toàn do người phụ nữ, hay nhà toàn con gái thì nói người vợ không biết đẻ.

3.5. Cản trở bình đẳng giới tính

Tự do thể hiện giới tính cá nhân đang được toàn thế giới hướng đến, như ở Mỹ, Pháp, Đài Loan, Canada và 30 quốc gia khác đã công nhận hôn nhân đồng giới, xóa bỏ rào cản giới tính. Tuy nhiên, người thuộc giới tính thứ ba vẫn còn nhận nhiều ánh mắt định kiến từ xã hội khiến họ khó nắm bắt cơ hội phát triển. Trong khi họ cũng là những người tài năng, giỏi giang, nỗ lực sống tích cực cho xã hội.

Hay như định kiến trong nhà phải do đàn ông làm chủ, những việc gia đình là của phụ nữ. Nhưng thực tế ngày nay, người phụ nữ làm kinh tế rất giỏi, về nhà họ vẫn đảm đương việc gia đình, chăm sóc con cái. Vậy tại sao người chồng, người cha trong gia đình lại chỉ cần kiếm tiền, không cùng lo việc nhà?

Cách đối mặt với định kiến

4- Lời khuyên để bạn đối mặt với định kiến 

Mức độ nặng nề của định kiến đối với xã hội đã được gia giảm đáng kể thông qua giá trị sống mà mỗi thời đại phát triển lan tỏa, tuy nhiên, trong hành trình của mỗi người, ít nhiều, chúng ta đều có thể trở thành đối tượng bị đánh giá bằng định kiến. Làm sao để đối mặt?

4.1. Giữ thái độ điềm tĩnh 

Người mang định kiến đa phần là người cố chấp, vì thực tế, họ biết cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, tiến bộ văn minh hơn rất nhiều nhưng họ vẫn ôm khư khư định kiến để làm quan niệm của bản thân. Với những người như vậy, chúng ta không nên đối chất, tranh cãi, vì một khi bạn tranh luận là bạn đang 50/50 tin định kiến của họ là đúng. Ngược lại, khi bạn tỏ thái độ điềm tĩnh, không nóng giận, không bực tức vì định kiến đó thì mới là một sự bác bỏ tuyệt đối những gì mà đối phương đánh giá bạn.

4.2. Dẫn chứng bằng sự việc cụ thể 

Điều bạn lo ngại nhất không phải là người định kiến đánh giá gì về bạn mà mọi người xung quanh có tin vào định kiến đánh giá đó hay không. Để chuyển hướng nhận định của mọi người, bạn cần cho họ thấy những gì bạn làm là hợp thời, là xu hướng, còn định kiến là lỗi thời cần loại bỏ.

Muốn vậy, bạn cần có một lượng kiến thức xã hội tốt để có thể kể ra nhiều dẫn chứng tiêu biểu từ những người thành đạt, nổi tiếng. Những người mà họ cũng có hành động tương tự bạn nhưng xã hội chấp nhận, sự nghiệp thăng hoa chứ không phải cấp độ “nhỏ bé” như người định kiến đang có.

4.3. Tìm kiếm đồng minh 

Càng nhiều người tán thưởng lập luận của bạn, càng khiến người định kiến e dè, sau này không dám đánh giá bạn một cách phiến diện nữa. Vì vậy, hãy luôn nhớ “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, những người đã từng bị người định kiến đó đánh giá phiến diện sẽ là đội ngũ ủng hộ đắc lực dành cho bạn. Điều quan trọng vẫn là phải giữ thái độ bình tĩnh, phát huy chỉ số EQ của bản thân, phải luôn tin tưởng vào hành động chuẩn mực và hợp thời của mình.    

Định kiến là quan niệm cổ xưa, được ông cha ta hình thành từ lâu, trải qua nhiều thế hệ truyền đến thế hệ chúng ta. Không còn mang giá trị thức thời nên càng áp dụng sẽ càng khiến bản thân xa rời sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, là một người của thời đại mới, quân sư TalentBold hy vọng mỗi người trong chúng ta sẽ góp một phần sức mạnh loại bỏ những định kiến lạc hậu, phát triển một xã hội bao dung, yêu thương và đầy sự cảm thông.

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng