maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mẫu mô tả công việc

DJ là gì? Theo đuổi nghề DJ cần những gì?

DJ là gì? Theo đuổi nghề DJ cần những gì?

Trong các show âm nhạc sôi động, chúng ta thường được nghe đến vị trí DJ, một nhân tố quan trọng biến hóa những bản nhạc sang bản phối mới, với tiết tấu nhanh và nhịp điệu mạnh. Xu hướng yêu thích âm nhạc sôi động dần trở thành trào lưu cũng là lúc nhu cầu tuyển dụng DJ tăng cao. Với mong muốn hỗ trợ các bạn ứng viên có định hướng nghề nghiệp tốt nhất, bài viết hôm nay, quân sư TalentBold sẽ giới thiệu về nghề DJ là gì, những yêu cầu giúp bạn theo đuổi và thành công với nghề DJ.

MỤC LỤC:
1- DJ là gì?
2- Vai trò của DJ
3- DJ làm những công việc gì?
4- Yêu cầu trở thành DJ
5- Ưu và nhược điểm của nghề này
6- Cơ hội nghề nghiệp của nghề DJ

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

1- DJ là gì? 

DJ là viết tắt của từ Disc Jockey – tạm dịch là Người chỉnh nhạc. Người làm nghề DJ sẽ đảm nhận công việc lựa chọn và phát những thể loại âm nhạc đã được các nhạc sĩ, ca sĩ thu âm từ trước.

Nội dung nhạc mà DJ phát sẽ không nguyên thủy theo bản gốc mà có sự kết hợp, đan xen nhiều âm thanh, tiết tấu, điều chỉnh cả nhịp điệu và tốc độ. Mục đích tạo nên những bản phối mới, bắt tai, thu hút người nghe trong nhiều môi trường thưởng thức âm nhạc khác nhau.

2- Vai trò của DJ 

2.1. Tạo không gian âm nhạc cuốn hút

Vai trò chính của DJ là biến tấu, phá cách nhiều thể loại âm nhạc thành những bản phối mới lạ, thu hút sự yêu thích của người thưởng thức, khuyến khích nhiều người đến vui chơi, giải trí tại những không gian nơi DJ làm việc, góp phần nâng cao doanh số, tăng lợi nhuận cho tổ chức.

2.4. Thu hút và giữ chân khán giả

DJ ngoài khả năng chỉnh nhạc giỏi, còn có ngoại hình đẹp và kỹ năng khuấy động không khí tài tình. Với những môi trường mang tính giải trí, việc giữ chân khách hàng ở lại lâu đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh tốt. Bằng nghiệp vụ đã được đào tạo, các bạn DJ phải linh hoạt điều chỉnh cách phối và cách biểu diễn để điều hướng tâm trạng khán giả, mang đến sự vui vẻ, hào hứng thông qua không gian âm nhạc.

2.3. Phát triển thương hiệu kinh doanh

Cùng một lĩnh vực giải trí âm nhạc sẽ có rất nhiều thương hiệu cùng tham gia. Để khách hàng trung thành với một thương hiệu, vai trò của DJ là rất lớn. Bởi lẽ thông qua sự sáng tạo của DJ, khách hàng tìm thấy được sự đồng điệu giữa tâm hồn, cảm xúc của bản thân với âm nhạc mà mình thưởng thức. Lúc này, âm nhạc không chỉ là âm thanh nữa mà còn có giá trị như sự chữa lành.

DJ là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: Học nghề DJ cần chuẩn bị những gì?

3- DJ làm những công việc gì? 

Bảng mô tả công việc của một DJ sẽ bao gồm:

  • Những việc làm hấp dẫn

    Air Consolidation Pricing (Logistic)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kho vận, Mới tốt nghiệp/Thực tập , Sales Logistic

    Air Consolidation Officer (Logistic)

    Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Kho vận, Mới tốt nghiệp/Thực tập , Sales Logistic

    Air Consolidation Pricing (Logistic)

    Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Kho vận, Mới tốt nghiệp/Thực tập , Sales Logistic

    Air Consolidation Officer (Logistic)

    Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Kho vận, Mới tốt nghiệp/Thực tập , Sales Logistic

    Sales Manager (Logistics)

    Hà nội, Hải Phòng, Bắc Ninh Vận Chuyển/Giao Nhận, Bán hàng (Khác), Sales Logistic

    Cập nhật, lựa chọn những bài nhạc phù hợp với mục đích biểu diễn

  • Tạo ra những bản phối âm thanh mới lạ, sôi động, mang dấu ấn riêng

  • Điều chỉnh hiệu ứng âm thanh phù hợp môi trường nghe và thị hiếu khán giả

  • Giao lưu, khuấy động không khí buổi biểu diễn

  • Sử dụng, bảo quản hệ thống máy móc, thiết bị hỗ trợ được cung cấp…

4- Yêu cầu trở thành DJ 

4.1. Kiến thức nhạc lý tốt

DJ là người biến tấu âm nhạc đa dạng, vì vậy, muốn làm tốt vai trò này, tạo dấu ấn với những bản phối mang màu sắc đặc sắc riêng biệt, ứng viên DJ phải có kiến thức nhạc lý, xướng âm và cả điều phối âm thanh.

4.2. Kỹ năng sử dụng công cụ điện tử

Công việc của DJ luôn cần có sự hỗ trợ từ các thiết bị, máy móc điện tử, các khóa đào tạo DJ dù ngắn hạn hay dài hạn đều sẽ đào tạo các bạn sử dụng thành thạo các công cụ này nên việc sử dụng công cụ không khó, nhưng làm sao để phối hợp các tính năng tạo ra bản phối chất lượng mới là yếu tố dẫn bước thành công.

DJ làm gì

4.3. Khả năng hoạt náo giỏi

Tiết tấu âm nhạc là một phần quan trọng nhưng kèm theo đó, DJ phải liên tục tương tác, tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết “truyền lửa” đến khán giả. Khuyến khích, thôi thúc và cuốn hút họ hòa nhịp cùng âm nhạc sôi động mà mình đang trình phát. Những bạn DJ có năng khiếu ca hát, làm MC, giỏi nắm bắt tâm lý… sẽ rất lợi thế khi hoạt động trong nghề DJ.

4.4. Ngoại hình đẹp

Ngoại hình là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho công việc DJ, nhất là các DJ nữ. Một mặt vì DJ là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp, mặt khác nhiệm vụ của các bạn là thu hút sự quan tâm, chú ý của lượng lớn khán giả tại các sự kiện. Khán giả sẽ không tiếp cận trực tiếp với DJ nên chỉ cần bạn có một dáng người thon thả, cân đối, còn lại, các kỹ thuật trang điểm và trang phục sẽ giúp hoàn hảo ngoại hình cho bạn khi tác nghiệp.

4.5. Yêu cầu sáng tạo cao

DJ là công việc thuộc ngành giải trí, một ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Để không bị tụt lại phía sau, các DJ phải học hỏi và trau dồi kỹ thuật không ngừng. Khán giả luôn thích cái mới, cái lạ, nhưng phải hay và hợp thời, vì vậy, thời gian làm việc mỗi ngày của DJ thường chỉ kéo dài 2 – 3 tiếng, thời gian còn lại, mỗi DJ phải tự chủ động học tập nâng cao kỹ thuật và phát triển phong cách riêng.

5- Ưu và nhược điểm của nghề này 

5.1. Ưu điểm của nghề DJ

5.1.1. Môi trường làm việc sôi động

Công việc DJ không gò bó khi làm việc, bạn có thể nhảy, hát, hò reo, cười nói trong lúc điều chỉnh các bản phối. Một không gian làm việc vui vẻ, thoải mái, sôi động, không phải tỉ mỉ từng con số, chú ý từng cử chỉ dáng đi như các công việc văn phòng.

5.1.2. Thu nhập cao

Thời lượng làm việc mỗi ngày của DJ không nhiều, thường chỉ khoảng 2 – 3 tiếng nhưng thu nhập mỗi tháng thì khá cao. Một show họ có thể kiếm 5 – 10 triệu đồng ngay trong ngày tùy theo độ nổi tiếng và quy mô show diễn. DJ chuyên nghiệp thu nhập theo tháng có thể lên đến vài chục, vài trăm triệu đồng.

5.1.3. Kiến thức âm nhạc giỏi

Trau dồi kiến thức, cập nhật thị trường âm nhạc liên tục, giúp cho các DJ sở hữu lượng kiến thức lớn và một khả năng cảm âm tốt. Nhiều DJ có thể chuyển sang sáng tác ca khúc như DJ Mie, hòa âm phối khí như DJ Slim V…

Nghề DJ

5.1.4. Mở rộng mối quan hệ

Thông qua các mối quan hệ trong ngành âm nhạc, DJ có thể làm quen, giao lưu kết bạn với nhiều nhân vật có ảnh hưởng trong ngành giải trí, hợp tác cùng những ca sĩ hoặc DJ nổi tiếng, tìm kiếm cơ hội phát triển công việc theo hướng chuyên nghiệp lâu dài. Tránh được nguy cơ bị đào thải khi chỉ tập trung một mảng DJ ở một môi trường làm việc nhất định.

5.2. Nhược điểm của nghề DJ

5.2.1. Định kiến của xã hội

Những bộ đồng phục có thể hơi nhạy cảm, môi trường làm việc phức tạp, phong thái nhún nhảy khi phiêu cùng nhạc… là những yếu tố công việc luôn đồng hành cùng DJ nhưng lại khiến nhiều người bên ngoài xã hội đánh đồng DJ cũng thuộc nhóm đối tượng ăn chơi lêu lỏng, dễ kết giao thành phần không tốt. Dù vấn đề này đang dần được đính chính bởi những DJ hoạt động chuyên nghiệp, có định hướng công việc rõ ràng nhưng mức độ định kiến vẫn còn cao.

5.2.2. Thu nhập không ổn định

Lương của DJ được tính theo số lượng show làm việc, nên tùy theo khả năng phủ sóng, mức độ yêu thích của khán giả, độ nổi tiếng của DJ mà lương sẽ khác nhau. Những DJ mới vào nghề, lương chỉ khoảng vài trăm nghìn cho mỗi show diễn vài tiếng, họ phải chạy nhiều show để học hỏi kinh nghiệm và tăng thu nhập.

5.2.3. Ảnh hưởng sức khỏe

Ngoài tính chất công việc thường phải làm đêm nhiều thì việc thường xuyên tiếp xúc với âm thanh cường độ cao cũng dễ khiến DJ bị giảm thính lực sớm. Khi tác nghiệp, họ thường phải đeo tai nghe để giảm độ ồn nhưng như vậy sẽ khó cảm nhận rõ chất lượng bản phối để điều chỉnh, hoặc khó hòa nhịp cùng khán giả dưới sân khấu.

5.2.4. Mức độ đào thải cao

Do sự cạnh tranh kinh doanh cao trong ngành giải trí nên các chủ doanh nghiệp luôn muốn tạo nét mới thu hút khách hàng đến với show, sự kiện. Thay DJ là một trong những lựa chọn đổi mới đó. Nếu DJ không có sự đột phá trong kỹ thuật, không giỏi hoạt náo thì một là bị cho nghỉ, hai là sẽ giảm số ngày làm việc trong tuần. Chưa kể, DJ là một ngành năng động, đòi hỏi sức trẻ nên cần những ứng viên trẻ, đẹp, năng lượng tốt, do vậy, tuổi nghề cũng không cao.

Cơ hội nghề DJ

6- Cơ hội nghề nghiệp của nghề DJ 

Một khi ngành công nghiệp giải trí còn phát triển thì cơ hội nghề nghiệp dành cho ứng viên DJ vẫn rất lớn.

6.1. Khóa đào tạo DJ

Các trung tâm đào tạo DJ hiện nay rất đông đảo, mức học phí dao động từ 10 – 20 triệu đồng/ khóa, thời gian học ngắn chỉ khoảng 2 – 3 tháng là học viên có thể làm nghề. Nhiều trung tâm do các DJ nổi tiếng giảng dạy hoặc những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí nên nội dung đào tạo rất sát với thực tế công việc.

6.2. Mức thu nhập như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, thu nhập của DJ sẽ tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng, khả năng thu hút khán giả và quy mô của sự kiện mà DJ tham gia. Người mới bắt đầu thì thu nhập chỉ khoảng vài trăm nghìn mỗi show, nhưng khi đã có kinh nghiệm, biết cách điều hướng tâm trạng khán giả, được tham gia show, sự kiện giải trí lớn thì thu nhập hằng tháng sẽ lên con số vài chục triệu đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng.

6.3. Xu hướng phát triển

Trước đây, chủ yếu các quán bar, vũ trường mới cần đến đội ngũ DJ khuấy động không khí âm nhạc. Phạm vi hạn chế, môi trường làm việc bị đánh giá là phức tạp nhưng hiện tại, những không gian cần đến vai trò của DJ đã được mở rộng ở cả những quán cafe không gian mở, những sự kiện ngoài trời, hoặc những buổi liên hoan, tiệc cưới gia đình. Do vậy, cơ hội việc làm cho các DJ chuyên tâm với nghề đang không ngừng mở rộng.

DJ là nghề chỉnh nhạc, tạo nên những bản phối mới từ những sản phẩm âm nhạc đã hình thành của ca sĩ, nhạc sĩ khác nhau. Nhờ có sự đóng góp của họ mà không khí thưởng thức âm nhạc trở nên đa dạng, cuốn hút hơn hẳn. Như quân sư TalentBold đã đề cập, DJ là một công việc thiên về giải trí, cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao nhưng luôn đòi hỏi sự học hỏi, sáng tạo không ngừng để tạo nên cái riêng đậm dấu ấn cá nhân.

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


 
talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng