- 420k
- 1k
- 870
Kinh doanh trực tuyến đang mở ra nhiều cơ hội cải thiện thu nhập cho đông đảo người lao động. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong kinh doanh, mô hình Dropshipping và Affiliate Marketing được khuyến khích nhiều nhất. Tìm hiểu sơ, chúng ta sẽ thấy nhiều điểm tương đồng giữa hai hình thức này, nhưng thực chất sự khác nhau giữa Dropshipping và Affiliate Marketing còn nhiều hơn. Cụ thể ra sao, Ms. Uptalent sẽ cập nhật đến bạn đọc ngay bây giờ.
MỤC LỤC:
1. Đôi nét khái niệm
2. Thuận lợi khi áp dụng kinh doanh Dropshipping và Affiliate Marketing
3. Thách thức khi áp dụng kinh doanh Dropshipping và Affiliate Marketing
4. So sánh sự khác nhau giữa Dropshipping và Affiliate Marketing
4.1. Nguồn thu nhập
4.2. Quyền quyết định giá
4.3. Rút tiền về sử dụng
4.4. Phát triển kinh doanh riêng
4.5. Nâng cao hiệu ứng thu hút khách hàng
4.6. Mức độ duy trì nguồn khách hàng tiềm năng
4.7. Hoạt động chăm sóc khách hàng
4.8. Chi phí đăng ký và vận hành công việc
>>>> Xem thêm: Việc làm Sale tại TalentBold
Dropshipping – tạm dịch Bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển – là hình thức kinh doanh trực tuyến cho phép người tham gia (cá nhân, tổ chức) bán sản phẩm từ nhà cung cấp trên trang web bán hàng hoặc tài khoản trên sàn thương mại điện tử của họ.
Khi có khách hàng đặt mua sản phẩm, người bán Dropshipping (còn gọi là Dropshipper) sẽ đặt hàng lại nhà cung cấp mà họ đã tìm thấy và thương lượng được giá thấp hơn, cung cấp thông tin người mua. Những công đoạn soạn hàng, đóng gói, vận chuyển đến tận tay người mua đều sẽ do nhà cung cấp thực hiện.
Như vậy, Dropshipper đóng vai trò người bán trung gian, không sản xuất, không nhập khẩu, không tồn kho, chỉ phải tìm khách hàng, theo dõi đơn hàng, chăm sóc khách hàng và hưởng chênh lệch lợi nhuận từ giá mua và giá bán.
Affiliate Marketing – tạm dịch Tiếp thị liên kết – là hình thức cá nhân / tổ chức quảng cáo một mặt hàng của một thương hiệu / nhà sản xuất cụ thể.
Khi có khách hàng quan tâm và nhấp vào sản phẩm, hệ thống sẽ điều hướng đến cửa hàng của thương hiệu / nhà sản xuất đó. Một khi khách hàng nhấn đặt hàng và giao dịch mua bán thành công thì phía thương hiệu / nhà sản xuất sẽ chia tỷ lệ hoa hồng theo thỏa thuận cho nơi đã Affiliate Marketing được khách hàng đó.
>>> Bạn có thể xem thêm: Dropshipping là gì? Mô hình kinh doanh Dropshipping
Người mua sẽ thanh toán cho người bán Dropshipping trước thông qua hình thức chuyển khoản / ví điện tử… . Người bán Dropshipping cũng sẽ thanh toán cho nhà cung cấp qua hình thức theo thỏa thuận. Như vậy, người bán Dropshipping nhận được tiền chênh lệch ngay khi đơn hàng hoàn thành.
Mức giá bán cho người mua trong Dropshipping hoàn toàn cho Dropshipper quyết định. Nhà cung cấp không can thiệp nên nếu bạn sales tốt thì có thể hưởng được mức chênh lệch lớn, tỷ suất lợi nhuận coa.
Kênh bán hàng Dropshipping là của người bán, không liên kết đến bất cứ nhà cung cấp gốc nào. Do đó, Dropshipper có thể kinh doanh nhiều nguồn hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, có thể kiếm tiền từ các hợp đồng quảng cáo đặt trên kênh bán hàng của họ (thường là trang web). Khi kênh đã có vị thế, bạn cũng có thể bán cho người khác nếu muốn chuyển lĩnh vực kinh doanh hoặc nghỉ hưu sớm.
Những thông tin dữ liệu về khách hàng truy cập như câu hỏi thắc mắc, cách thức thanh toán, những mong muốn bổ sung dịch vụ… đều được kênh bán hàng Dropshipping thu thập lại. Đây là nguồn dữ liệu khảo sát khách hàng quý giá, giúp cho người bán thuận lợi điều chỉnh, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng
Hầu như bạn chỉ phải trả phí tiếp thị và chi phí quản lý trang web bán hàng cho nơi cung cấp tên miền, máy chủ. Trường hợp bạn tiếp thị liên kết từ những kênh miễn phí như email, tin nhắn, gặp trực tiếp khách hàng… thì coi như chỉ tính khoản phí tiếp thị để thu hút khách hàng mà thôi.
Mọi vấn đề giải đáp thắc mắc, hỗ trợ vận chuyển, hoặc những khiếu nại về chất lượng sản phẩm sau khi nhận đều sẽ do phía nhà cung cấp (người bán) lo vì bạn đã điều hướng người mua đến trang web chính thức của thương hiệu.
Người tham gia Affiliate Marketing chỉ cần chia sẻ những câu chuyện bên lề rồi gắn đường link liên kết đến trang bán hàng, không cần phải đào sâu về kiến thức sản phẩm chuyên môn. Do đó, những bạn sinh viên, hoặc những người ngoài ngành vẫn có thể tìm nguồn thu nhập thụ động thuận lợi.
Người mua không biết nhà cung cấp là ai, họ chỉ biết Dropshipper đã bán hàng cho họ. Do đó, để bảo mật thông tin, duy trì nguồn thu tốt, người thamg ia Dropshipping sau khi đặt hàng nhà cung cấp thì họ vẫn phải chuyên tâm theo dõi tình trạng đơn hàng vận chuyển, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Và muốn khách hàng quay lại tiếp thì còn phải triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng hậu mãi nữa.
Ngoài khoản phí đăng ký khi tạo kênh bán hàng trên web hoặc sàn thương mại điện tử thì người tham gia Dropshipping còn phải trả phí đăng sản phẩm ở một số nền tảng kinh doanh trực tuyến nước ngoài, phí duy trì tài khoản bán hàng. Nhìn chung thì so với lợi nhuận thu được thì những khoản phí này không đáng kể, nhưng so với hình thức Affiliate Marketing thì có nhỉnh hơn.
Thu nhập của người làm Affiliate phải tuân thủ theo tỷ lệ hoa hồng trên mỗi sản phẩm bán thành công. Thường thì người mua là khách hàng mới thì tỷ lệ hoa hồng cao hơn (5,4 – 13,4%), còn khách hàng cũ thì người làm Affiliate Marketing chỉ nhận được 1,4 – 2,8% trên tổng giá bán.
Để khách hàng nhấn vào liên kết sản phẩm, người làm Affiliate Marketing thường phải rút gọn link để tránh bị bỏ qua. Vì người mua thường có tâm lý mua qua link liên kết giá sẽ cao hơn mua trực tiếp. Chưa kể hiện nay các nền tảng thương mại điện tử đã rất phổ biến, người mua có thể dò giá trên đó trước khi quyết định chọn sản phẩm từ một nguồn cung nào đó.
Những khách hàng đã mua trực tiếp trên trang web của người bán rồi thì lần sau nếu cần họ sẽ vào trực tiếp trang đó, nên tần suất thu lợi nhuận từ một khách hàng của người làm Affiliate Marketing. Muốn có nguồn thu tốt, họ phải thường xuyên mở rộng khả năng tiếp cận.
Dựa trên khái niệm, thuận lợi và thách thức, có thể thấy, cả hai hình thức Dropshipping và Affiliate Marketing đều giúp người kinh doanh:
Không cần sản xuất hoặc nhập hàng từ nhà sản xuất gốc
Không cần bận tâm đến vấn đề tồn kho, đóng gói, vận chuyển hàng hóa đến người mua
Tiết kiệm chi phí kinh doanh, giảm thiểu mức độ rủi ro khi khởi nghiệp
Nền tảng triển khai kinh doanh đa dạng, đặc biệt là những hệ thống hỗ trợ kinh doanh trực tuyến miễn phí
Khả năng cải thiện nguồn thu nhập tốt, nâng cao kỹ năng giao tiếp
Không yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn sản phẩm, chỉ cần có kiến thức về quảng cáo, tiếp thị.
Tuy nhiên, muốn lựa chọn hiệu quả cho kỳ vọng kinh doanh trực tuyến của mình thì những so sánh sự khác nhau giữa Dropshipping và Affiliate Marketing mới chính là trọng điểm cần lưu tâm:
Nguồn thu kiếm được từ Dropshipping luôn cao hơn nhiều trường hợp săn hàng tốt, Dropshipper có thể mua từ nhà cung cấp giá 1 usd và bán lại với giá 19 USD. Nếu so với hoa hồng của Affiliate Marketing thì dù mức hoa hồng cao nhất vào khoảng 13% thì thu nhập chỉ là 13 cent.
Bản thân Dropshipper hưởng chênh lệch từ giá bán và giá mua nên nhà cung cấp chỉ cần biết họ bán được hàng, không quan tâm Dropshipper bán giá bao nhiêu. Còn Affiliate Marketing thì giá do nhà cung cấp quyết định, họ lên hay xuống cũng không được can thiệp, tỷ lệ hoa hồng thì vận vậy nên nếu nhà cung cấp làm khuyến mãi kích cầu thì hoa hồng nhận được thấp hơn, Affiliate Marketing vẫn phải chấp nhận.
Mỗi đơn hàng hoàn thành, tiền chênh lệch sẽ về túi Dropshipper ngay, còn hoa hồng của người làm Affiliate Marketing sẽ được nhà cung cấp giữ lại, khi nào đủ một số tiền tối thiểu theo quy định thì doanh nghiệp mới chuyển khoản.
Đây lại là một lợi thế của Dropshipping vì tất cả kênh bán hàng và hoạt động mua hàng của người mua đều diễn ra trên hệ thống thuộc sở hữu của Dropshipper. Không như Affiliate Marketing phải điều hướng đến kênh của nhà cung cấp chính thức thì mới giao dịch được.
Cải tiến phương thức thanh toán, thay đổi giao diện web, nâng cao tính năng chat hỗ trợ khách hàng tự động… Dropshipper hoàn toàn chủ động thực hiện dựa trên những thu thập ý kiến đóng góp từ chính khách hàng hoặc từ xu hướng phát triển kinh doanh. Còn người làm Affiliate Marketing thì dù biết những cải thiện đó là tốt cho việc tăng lượng khách hàng tìm đến nhưng nhà cung cấp không cải thiện thì họ vẫn phải chấp nhận sử dụng những gì được cung cấp.
Người mua trong Affiliate Marketing đã biết được trang kênh chính thức bán sản phẩm cho họ, nên nếu muốn mua lại, họ sẽ chọn mua từ kênh gốc, trừ khi link Affiliate Marketing được hỗ trợ khuyến mãi giá.
Phía Dropshipping thì Dropshipper không để lộ thông tin nhà cung cấp cho người mua, khi giao hàng mọi nhãn mác về thương hiệu và giá bán gốc cũng được gỡ đi. Do đó, tương lai khi khách hàng cần mua tiếp hoặc mua thêm sản phẩm khác, họ vẫn sẽ liên lạc với Dropshipper.
Trong Dropshipping, người mua chỉ biết Dropshipper nên khi cần tư vấn, khi chờ hàng đến quá lâu, khi không hài lòng về chất lượng sản phẩm, họ đều sẽ tìm đến Dropshipper giải quyết. Trong Affiliate Marketing thì những vấn đề này được chuyển giao cho kênh bán chính thức của nhà cung cấp.
Tiêu chí này thì Affiliate Marketing có lợi thế hơn vì chi phí đăng ký làm Affiliate Marketing cho một thương hiệu nào đó là hoàn toàn miễn phí. Những hoạt động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng cũng có thể thực hiện trên các nền tảng email, mạng xã hội miễn phí.
Dropshipping thì không được hỗ trợ tiếp thị từ nhà cung cấp nên Dropshipper phải tự thân vận động thương lượng, săn hàng để được giá tốt nhất. Tự đăng sản phẩm, mô tả nội dung trên cả nền tảng trả phí và miễn phí. Do đó tổn chi phí đăng ký và vận hành sẽ cao hơn nhưng bù lại nguồn lợi nhuận cũng tốt hơn.
Sự khác nhau giữa Dropshipping và Affiliate Marketing đã được Ms. Uptalent chia sẻ cặn kẽ, đây chính là cơ sở quan trọng giúp những bạn có ý định kinh doanh online có được sự khách quan cân nhắc con đường đi phù hợp nhất cho chính mình.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet