- 420k
- 1k
- 870
Trong công tác tuyển dụng ngày nay, các doanh nghiệp hướng đến một nhân viên có chỉ số EQ cao hơn là một nhân viên IQ cao. Điều này đã được phổ biến rộng rải đến người lao động suốt nhiều năm qua, nhất là các bạn sinh viên mới ra trường. EQ là gì? Nguyên nhân vì sao chỉ số EQ lại sở hữu tầm quan trọng cao như vậy? Tất cả sẽ có trong bài viết quân sư TalentBold sắp gửi đến bạn hôm nay.
MỤC LỤC:
1- EQ là chỉ số gì?
2- So sánh IQ và EQ
3- Test EQ như thế nào?
4- EQ cao có ý nghĩa gì?
>>> Xem thêm: Việc làm Marketing
EQ (Emotional Quotient) – tạm dịch là Chỉ số đo lường trí tuệ cảm xúc – chính là việc một người đưa ra quyết định hành vi dựa trên khả năng nhận định mức độ cảm xúc, kiểm soát cảm xúc hay suy nghĩ của chính mình và của mọi người xung quanh.
Khái niệm chỉ số EQ xuất hiện lần đầu vào năm 1990 thông qua nghiên cứu của John Mayer và Peter Salovey. Mức độ phổ biến cao hơn về sau nhờ vào sự lan tỏa đến từ nhà tâm lý học Daniel Goleman. Đến nay, chỉ số EQ đã hiện diện ở tất cả các quốc gia trên thế giới, được lấy làm tiêu chuẩn để đánh giá khả năng ứng phó của con người trước những áp lực, mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống.
Trước khi so sánh, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm chỉ số IQ là gì?
IQ (Intelligence Quotient) – tạm dịch Chỉ số thông minh – đề cập đến khả năng tư duy, thấu hiểu vấn đề và khả năng phản xạ, sự nhạy bén đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề hóc búa thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở một cá nhân.
Cùng là chỉ số phản ánh năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá nhân nhưng giữa chỉ số EQ và IQ luôn có nhiều nét khác biệt nổi bật:
Chỉ số EQ phản ánh khả năng tưởng tượng, sáng tạo, năng lực điều tiết cảm xúc, kỹ năng giao tiếp xã hội… Nhìn chung đó là những khả năng thiên về kỹ năng mềm, cho phép thể hiện quan điểm hành vi mang tính đặc thù riêng trong tính cách mỗi người.
Chỉ số IQ phản ánh khả năng tư duy, năng lực nhận thức, trí tuệ suy luận trước những vấn đề khó trong một lĩnh vực nào đó. Khả năng mà chỉ số IQ mang lại đều liên quan đến học thuật, kiến thức chuyên môn tích lũy suốt thời gian dài, được kết hợp linh hoạt để cung cấp một kết quả cụ thể ở mức độ tốt nhất.
>>> Bạn có thể xem thêm: Enneagram Test là gì? Xác định bạn thuộc nhóm tính cách nào?
Chỉ số EQ ở mức trung bình phải đạt từ 85 – 115, mức cao 116 – 130, siêu cao từ 131 trở lên (hiện chỉ có khoảng 2% dân số thế giới đạt được). Những ai có điểm số dưới 85 đều thuộc nhóm chỉ số EQ thấp.
Chỉ số IQ có thang điểm đánh giá phong phú hơn vì chỉ số này còn được các bác sĩ dùng để đánh giá những khiếm khuyết về năng lực trí tuệ của bệnh nhân.
STT |
Điểm số IQ |
Năng lực trí tuệ |
1 |
70 – 79 |
Suy giảm nhận thức |
2 |
80 – 89 |
Dưới mức thông minh trung bình |
3 |
90 – 110 |
Mức thông minh trung bình |
4 |
111 – 120 |
Trên mức thông minh trung bình |
5 |
121 - 130 |
Rất thông minh |
6 |
> 130 |
Siêu thông minh |
Chỉ số EQ cao là những người có khả năng làm chủ cảm xúc bản thân và điều chỉnh cảm xúc của người khác trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Họ biết lắng nghe, biết đồng cảm nên nắm bắt tâm lý mọi người rất tốt. Nhờ vậy, những hành động giải quyết mâu thuẫn hoặc kêu gọi sự đoàn kết hợp tác, họ đều thực hiện rất xuất sắc.
Chỉ số IQ cao là những người có khả năng suy luận, tìm ra giải pháp trong bất cứ vấn đề nào. Nhiệm vụ càng học búa, người có IQ cao càng cảm thấy hào hứng và chẳng nề hà dành thời gian nghiên cứu, tìm ra hướng xử lý nhanh nhất. Giao việc chuyên môn cho người có IQ cao, quản lý cực kỳ an tâm về chất lượng và tốc độ thực hiện.
Chỉ số IQ giúp chúng ta liên kết, suy luận để tìm ra giải pháp hiệu quả nhưng thực tế chính chỉ số EQ giúp bản thân thuận lợi tiến hành quá trình phát huy chỉ số IQ.
Bởi lẽ, chỉ số EQ giúp chúng ta giữ bình tĩnh, ổn định tâm trạng trước những tình huống tiêu cực. Hãy thử tưởng tượng xem, trong một tâm trạng rối bời, lo sợ liệu não bộ còn không gian cho những suy luận chuẩn xác mang giá trị quyết định hay không?
Người có chỉ số EQ cao sẽ luôn có sự cảm thông, chia sẻ và đứng trên lập trường của người khác để nghĩ và hành động. Nỗ lực dung hòa mọi bất đồng để hạn chế những tổn thương cảm xúc không đáng có. Lòng tự tôn của mọi người được giữ trọn vẹn nên họ luôn cảm thấy an tâm và được tôn trọng khi bên cạnh người có EQ cao.
Ngược lại, những người chỉ có IQ cao có thể mang đến những suy luận, giải pháp nhanh nhưng sự vượt trội năng lực chuyên môn dễ khiến họ tự mãn, áp đặt những tiêu chuẩn cao cho những cộng sự cùng hợp tác. Điều này sẽ tạo ra khoảng cách trong giao tiếp, làm hạn chế khả năng mở rộng các mối quan hệ.
>>> Bạn có thể tham khảo: MBTI là gì? Xác định nghề nghiệp dựa trắc nhiệm tính cách MBTI
Chỉ số EQ có rất nhiều mô hình và định nghĩa được đưa ra, tuy nhiên, trải qua thời gian dài thử nghiệm và đánh giá, chỉ có hai mô hình, một là mô hình cảm xúc năng lực (Ability EI model) và hai là mô hình cảm xúc đặc điểm (Trait EI model) là được đánh giá cao và phổ biến rộng rãi nhất. Các bài test chỉ số EQ cũng sẽ dựa trên hai mô hình này để thiết lập các bài kiểm tra. Theo đó:
Mô hình cảm xúc năng lực hướng đến những câu hỏi tập trung vào quyết định hành vi
Mô hình cảm xúc đặc điểm hướng đến câu hỏi không có gợi ý đáp án, người làm bài test sẽ tự đưa ra câu trả lời bằng kinh nghiệm và kiến thức mà mình có được.
So với kết quả cụ thể trong bài test IQ thì thực sự những bài test chỉ số EQ chưa có sự đo lường tuyệt đối vì kết quả đều phải dựa trên sự phối hợp nhiều câu trả lời với nhiều phương án khác nhau. Và những phương án này không có cái nào sai hoàn toàn hoặc đúng hoàn toàn mà chỉ là tốt nhất theo khả năng nhận định của người làm bài test.
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra những nội dung test và kết quả đánh giá chỉ số EQ gần đúng nhất nên chúng ta hãy cứ an tâm về mức độ đánh giá nhận được từ bài đánh giá nhé.
Để thực hiện bài test chỉ số EQ, bạn có thể đến các trung tâm tư vấn tâm lý hoặc thực hiện bài test trực tuyến ở một số trang web miễn phí. Điển hình như địa chỉ:
https://testiq.vn/test-eq.html
https://www.research.net/r/UCM-EQ-Test-30-cau
Những bài test chỉ số EQ phổ biến sẽ chọn theo mô hình cảm xúc năng lực với những gợi ý trả lời. Người thực hiện sẽ trải qua ít nhất 10 câu hỏi về những tình huống ứng xử khác nhau, rất nhiều tình huống bản thân chưa từng trải qua nhưng bằng quan điểm và kinh nghiệm sống đã tích lũy, bạn vẫn có thể dưa ra câu trả lời phù hợp với EQ của mình.
Để có một kết quả chuẩn xác nhất, quân sư khuyên bạn nên tiến hành test chỉ số EQ trong không gian tĩnh lặng, tâm thái thư giãn, sức khỏe tinh thần và thể chất đều ở tình trạng tốt nhất.
Trải qua quá trình thống kê kéo dài nhiều năm, thực hiện tại nhiều quốc gia, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng những người có IQ cao có thể là chuyên môn rất tốt nhưng để đảm nhận vai trò lãnh đạo thì chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định. Tỷ trọng giữa chỉ số EQ và IQ là 80 và 20.
Bởi lẽ những người có EQ cao đều sở hữu cho mình năng lực:
Tự điều chỉnh cảm xúc, làm chủ tâm trạng, khả năng chịu áp lực cao nên có phải đối mặt với mọi tình huống xảy ra.
Phân tích và ra quyết định hành vi vừa nhanh vừa hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại và tổn thương cho bản thân và đối phương
Biết lắng nghe, luôn thấu hiểu và cảm thông với cảm xúc của người khác nên rất được tin tưởng và có nhiều mối quan hệ tốt từ công việc đến cuộc sống.
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng rất tốt vì luôn biết cách nắm bắt tâm lý đối phương.
Biết tiết chế cảm xúc, nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng, không để cảm xúc tác động gây ra tình trạng chủ quan, duy ý chí.
Tỉnh táo trước những cám dỗ mang lại lợi ích nhất thời nhưng có thể gây hậu quả lâu dài. Biết nói từ chối cũng là một bản lĩnh cảm xúc vô cùng quan trọng.
Chỉ khi chúng ta bình tĩnh, tỉnh táo thì những giải pháp thông minh đến từ chỉ số IQ mới có cơ hội phát huy, đảm bảo quyết định đưa ra là chuẩn xác chứ không phải nôn nóng, bốc đồng hay cẩu thả. Nhờ vậy tỷ lệ thành công của những người có EQ cao luôn chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội.
Nhìn chung, cả chỉ số EQ và IQ đều rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nhưng nếu chỉ có IQ cao vượt trội sẽ dễ dẫn đến việc tự cao, tự đại, khó hợp tác cùng đồng đội. Đây cũng là lý do ngày càng nhiều nhà tuyển dụng hướng đến người lao động có chỉ số EQ cao trước khi đánh giá về IQ của họ.
Những thông tin trên đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về chỉ số EQ là gì, kèm theo những đặc điểm mà một người có EQ cao luôn sở hữu. Việc tự đánh giá chỉ số EQ của bản thân trước khi có một tổ chức nào đó đánh giá chỉ số này ở bạn là điều mà quân sư TalentBold rất khuyến khích thực hiện. Quá trình không phức tạp, không tốn nhiều thời gian và chi phí, lại mang đến cho bản thân nhiều khám phá bất ngờ.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet