- 420k
- 1k
- 870
Tâm lý Fomo – sợ bị bỏ lỡ ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Nó khiến họ lệ thuộc vào mạng xã hội và các thiết bị điện tử công nghệ cao. Lâu dần, tâm lý này còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng với người trẻ tuổi.
Vậy, bạn đã thực sự hiểu Fomo là gì? Phải làm sao tránh khỏi chứng Fomo? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài viết sau đây của Quân sư TalentBold nhé!
MỤC LỤC:
1- Fomo là gì?
2- Biểu hiện thường thấy ở người mắc chứng Fomo
2.1- Liên tục xem điện thoại
2.2- Không tập trung vào công việc
2.3- Mua nhiều món đồ xa xỉ, không cần thiết
2.4- Có nhiều mối quan hệ không quan trọng
2.5- Hẹn hò chỉ để giống như người khác
2.6- Bỏ lỡ nhiều điều quan trọng khác trong cuộc sống
3- Phải làm gì khi mắc hội chứng Fomo?
3.1- Kiểm soát các suy nghĩ tiêu cực
3.2- Giảm thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ, mạng xã hội
3.3- Tự tạo niềm vui cho riêng mình
3.4- Biết cách tận hưởng cuộc sống thực tại
3.5- Thiết lập thứ tự ưu tiên
3.6- Tích cực kiến tạo những mối kết nối thực tế
3.7- Rèn luyện tính biết ơn
Fomo (Fear of missing out) có thể hiểu đơn giản là “Hội chứng sợ bỏ lỡ”. Người mắc phải hội chứng này thường lo sợ mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó nên luôn tìm cách chạy theo các trào lưu, xu hướng mới.
Chứng sợ bỏ lỡ khiến một người luôn cảm thấy bất an vì họ cho rằng mình không nắm bắt đủ thông tin hoặc đang bỏ qua điều gì đó thú vị, hạnh phúc mà người khác có được.
Dưới sự ảnh hưởng của Fomo, họ sẽ thường xuyên bộc lộ ra sự bực tức, ganh tỵ, bất mãn và hối hận. Với họ, mọi thứ không bao giờ là đủ. Họ luôn cố gắng tìm kiếm nhiều thứ khác nữa.
Chính vì những cảm xúc tiêu cực luôn luẩn quẩn trong đầu mà họ dần mất đi sự tự tin vào bản thân. Họ đánh mất nguồn năng lượng của chính mình vì những lo lắng, những nỗi khát khao bất tận.
Không những thế, họ còn tìm mọi cách cập nhật tin tức về bạn bè, người quen chỉ để biết những người đó đang làm gì.
Sự ám ảnh của Fomo khiến con người dễ đưa ra quyết định sai lầm hơn, nhất là trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, theo chuyên gia marketing Dan Hernan, Fomo cũng là nguyên nhân khiến khách hàng ít trung thành với một thương hiệu duy nhất. Vì sợ bỏ lỡ những điều mới mẻ mà khách hàng liên tục mua sắm sản phẩm từ những thương hiệu mới.
Nghiên cứu thực tế cho thấy, những bạn có thói quen sống qua một bộ lọc ảo rất dễ mắc hội chứng Fomo. Bên cạnh đó, số lượng người trẻ online liên tục cũng ngày càng tăng và họ thường xuyên lo lắng khi không biết bạn bè của mình đang làm gì hay không biết bạn của họ đang có điều gì vui vẻ.
Nếu dựa trên khái niệm về Fomo là gì thì bạn sẽ thấy hội chứng này khá mơ hồ. Tuy vậy, bạn vẫn có thể nhận diện được người đang mắc hội chứng này qua những biểu hiện rõ nét sau:
Một biểu hiện rất dễ thấy ở người mắc chứng Fomo là họ có xu hướng thường xuyên nhìn vào màn hình điện thoại. Bất kể đang làm gì, ở đâu họ vẫn luôn để mắt đến chiếc di động của mình. Họ muốn đảm bảo bản thân không bỏ lỡ bất cứ thông báo nào từ các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok, Twitter,…
Những bạn có biểu hiện Fomo rất khó tập trung vào công việc. Họ có thói quen liên tục kiểm tra điện thoại chỉ để đảm bảo mình không bỏ qua bất cứ tin nhắn hay cuộc gọi nào. Thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng bỏ dở công việc đang làm để trả lời tin nhắn, email hay các cuộc điện thoại không quan trọng.
Với tâm lý chạy theo trào lưu, người mắc chứng sợ bỏ lỡ sẽ mua các sản phẩm mới ra mắt một cách vô tội vạ. Đôi khi, đồ dùng cũ của họ vẫn xài rất tốt hoặc họ cũng không thật sự cần đến món đồ mới đó nhưng vẫn mua chỉ vì không muốn bỏ lỡ chúng.
Trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó chúng ta thường sẽ cân nhắc xem nó có hữu ích với mình hay không hoặc là mình có thực sự cần tới nó hay không. Nhưng, với người mắc chứng Fomo lại khác, họ không mảy may cân nhắc mà chỉ mua vì tâm lý lo sợ.
Việc mua sắm tùy ý này khiến người bị Fomo dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt tài chính. Nhiều người còn chẳng để dành được cho mình bất cứ khoản tiết kiệm nào cho các nhu cầu cấp bách, đầu tư hay chăm lo sức khỏe.
Kết bạn, làm quen với nhiều người mới nhằm mở rộng mạng lưới quan hệ là điều tốt. Tuy nhiên, điều bạn cần là những mối quan hệ thực sự chất lượng, cần thiết chứ không phải kết bạn để chuyện phiếm, phông bạt hay chỉ vì muốn làm hài lòng ai đó.
Có thể thấy, việc bạn làm quen với ai đó vì muốn học hỏi, phát triển bản thân là rất tốt. Nhưng, đừng chỉ vì ganh tỵ, cạnh tranh với ai đó rồi tùy tiện kết bạn, hẹn hò mà không tìm hiểu kỹ lưỡng. Bạn sẽ không thể lường trước được tất cả hậu quả của việc này đâu nhé.
Bên cạnh đó, hãy chỉ kết bạn với những người quan trọng, cũng đừng chấp nhận hàng loạt lời mời kết bạn vô nghĩa. Điều này chỉ khiến bạn hao tốn công sức cho những mối quan hệ vô ích.
Xem thêm tại>>>Yolo là gì? Quan điểm người trẻ về việc "chỉ sống một lần trên đời
Quân sư biết có những bạn thấy bạn của mình có người yêu nên cũng kiếm cho mình một đối tượng để hẹn hò. Nhưng, điều này có đáng hay không?
Thực tế, họ đang hẹn hò chỉ vì người khác chứ không phải chính bản thân họ. Đôi khi, họ có những quyết định vội vàng khi bắt đầu một mối quan hệ để rồi lãng phí thời gian mà cũng không cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Fomo có thể khiến bạn bỏ lỡ những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống thực tế. Nó khiến bạn lơ đễnh trong công việc, các buổi họp hay ngay cả khi đi hẹn hò.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra, người Fomo thường chỉ cảm thấy sự thỏa mãn khi làm chủ được mạng xã hội mà không xem trọng sự thỏa mãn trong cuộc sống thực tế. Nói cách khác, họ chỉ cảm thấy hài lòng khi bắt kịp những tin tức, thông tin mới nhất từ mạng xã hội mà quên mất những gì đang thực sự diễn ra.
Thậm chí, Fomo còn khiến không ít người bỏ quên cả sự nghiệp lẫn những mối quan hệ ngoài đời thực. Họ có thể trò chuyện hàng giờ trên mạng xã hội nhưng lại kiệm lời với người thân, gia đình và bạn bè của mình. Với họ, có thể nắm bắt tin tức 24/24h quan trọng hơn việc phát triển sự nghiệp rất nhiều.
Qua việc tìm hiểu Fomo là gì bạn sẽ thấy hội chứng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của một người. Vậy, phải làm sao mới tốt khi phát hiện bản thân mắc chứng Fomo?
Nếu cảm thấy bản thân mắc phải một trong các biểu hiện của chứng sợ bỏ lỡ thì bạn nên học cách bình tĩnh, kiềm chế những suy nghĩ, hành động của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số giải pháp sau đây để làm giảm tình trạng lo lắng, bất mãn:
Thay vì để những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực lấn áp thì bạn hãy tìm cách kiểm soát chúng. Có thể bạn không cách nào loại bỏ hoàn toàn chúng nhưng hãy cố gắng hạn chế chúng. Đồng thời, hãy ghi chép lại những gì bạn trải qua và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực.
Việc dành ít thời gian hơn cho các mạng xã hội và thiết bị công nghệ sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn cho công việc. Hãy tạm thời tắt chuông báo điện thoại hay thông báo từ mạng xã hội khi làm việc, bạn sẽ thấy hiệu quả công việc của mình được cải thiện rõ rệt đấy nhé.
Thời gian đầu khi rời xa thiết bị điện tử có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn. Tuy nhiên, chỉ cần kiên trì một thời gian ngắn, bạn sẽ thoát khỏi cảm giác đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian đọc sách, tập thể dục hoặc làm bất cứ việc gì mình yêu thích để giảm bớt thời gian sử dụng mạng xã hội và điện thoại thông minh.
Nội dung liên quan>>>Tiêu cực là gì? Mẹo giúp bạn nhanh chóng kiểm soát suy nghĩ tiêu cực
Thay vì sân si, tìm hiểu niềm vui của người khác thì bạn hãy nghĩ xem mình thích thứ gì, muốn làm điều gì. Kế đó, hãy tự thiết lập cho mình một thế giới riêng, ở nơi đó bạn sẽ cảm thấy được niềm vui và sự hạnh phúc.
Quân sư tin rằng, với một tinh thần vững vàng, khỏe mạnh, bạn hoàn toàn có thể vượt qua khỏi sự ám ảnh của việc bỏ lỡ điều gì đó hay ham muốn theo dõi cuộc sống của người khác.
Thay vì mải mê ước ao được trải nghiệm điều gì đó mới mẻ, khác biệt thì bạn nên tập trung tận hưởng từng phút giây của cuộc sống hiện tại.
Điều này nghe tưởng như cao siêu nhưng lại rất dễ thực hiện bạn nhé. Việc bạn cần làm chỉ là tập trung hết sức vào những gì đang làm, quan tâm tới những người quan trọng quanh mình là được.
Một khi thực sự tận hưởng niềm vui thực tại, bạn sẽ không còn bị quấy nhiễu hay để tâm quá nhiều đến cuộc sống của người khác. Từ đó, cuộc sống của bạn sẽ càng thêm ý nghĩa, tốt đẹp hơn.
Trong cuộc sống, mỗi người luôn có nhiều việc cần làm, nhiều thứ phải quan tâm. Do đó, bạn cần xác lập thứ tự ưu tiên cụ thể, rõ ràng để tập trung cho những điều quan trọng.
Lợi ích của việc này không chỉ ở chỗ giúp bạn giải quyết tốt công việc của bản thân, có nhiều trải nghiệm thú vị mà còn là giải pháp hữu hiệu giúp bạn không còn bận tâm quá mức tới cuộc sống của ai đó.
Bạn đừng quá mải mê với những bình luận, lời khen xã giao từ mạng xã hội mà bỏ quên những mối quan hệ thực tế với bạn bè, gia đình và người thân của mình.
Hãy dành thời gian trò chuyện, đi ăn với người bạn kết giao ngoài đời thực và tích cực tham gia các hoạt động yêu thích. Điều này sẽ mang tới cho bạn những mối liên kết tinh thần vững vàng và gặt hái được nhiều giá trị bổ ích trong cuộc sống.
Đừng chìm sâu vào những gì bạn bỏ lỡ vì Fomo mà hãy học cách biết ơn những gì mình đang có. Lòng biết ơn giúp bạn hiểu được giá trị thực sự của những thứ mình đang có, những mối quan hệ hiện hữu và cả công việc hiện tại.
Ngoài ra, bằng cách biết ơn, bạn sẽ không bị tâm lý Fomo bủa vây, cũng không còn cảm thấy đau khổ, thiếu thốn vì bỏ lỡ điều gì đó. Mỗi ngày, bạn sẽ thêm hạnh phúc, vui vẻ hơn khi biết hài lòng với những gì mình đang có.
Bất cứ ai trong chúng ta cũng có cuộc sống của riêng mình. Vậy thì, vì sao bạn phải mãi loay hoay chạy theo cuộc sống cá nhân của ai đó trên mạng xã hội? Điều bạn nên làm là hãy tập trung vào cuộc sống của chính mình, rời xa Fomo để có một tương lai càng tốt đẹp hơn.
Hy vọng những gì Quân sư TalentBold vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ Fomo là gì. Chúc bạn luôn thành công!
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet