- 420k
- 1k
- 870
Để giải tỏa áp lực về không gian và thời gian làm việc, có nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình nhưng vẫn có được nguồn thu nhập chi tiêu phù hợp, rất nhiều người lao động đang có xu hướng lựa chọn Freelancer thay vì một công việc toàn thời gian cố định. Bài viết hôm nay, quân sư TalentBold sẽ cập nhật xu hướng này đến bạn đọc với đầy đủ khái niệm Freelancer là gì, ưu nhược điểm khi làm Freelancer như thế nào.
MỤC LỤC:
1 - Freelancer là gì?
2- Freelancer làm gì?
3- Các nghề Freelancer
4 - Các trang web tìm việc Freelancer
5 - Ưu điểm và nhược điểm khi làm Freelancer
6- Gen Z và xu hướng trở thành Freelancer
7- Lời kết
>>>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc
Freelancer – tạm dịch là Người làm việc tự do – là thuật ngữ dùng để chỉ hình thức lao động tự do, nơi mà những người lao động sẽ triển khai công việc được giao mà không phải chịu sự ràng buộc về thời gian, không gian làm việc, không bị gò bó quản lý quá gắt gao từ Sếp hoặc người thuê.
Các Freelancer sẽ chủ động lên kế hoạch làm việc, lên lịch trình thời gian, tự chọn không gian, miễn sao hoàn thành tốt khối lượng công việc theo đúng tiến độ và chất lượng do khách hàng yêu cầu. Thông thường những công việc Freelancer đảm nhận sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, Freelancer có thể sẽ đảm nhận nhiều việc cùng lúc, chủ động tìm kiếm công việc tiếp theo để đảm bảo nguồn thu nhập cho bản thân.
Freelancer là người làm những công việc cho phép bản thân phát huy khả năng làm việc độc lập với thời gian và không gian tự do.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay thích thuê các Freelancer làm việc hơn là tuyển dụng nhân viên chính thức hay thuê dịch vụ cung cấp nhân sự bên ngoài, nguyên nhân chính vẫn là do chi phí rẻ hơn, trong khi năng lực chuyên môn không hề thua kém.
Số lượng người lao động chọn trở thành Freelancer cũng nhiều hơn, vì với hình thức làm việc này họ có cơ hội tiếp cận nhiều dự án hơn, không bị bó buộc một lịch trình làm việc nhất định. Bù lại, bản thân phải tự chủ động tìm đầu việc và cam kết hoàn thành đúng thời hạn và đúng chất lượng.
Những nghề Freelancer có số lượng nhân sự nhiều nhất hiện nay:
Lĩnh vực công nghệ thông tin với lợi thế gắn liền với mạng Internet toàn cầu chính là môi trường mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các Freelancer. Điển hình là các vị trí lập trình web, lập trình game, lập trình ứng dụng phần mềm…
Mức thu nhập của các lập trình viên Freelancer rất cao, bán thời gian thì 8 – 15 triệu đồng/ tháng, còn toàn thời gian thì có thể lên đến 50 – 100 triệu đồng/ tháng. Hầu hết các Freelancer ở lĩnh vực này đều đã có thời gian công tác ở vị trí lập trình viên cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin, tích lũy lượng lớn kinh nghiệm thực hành, một số Freelancer còn xây dựng được thương hiệu cá nhân, thu hút nhiều đơn đặt hàng riêng.
Công việc này hướng đến khả năng vận dụng linh hoạt ngôn từ, câu chữ của các Freelancer, tạo nên những ý tưởng, thông điệp, bài viết, kịch bản clip… chất lượng, góp phần quảng bá, truyền thông, xây dựng thương hiệu kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp.
Đảm nhận vị trí Copywriter, bạn chỉ cần có năng lực viết tốt, nhưng nếu là vị trí Content Creator (sáng tạo nội dung) thì còn phải có khả năng thiết kế, xử lý hình ảnh, áp dụng chiến lược Marketing. Mức thu nhập bình quân của Freelancer ở vị trí Copywriter vào khoảng 5 – 10 triệu đồng / tháng, còn Content Creator thì dao động 10 – 30 triệu đồng / tháng.
Những bạn có khiếu thẩm mỹ cùng khả năng sử dụng tốt các phần mềm đồ họa sẽ rất thích hợp với công việc Freelancer thiết kế brochure, catalogue, tạp chí, website, bao bì sản phẩm, hoạt hình, kiến trúc… được đặt hàng từ nhiều cá nhân và doanh nghiệp.
Thu nhập trung bình khoảng 200.000 đồng/ sản phẩm, thậm chí lên đến vài trăm triệu nếu dự án đòi hỏi sự tỉ mỉ cùng nhiều công sức thu thập tài liệu mỹ thuật. Bạn có thể nhận làm thêm vào cuối tuần, hoặc chuyển hẳn sang làm Freelancer toàn thời gian với thu nhập 15 – 50 triệu đồng/tháng.
Từ sau dịch Covid-19, nhu cầu học trực tuyến ngày càng nở rộ, học viên tiết kiệm chi phí, còn giáo viên cũng linh hoạt không gian làm việc. Các bạn Freelancer có thể
Tự mở lớp online
Làm video giảng dạy trên Youtube
Hợp tác cùng các trung tâm đào tạo và nhận lớp theo sự phân công
Thu nhập khoảng 5 – 10 triệu đồng / tháng hoặc nhiều hơn tùy theo số lượng lớp và số lượng học viên.
Nhu cầu dịch thuật văn bản vẫn rất lớn, đặc biệt là những tài liệu chuyên ngành kinh tế, luật, kỹ thuật… Số lượng biên phiên dịch tiếng Anh khá nhiều nên mức thu nhập không cao lắm nhưng bù lại số lượng công việc nhiều, còn những bạn Freelancer dịch thuật tiếng Hoa, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha, Thái… thì thu nhập cho mỗi sản phẩm sẽ cao hơn. Trung bình mỗi tháng khoảng 5 – 20 triệu đồng.
Thông tin phân tích dữ liệu mang đến nhiều định hướng phát triển chuẩn xác cho các cá nhân / tổ chức kinh doanh. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển Freelancer cho ngành nghề này đang có xu hướng tăng cao.
Đơn giản thì bạn có thể đảm nhận công việc sàng lọc và nhập dữ liệu, thu nhập 3 – 7 triệu đồng /tháng.
Phức tạp hơn sẽ là những nhiệm vụ phân tích, bảo mật, quản lý kho dữ liệu, thu nhập 7 – 15 triệu đồng / tháng
Nhờ sự hỗ trợ của mạng trực tuyến và các nền tảng xã hội, việc trở thành các Tiktoker, Youtuber… đang mở ra cơ hội tìm kiếm thu nhập cho các bạn Freelancer. Một khi sở hữu lượng người theo dõi, tương tác cao, bạn sẽ nhận được lời mời quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ nhiều nhãn hãng, thu nhập từ vài triệu đến vài trăm triệu mỗi tháng.
Nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ internet nên việc kết nối giữa người cần tuyển dụng và người cần tìm việc Freelancer trở nên thuận lợi hơn. Ở vai trò là người tìm việc, bạn có thể tìm thấy nhiều nhu cầu tuyển dụng Freelancer thông qua:
Facebook và LinkedIn là hai mạng xã hội phục vụ đắc lực nhất cho nhu cầu tìm việc. Cách thức sử dụng hai mạng xã hội này khá tương đồng, trong đó LinkedIn là mạng xã hội chuyên tập trung cho tuyển dụng và tìm việc nên có độ chuyên sâu nội dung hơn là Facebook. Nhưng bù lại, giao diện của LinkedIn mang tính quốc tế nên hoàn toàn sử dụng tiếng Anh vì vậy lượng người Việt sử dụng LinkedIn chưa nhiều bằng Facebook.
>>>> Xem thêm: Làm việc online phù hợp cho những đối tượng nào?
Để tìm công việc Freelancer, người tìm việc có nhiều cách, phổ biến nhất là chủ động tham gia các hội nhóm tuyển dụng Freelancer theo chuyên môn mà mình có sở trường. Đây là môi trường gắn kết nhà tuyển dụng và ứng viên Freelancer rất hiệu quả, thu hút nhiều đầu việc mà lại hoàn toàn miễn phí. Hoặc bạn có thể:
Follow (Theo dõi) các tài khoản thường tuyển dụng Freelancer để nhận thông báo tuyển dụng sớm nhất,
Hoàn thiện tài khoản cá nhân để nhà tuyển dụng vào tham khảo, đánh giá và chủ động liên hệ.
Khi tìm thấy công việc phù hợp, bạn có thể nộp hồ sơ ứng tuyển qua email, hoặc trao đổi trực tiếp trên ứng dụng chat của Facebook và LinkedIn.
Upwork là mạng liên kết Freelancer và nhu cầu tuyển dụng trên khắp thế giới. Cơ hội việc làm mở rộng ra phạm vi quốc tế, mang đến mức thu nhập cao hơn, số lượng đầu việc nhiều hơn, và mức độ cạnh tranh cũng khá cao. Ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Anh, nhưng bạn đừng lo, Google có tính năng hỗ trợ dịch trang web sang tiếng Việt.
Sau khi tạo tài khoản trên Upwork, hệ thống sẽ cung cấp cho người dùng quyền đăng tải dịch vụ cá nhân cung cấp, sản phẩm đã hoàn thành, các đơn vị từng hợp tác… Nói chung là tất cả mọi thứ để quảng bá thương hiệu Freelancer của chính bạn.
Đây là web Freelancer nổi tiếng khắp thế giới, được gần 25 triệu người tìm việc và người tuyển dụng Freelancer toàn cầu lựa chọn. Mọi lĩnh vực cho phép làm việc chủ động không gian, thời gian như viết lách, lập trình, đồ họa, marketing, kế toán… đều có ở đây.
Các bạn Freelancer sẽ tham gia đấu thầu đầu việc mà mình cảm thấy phù hợp. Dựa vào giá đấu thầu cũng như hồ sơ năng lực mà bạn thể hiện trên tài khoản của mình (bằng cấp,kinh nghiệm, dự án / sản phẩm…), người thuê sẽ lựa chọn ứng viên phù hợp.
Trang web này dành riêng cho các Freelancer người Việt và người cần tuyển Freelancer Việt. Quy cách hoạt động tương tự như Freelancer.com, nghĩa là, người dùng cũng sẽ:
Đăng ký tài khoản
Xây dựng hồ sơ cá nhân
Chọn đầu việc
Đấu thầu ứng tuyển
Trao đổi và triển khai công việc.
Ngoài trang web, bạn còn có thể tìm kiếm công việc thông qua Facebook “FreelancerViet - Cộng đồng freelancer chuyên nghiệp nhất Việt Nam”, inbox trực tiếp với người đăng tin tuyển dụng.
Vlance cũng là một trang web Freelancer dành riêng cho người Việt, đang thu hút hơn 350.000 Freelancer thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Các nhiệm vụ công việc được Vlance chia thành nhiều nhóm công việc nên rất dễ tra cứu, điển hình như:
Bán hàng và Kinh doanh
Đào tạo và khóa học
IT và lập trình
Kế toán, thuế và tài chính
Kiến trúc và xây dựng
Viết lách và dịch thuật…
Các bạn Freelancer sẽ cạnh tranh ứng tuyển thông qua hình thức đấu thầu giá. Các bạn sẽ sử dụng Credit để đấu thầu. Ngoài hồ sơ cá nhân đã thiết lập, ở mỗi đầu việc, Freelancer còn được hệ thống cung cấp khu vực quảng bá thêm về năng lực bản thân, nâng cao mức độ cạnh tranh cho bản thân.
Freelancer thiên về thiết kế đồ họa chắc chắn không thể bỏ qua trang web Freelancer này. Nơi đây cung cấp khối lượng lớn công việc cho các nhà thiết kế Freelancer chuyên nghiệp và cả nghiệp dư trên toàn thế giới.
Các bạn sẽ có cơ hội quảng bá sản phẩm thiết kế của mình đến với hơn 4.000 doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Cơ hội tìm thấy công việc phù hợp, gắn kết lâu dài, với mức thu nhập tốt cho các Freelancer thiết kế người Việt rất cao. Đồng thời, từ hệ thống 99designs.com, các bạn còn học hỏi nhiều kỹ thuật, xu hướng thẩm mỹ toàn cầu từ những sản phẩm của các Freelancer thiết kế quốc tế.
Trước khi quyết định có nên lựa chọn hình thức làm việc Freelancer hay không, quân sư TalentBold khuyên bạn nên khách quan đánh giá năng lực, điều kiện của bản thân với những ưu nhược điểm mà hình thức này đang sở hữu:
Các Freelancer hoàn toàn chủ động lựa chọn địa điểm làm việc, hoàn thành công việc và gửi nhận tài liệu từ khách hàng thông qua mạng trực tuyến. Nhờ vậy, nhiều bạn có thể vừa làm việc ở nhà, vừa coi sóc nhà cửa, hoặc kết hợp giải quyết nhiều việc tại cùng một không gian mà vẫn đảm bảo đủ điều kiện triển khai công việc.
5.1.2. Thời gian làm việc linh hoạt
Công việc Freelancer cho phép linh hoạt lựa chọn thời gian làm việc, bạn co thể triển khai công việc bất cứ khi nào rảnh rỗi chứ không cần phải liên tục đúng giờ hành chính như khi làm nhân viên chính thức. Thậm chí là ngắt quãng thời gian làm việc mà không phải lo lắng bị Sếp khiển trách, chẳng hạn hôm đó bạn có việc bận vào 8h sáng, bạn có thể tranh thủ dậy sớm làm từ 5-7h sáng, sau đó giải quyết việc cá nhân, đến tối về làm tiếp từ 18h – 23h vẫn được.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Những phần mềm giúp quản lý công việc hiệu quả
Khách hàng sẽ giao cho Freelancer khối lượng công việc, tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phải hoàn thành. Bạn sẽ tự chủ động sắp xếp theo lịch trình của bản thân, không phải chịu sự cân đong đo đếm chi ly lượng việc mỗi ngày đến đâu, sao hôm nay làm chưa được nhiều… từ bất cứ người quản lý nào cả. Chỉ cần bạn đạt đúng deadline hoàn thành, thì hôm nay làm nhiều, ngày mai bạn có thể làm ít hơn hoặc thậm chí nghỉ xả hơi một ngày.
Tính chất công việc Freelancer ngày càng đa dạng, đồng nghĩa bạn có thêm nhiều cơ hội học hỏi, trải nghiệm ở nhiều lĩnh vực bên cạnh chuyên môn sở trường bấy lâu nay. Vừa tạo cơ hội cho bản thân nâng cao thu nhập, vừa giúp kiến thức chuyên môn và mối quan hệ công việc được mở rộng.
5.1.5. Phát triển sự linh hoạt trong làm việc
Mỗi khách hàng sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau, những nội dung khác nhau trong cùng lĩnh vực ngành nghề Freelancer của bạn. Vì Freelancer đa phần là những dự án ngắn nên bạn phải luôn linh hoạt vừa đáp ứng xong yêu cầu của dự án này phải chuyển ngay sang yêu cầu của dự án khác, đôi lúc còn phải cùng lúc đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau. Dần dần bản thân sẽ trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn khi ứng tuyển cũng như khi triển khai công việc.
Sẽ không có ai quản lý sát sao bạn, cũng có nghĩa sẽ không có ai đốc thúc khi bạn trễ tiến độ, tất cả đều do bạn tự ý thức mà thực hiện. Tự mình quản lý chính mình, đôi khi cảm giác lười biếng sẽ xuất hiện, đôi khi căng thẳng khiến bạn muốn xả hơi vài ngày nhưng không được, tiến độ công việc phải hoàn thành đúng hạn. Nghỉ ngơi một ngày là trễ tiến độ một ngày, do đó, đã chọn làm Freelancer thì tự bản thân phải nghiêm khắc với chính mình.
Mặt bằng lương của Freelancer hiện còn thấp, do đó, một Freelancer phải tìm kiếm nhiều công việc làm cùng lúc để có thu nhập đủ trang trải chi phí sinh hoạt theo mong muốn. Trừ những đơn đặt hàng gấp, cần hoàn thành khẩn cấp, hoặc đòi hỏi chuyên môn cao thì mức thu nhập có thể thương lượng ở giá tốt, nhưng thu nhập cao cũng không ổn định vì tùy thuộc đầu việc, tùy thuộc khách hàng mà bạn hợp tác.
Thành viên tham gia tìm kiếm công việc Freelancer ngày một tăng, cả về số lượng và chuyên môn nên việc cạnh tranh là điều khó tránh. Để giành được việc, nhiều Freelancer chọn cách cạnh tranh về lương hơn là cạnh tranh về chất lượng cung cấp dịch vụ. Nhưng về lâu dài, nhà tuyển dụng Freelancer chắc chắn sẽ chọn những ứng viên có năng lực tốt để an tâm về chất lượng công việc mà mình giao phó, do đó, bản thân mỗi bạn Freelancer phải không ngừng trau dồi bản thân, rèn luyện ý thức và trách nhiệm với công việc.
Các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ, du lịch thường niên… chắc chắn sẽ không có đối với các bạn Freelancer. Một phần do công việc chỉ thực hiện theo dự án thời gian ngắn, một phần nhà tuyển dụng tuyển Freelancer thay vì nhân viên chính thức cũng vì muốn tiết kiệm chi phí quản lý nhân lực. Do đó, bản thân Freelancer phải tự lo chăm sóc sức khỏe cho chính mình.
Hầu hết các trao đổi hợp tác giữa Freelancer và nhà tuyển dụng đều thông qua mạng trực tuyến. Do thời gian công việc ngắn nên đa phần sẽ không có ký kết hợp đồng. Trong khi đó, Freelancer sẽ không được ứng trước lương mà chỉ nhận tiền công sau khi đã hoàn thành xong công việc theo thỏa thuận và khách hàng hài lòng về chất lượng công việc. Tình trạng lừa đảo tuyển dụng Freelancer ngày càng nhiều hơn, nên rủi ro hoàn thành mà không được nhận tiền cũng khá cao. Do đó, khi làm việc, Freelancer cần tìm hiểu về nhà tuyển dụng, lưu lại những thỏa thuận trao đổi công việc, nếu biết được địa chỉ liên hệ với họ thì càng tốt.
Thế hệ Gen Z được sinh ra trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vũ bão. Ngay từ nhỏ, việc học tập, giải trí, liên lạc của Gen Z đã gắn kết cùng công nghệ trực tuyến, mạng di động… Chính vì vậy, khi tìm kiếm công việc để tạo thu nhập cho bản thân, Gen Z đều hướng đến những việc có thể xử lý trực tuyến, với thời gian và không gian linh hoạt. Vì ngoài công việc, Gen Z còn có những ưu tiên khác:
Cha mẹ của Gen Z đa phần đều phải dành hơn 1/3 thời gian mỗi ngày tại công sở, thiếu sự gắn kết với gia đình. Gen Z không muốn như vậy, với họ, làm việc và gắn kết gia đình hoàn toàn có thể đồng hành nên xu hướng chọn nghề Freelancer ở Gen Z rất cao.
Năng lực sử dụng công nghệ để phục vụ cho cuộc sống cá nhân của Gen Z được hình thành từ tấm bé. Đến giai đoạn trưởng thành, họ đã rất thuần thục và có sự linh hoạt vận dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc, tạo sự chủ động trong giải quyết công việc. Vì vậy, làm việc tại nhà hay làm việc từ xa không khiến Gen Z cảm thấy khó khăn.
Nếu phải chọn giữa làm thêm giờ liên tục và làm đủ giờ kết hợp với nghỉ ngơi, Gen Z sẽ chọn điều thứ hai. Với họ, dành cả thanh xuân vùi đầu vào công việc đến mệt mỏi, kiệt sức để có mức lương cao không phải là lựa chọn tốt. Họ cần có thu nhập từ công việc, và cũng muốn bản thân:
Có nhiều thời gian chăm sóc cho sức khỏe
Du lịch, khám phá thế giới xung quanh
Tiếp cận môi trường làm việc đa văn hóa
Phát triển bản thân toàn diện…
Do đó, lựa chọn công việc tự do thời gian và không gian như Freelancer luôn là ưu tiên.
Freelancer mang đến nhiều lợi ích về mặt thời gian và không gian làm việc, giúp chúng ta cân bằng giữa công việc, gia đình và nhu cầu cá nhân. Không chỉ thế hệ Gen Z mong muốn tìm việc Freelancer mà thế hệ 7X, 8X, 9X cũng đang có xu hướng này.
Tuy nhiên, để có thể thành công với nghề Freelancer, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình năng lực cạnh tranh và sự năng động cao trong quá trình tìm việc, làm việc và gắn kết cùng công việc.
Do đó, trước khi bước vào thế giới Freelance, quân sư TalentBold khuyên các bạn Gen Z cần dành 3 – 5 năm làm việc tại các doanh nghiệp chuyên môn để tích lũy kinh nghiệm thực chiến, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng để dễ dàng thấu hiểu và cung cấp dịch vụ Freelancer phù hợp sau này.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam