- 420k
- 1k
- 870
Khi nền kinh tế đã bước vào giai đoạn mở cửa ngày càng sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Vấn đề áp lực lớn nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước chính là vấn đề nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp cao.
Năm 2008, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu và vấn đề lạm phát cao, lượng vốn FDI đăng ký vào Việt nam vẫn đạt con số cao kỷ lục. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn giải nhân so với con số đăng ký vẫn còn nhiều hạn chế. Các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu có sự chuyển dịch từ sản xuất công nghiệp, các nhà máy lắp ráp sang các loại hình dịch vụ, các lĩnh vực tài chính, ngân hàng,…. yêu cầu có hàm lượng chất xám cao hơn. Thời kỳ Việt nam là điểm đến tuyệt vời cho các dự án đầu tư vì chi phí nguồn nhân lực thấp rồi sẽ qua đi. Sức cạnh tranh cuả thị trường đang chuyển dịch sang các loại hình dịch vụ yêu cầu hàm lượng chất xám lớn. Để đáp ứng được yêu cầu đó, nhân lực trong nước phải nâng tầm để đáp ứng nhu cầu công việc trong thời kỳ thế giới phẳng. Nhu cầu nhân lực không những chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn giỏi cả về ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng ngoại ngữ và thích nghi với môi trường làm việc đa quốc gia.
Việt Nam đã mở cửa và gia nhập sân chơi chung trong nền kinh tế toàn cầu. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta không chỉ đón nhận những dự án đầu tư FDI và làm việc cho các dự án FDI trong nước. Các doanh nghiệp, các nhà doanh nhân và các doanh nhân tương lai cần chủ động hoà nhập với thế giới, học tập và nghiên cứu các mô hình kinh doanh hiện đại của nước ngoài, từ đó vận dụng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới mang thương hiệu Việt Nam đến với thế giới.
Nguồn nhân lực cao cấp đáp ứng nhu cầu hội nhập phải đáp ứng đủ các yếu tố như tinh thông nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt và đặc biệt là khả năng làm việc trong môi trường văn hoá toàn cầu. Vì vậy, giải pháp tốt cho nguồn nhân lực trong nước không thể chỉ dừng lại trong khâu nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn mà phải nâng cao khả năng thích nghi với môi trường làm việc quốc tế. Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực, một thế hệ doanh nhân mới thích nghi với thời đại hội nhập và số hoá là nền tảng cơ bản giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra những sản phẩm có khả năng ảnh hưởng tới toàn cầu.
Chúng ta vùa kỷ niệm 10 năm Công nghệ thông tin và Internet Việt Nam. Internet đã và đang là một trong những nhân tố làm phẳng thế giới của nhân loại và việc ứng dụng internet để tìm con đường hoà nhập với thế giới, trang bị kiến thức cho nguồn nhân lực trong nước là công cụ tuyệt vời giúp Việt Nam chủ động tham gia sân chơi toàn cầu.
Theo Ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Giải pháp Nhân sự Việt Nam, công ty đang điều hành kênh tuyển dụng cao cấp www.HRchannels.com thì nhà nước cần có chính sách nâng cao hiệu quả ứng dụng Công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng mạng internet vào giáo dục đồng thời mở rộng các môn học để học sinh, sinh viên có định hướng chủ động tiếp cận hoà nhập với môi trường văn hoá doanh nghiệp và kinh doanh toàn cầu . Ngoài ra, chúng ta cần xây dựng hệ thống chuẩn nhân sự cao cấp để từ đó từng bước chuẩn hoá hệ thống đào tạo các chuyên nghành trong khối các trường đại học.
Nhân sự cao cấp, thế hệ mang hình ảnh sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt Nam ra toàn cầu là trọng tâm trong phát triển nhân tài trong thời đại thế giới phẳng!..