maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Healing là gì? Các phương pháp healing hiệu quả ở nơi làm việc

Healing là gì? Các phương pháp healing hiệu quả ở nơi làm việc

Trước áp lực công việc cùng hàng loạt lo toan đời thường, tinh thần và thể chất con người dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bi quan, chán nản. Những lúc này rất cần một phương pháp giúp chúng ta xoa dịu tinh thần, vực dậy động lực sống tích cực. Vậy Healing là gì và các phương pháp Healing hiệu quả nơi làm việc ra làm sao sẽ được quân sư TalentBold mang đến cho bạn.

MỤC LỤC:
1- Healing là gì?
2- Nhu cầu Healing phát sinh khi nào?
3- Những biểu hiện của người cần Healing
4- Các phương pháp Healing hiệu quả ở nơi làm việc

4.1. Soul Healing (Chữa lành tâm hồn) 
4.2. Emotional Healing (Chữa lành cảm xúc)
4.3. Physical Healing (Chữa lành thể chất)

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm May mặc

1- Healing là gì? 

Healing – tạm dịch Chữa lành – là thuật ngữ đề cập đến những hành động giúp hàn gắn và phục hồi tâm hồn, cảm xúc và thể chất cho mỗi con người sau những tổn thương, áp lực, căng thẳng… mà họ đã đối mặt và trải qua.

Ý nghĩa Healing mang đến giá trị thôi thúc sự chủ động chăm sóc bản thân, lựa chọn những phương pháp và cách thức tích cực xoa dịu dần những vết thương trong cuộc sống, lấy lại cân bằng cảm xúc lẫn tinh thần, và cũng giúp bản thân trở nên mạnh mẽ hơn trước những khó khăn, thử thách trong tương lai.

2- Nhu cầu Healing phát sinh khi nào? 

Healing chính là sự chữa lành, vì vậy, nhu cầu Healing sẽ xuất hiện khi có những tổn thương hoặc những cảm xúc đi ngược tiêu chuẩn hạnh phúc mà bản thân và xã hội mặc định.

Điều này cho thấy, phát sinh Healing ở mỗi người mỗi khác vì mức độ chịu đựng và quan điểm về hạnh phúc của chúng ta khác nhau. Ví dụ, khi hai người yêu nhau tranh cãi thì:

  • Có người quan niệm đó là cách hiểu nhau hơn nên họ tiếp nhận với tâm thế cân bằng, không phát sinh Healing.

  • Có người xem sự tranh cãi này là một vết rạn nứt lớn trong mối quan hệ, họ sẽ thấy tổn thương, hụt hẫng và cần một giải pháp để Healing lại cảm xúc.

Một người có tần suất Healing nhiều không hẳn là họ yếu đuối, dễ mất cân bằng tâm lý mà đôi khi chỉ là sự trải nghiệm của họ chưa nhiều, chưa tạo được những yếu tố “miễn dịch” tốt cho các tổn thương mà cuộc sống mang lại mà thôi. Do đó, người càng có sự từng trải thì khả năng tự Healing càng cao.

Healing là gì

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Nhóm May Mẫu (May Mặc)

Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất

Trưởng Phòng Kho (Sản Xuất)

Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá Kho vận, Sản Xuất , Vận Chuyển/Giao Nhận

Phó Phòng Sản Xuất (May mặc)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Sản Xuất

Chủ Quản Chất Lượng (Tiếng Trung)

Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , QA/QC

Chủ Quản Sản Xuất (Tiếng Trung)

Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hoá Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

>>> Bạn có thể xem thêm: Podcast là gì? Top 18 kênh Podcast hay, hữu ích dành cho bạn

3- Những biểu hiện của người cần Healing 

Dưới đây là những biểu hiện giúp ta nhận biết bản thân và người xung quanh đang cần một phương pháp Healing hỗ trợ ngay và luôn:

3.1. Không hào hứng với bất cứ việc gì

Khi những niềm đam mê trước đây như âm nhạc, phim ảnh, theo dõi tin tức thần tượng… cũng không còn đủ sức khơi dậy sự nhiệt huyết nơi bạn nữa thì chắc chắn đã đến lúc bạn cần Healing cho chính mình.

3.2. Không chăm sóc bản thân, không gian sống

Bản thân không còn quan tâm chăm chút cho sức khỏe, ngoại hình và cả không gian sống. Không phải vì bạn thiếu thời gian mà vì bạn chẳng thiết tha để tâm đến những vấn đề đó nữa, sự chán nản, muộn phiền, mất lòng tin đã xâm chiếm phần lớn tâm trí.

3.3. Không hào hứng với công việc

Công việc áp lực nhưng bạn lại đang đối mặt với nó bằng một thái độ đối phó, làm cho xong. Thậm chí nếu có thể nghỉ việc mà không quá bận tâm về cơm áo gạo tiền thì bạn cũng muốn nghỉ luôn. Từ áp lực công việc đến cách quản lý của Sếp, tất cả đều khiến bạn ngán ngẩm, muốn từ bỏ.

3.4. Chẳng muốn giao lưu, trò chuyện

Đừng nói là những buổi gặp mặt giao lưu, trò chuyện, mà ngay cả chat, nhắn tin với bạn bè, người thân cũng giảm tối đa tần suất. Bạn chỉ muốn ở một mình, thu mình trong thế giới riêng, mặc kệ sự đời vì đã có quá nhiều điều không như ý sau bao nỗ lực, cố gắng, nhất là về các mối quan hệ giữa người với người.

3.5. Tức giận, cáu gắt vô cớ

Tâm trạng luôn khó chịu, khó bình tĩnh trước những phát sinh ngoài dự kiến dù là nhỏ nhất, vì vậy, gặp chút chuyện là cáu gắt, ai làm gì cũng không vừa ý, vô cơ mắng chửi, hở chút là cáu gắt.

3.6. Toàn nghĩ những điều tiêu cực

Những sai lầm, đau thương trong quá khứ luôn được bạn mang đến hiện tại để suy nghĩ, gặm nhấm, khiến bản thân tự chôn mình vào những tiêu cực đã qua. Cảm xúc tiêu cực luôn hiện hữu, càng khiến tinh thần chùng xuống.

3.7. Gắn liền với điện thoại, không để tâm hoạt động khác

Thường xuyên lướt xem các clip, tin tức bằng điện thoại nhưng không có mục đích, chỉ muốn “giết” thời gian, xem hết cái này đến cái khác. Càng xem điện thoại, càng nhìn những may mắn, hạnh phúc của bạn bè càng khiến bản thân tủi thân, ganh tỵ, thái độ tiêu cực càng cao nhưng bạn lại không dứt ra khỏi chiếc điện thoại được.

Phương pháp Healing

>>> Bạn có thể quan tâm: Bí quyết phát triển khả năng cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân

4- Các phương pháp Healing hiệu quả ở nơi làm việc 

Môi trường công sở là một trong những nơi tạo ra áp lực căng thẳng hàng đầu hiện nay. Rất nhiều người lao động cảm thấy bản thân mệt mỏi, chán nản, thậm chí trầm cảm khi phải hoàn thành lượng lớn công việc với tiêu chuẩn hiệu suất ngày một cao.

Nếu không thể từ bỏ thì nhất định phải tìm giải pháp khắc phục, và đây là những phương pháp Healing hiệu quả nơi làm việc mà quân sư muốn gửi đến bạn:

4.1. Soul Healing (Chữa lành tâm hồn) 

Tâm hồn bao gồm những nỗi đau, niềm trăn trở, những tiêu cực về mặt tinh thần mà người đó đang đối mặt mà chính bản thân họ cũng không thể lý giải hoặc xác định trọn vẹn những vấn đề đó. Các phương pháp chữa lành tâm hồn vì vậy sẽ hướng đến các liệu pháp tâm lý, giúp bản thân tạm gác hoặc loại bỏ gánh nặng tinh thần, tìm được sự bình an và cân bằng

4.1.1. Điều trị tâm lý

Các bác sĩ chuyên khoa tâm lý sẽ cung cấp cho bạn những bài kiểm tra để xác định mức độ tổn thương tâm hồn, kèm theo các loại thuốc đặc trị giúp bản thân kiểm soát, cân bằng các vấn đề cảm xúc. Phương pháp Healing này đa phần dành cho những tình trạng tổn thương tâm hồn nặng, muốn thoát ra và đã tự mình áp dụng nhiều cách tự chữa lành nhưng không hiệu quả, điển hình như bệnh trầm cảm.

4.1.2. Tự thiền định tại nhà

Mỗi ngày dành 10 phút sau khi ăn tối, bạn hãy ngồi nhắm mắt, tĩnh tâm, tạm gác mọi bon chen, căng thẳng đời thường để cho não bộ thật sự thư giãn. Chỉ 10 phút thôi nhưng cũng đủ giúp bạn lấy lại sự cân bằng, xoa dịu những bức bối, đẩy lùi năng lượng tiêu cực.

4.1.3. Tập trung cho hiện tại

Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hiện tại là tất cả. Tuy nhiên rất nhiều người hay hồi tưởng về quá khứ để mà tiếc nuối, nghĩ về tương lai mà lòng lo lắng, trong khi lại bỏ bê hiện tại. Hãy học cách tập trung cho hiện tại, ghi ra giấy (đừng chỉ sắp xếp trong đầu) những việc - dù là nhỏ nhất - mà mình cần và nên thực hiện trong ngày. Như vậy, bản thân không còn thời gian nghĩ những điều không thực tế, bận rộn hơn với thực tại và cảm nhận niềm vui sau mỗi việc hoàn thành.

4.1.4. Tìm đến tín ngưỡng tâm linh

Đức tin vào các đạo giáo cũng những lời truyền dạy triết lý sẽ giúp bản thân chúng ta giác ngộ nhiều vấn đề, thức tỉnh sự u mê và bi lụy trong tâm hồn. Có điều quân sư muốn lưu ý, bạn nên lựa chọn đạo giáo chính thống, tiếp cận những người truyền đạo có tâm và có tầm. Tuyệt đối tránh các tà môn ngoại đạo nếu không sẽ lợi bất cập hại.

Dấu hiệu người cần Healing

>>>> Tham khảo thêm: Ví dụ về quản trị cảm xúc trong công việc

4.2. Emotional Healing (Chữa lành cảm xúc) 

Cảm xúc mang giá trị nhất thời không như tâm lý kéo dài và có thể thành bệnh lý. Vì vậy, cảm xúc có thể theo thời gian sẽ dần phai phôi nhưng có những cảm xúc tiêu cực càng để lâu càng mệt mỏi, ảnh hưởng đến những khía cạnh khác trong cuộc sống. Chưa kể, không ai chắc, liệu ngày mai sẽ có một cảm xúc tiêu cực khác chen chân vào tiếp hay không. Do đó, tìm ngay cho mình một phương pháp Healing cảm xúc ứ đọng là điều cần thiết:

4.2.1. Tống “khối” cảm xúc tiêu cực ra ngoài

Hét thật to là cách trút bỏ những gánh nặng tâm hồn hiệu quả, nhưng nếu chúng ta đang ở nơi phố thị thì làm thế nào? Hãy đặt một phòng karaoke nhỏ và hát thật lớn, thật thoải mái trong đó, bạn sẽ không làm phiền ai cả mà bản thân có thể trút cạn ưu phiền.

4.2.2. Tâm sự với người tích cực

Những người tích cực luôn có cách nghĩ hay cho mọi vấn đề, chẳng hạn như bể bánh xe làm cảm xúc bực bội xuất hiện trong bạn vì phải tốn tiền vá, nhưng với người tích cực, họ sẽ tìm kiếm cái tốt đẹp trong sự việc đó để thấy mình vẫn còn hên lắm, như bánh xe thủng ở gần công ty đỡ phải dắt bộ xa, thủng bánh sau chứ thủng bánh trước sẽ lạng tay lái rất nguy hiểm. Vì vậy, hãy chọn một người đáng tin cậy và phải là người tích cực để họ truyền cho bạn khía cạnh “may mắn” trong vấn đề bạn đang gặp phải.

4.2.3. Hít thở sâu lấy lại bình tĩnh

Đừng mang cảm xúc tiêu cực vào công việc vì bạn sẽ rất có thể sẽ ân hận về sau. Trước hết, hãy ra không gian thoáng, hít thở sâu khí trời, làm dịu lại nỗi bức bối, ấm ức trong cảm xúc. Đây là một liệu pháp trong yoga, rất hữu hiệu mà lại không tốn nhiều thời gian.

4.3. Physical Healing (Chữa lành thể chất) 

Thể chất liên quan đến sức khỏe, sự lành lặn của cơ thể. Sau những chấn thương, bệnh tật, thể chất ít nhiều đều sẽ bị hao mòn, ảnh hưởng đến chất lượng công việc nên cần áp dụng các phương pháp Healing hồi phục nhanh nhất. Với những tổn thương nhỏ, bạn lại còn trẻ thì khả năng tự Healing khá cao, nhưng nếu ngược lại thì bạn có thể chọn một trong các cách sau:

4.3.1. Xin nghỉ phép để phục hồi

Vừa làm việc vừa hồi phục, tốc độ sẽ chậm lại, chưa kể còn có thể sai sót trong công việc. Lúc này không phải là thời điểm thể hiện sự siêng năng, nên quân sư khuyên bạn nên xin nghỉ phép vài hôm (đây là quyền lợi của bạn) để cơ thể được thư giãn, phục hồi hiệu quả nhất.

4.3.2. Tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế

Những tổn thương thể chất nặng mà bản thân không thể tự phục hồi hoặc lo lắng khó tự phục hồi, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chất lượng để nhận lời khuyên từ phía bác sĩ và sử dụng các biện pháp hồi phục tốt nhất. Bạn có thể sử dụng bảo hiểm y tế cho trường hợp này.

4.3.3. Bổ sung dinh dưỡng, điều chỉnh lối sống

Sức khỏe là nền tảng cho mọi thành công, do đó, đừng bỏ bữa, đừng ăn uống qua loa, đừng lười vận động. Bạn có thể đặt dịch vụ giao cơm tận công ty nếu không có thời gian tự nấu, mỗi ngày chỉ cần dành 30 phút đi bộ, hoặc lên công ty bằng thang bộ thay vì thang máy. Chỉ cần chúng ta để tâm một chút sẽ luôn có giải pháp Healing thể chất phù hợp điều kiện cá nhân.

Healing chính là sự chữa lành cho cả tâm hồn, thể chất và cảm xúc. Một khi con người bị đè nén bởi quá nhiều vấn đề tiêu cực, nhu cầu Healing sẽ xuất hiện. Những phương pháp Healing hiệu quả nơi làm việc mà quân sư TalentBold vừa chia sẻ đều là những giải pháp thiết thực, khôi phục trạng thái cân bằng tinh thần và thể chất khả thi cho bản thân cả trong công việc và trong cuộc sống thường nhật.

 Miễn phí đăng tin tuyển dụng

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

 


 
talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng