- 420k
- 1k
- 870
Kỹ năng giao tiếp nằm trong nhóm kỹ năng mềm hàng đầu mà mỗi nhân tố trong xã hội cần rèn luyện. Kỹ năng này hội tụ nhiều khía cạnh, một trong đó chính là khả năng hoạt ngôn. Nhiều người cho rằng chỉ cần bản thân là người thích nói, hay nói nhiều là được xếp vào nhóm hoạt ngôn. Liệu điều này có đúng không? Muốn biết thực hư, chúng ta hãy cùng quân sư TalentBold tìm hiểu chi tiết hoạt ngôn là gì, đặc trưng và cả lợi ích mà khả năng này mang lại trong bài viết hôm nay nhé.
MỤC LỤC:
1. Định nghĩa hoạt ngôn là gì?
2. Biểu hiện thường thấy ở những người hoạt ngôn
3. Ưu nhược điểm đến từ năng lực hoạt ngôn
4. Lợi ích hoạt ngôn mang lại trong công việc
4.1. Thu hút sự quan tâm của người khác
4.2. Truyền tải thông điệp rõ ràng
4.3. Khéo léo dung hòa mâu thuẫn
4.4. Tự tin mở rộng mối quan hệ
5. Rèn luyện trở thành người hoạt ngôn tích cực có khó không?
Hoạt ngôn là thuật ngữ phản ánh năng lực vận dụng từ ngữ linh hoạt, và khả năng chuyển những từ ngữ đó thành lời nói một cách đa dạng, phù hợp cao với từng môi trường giao tiếp cụ thể. Người hoạt ngôn rất tự tin trong giao tiếp, năng lượng trò chuyện của họ rất đáng nể, có thể “tung hứng” nhiều nội dung khác nhau, khiến cho đối phương như bị cuốn vào câu chuyện của họ.
Cuộc trò chuyện nào mà có người hoạt ngôn tham gia chắc chắn sẽ không bao giờ bị nhàm chán, không khí luôn được kết nối từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, điểm quan trọng là họ không giành hết phần nói về mình mà luôn biết cách trao ý tưởng cho người khác thể hiện quan điểm, ý tưởng của họ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Manifest là gì? Làm thế nào để Manifest những gì bạn muốn?
Nói người hoạt ngôn là người nói nhiều thì đúng, nhưng quy tất cả người nói nhiều là người hoạt ngôn thì không hẳn vậy. Để xác định chuẩn xác ai là người hoạt ngôn, chúng ta nên dựa vào những biểu hiện sau:
Bắt người hoạt ngôn phải im lặng là một cực hình đối với họ, vì mỗi sự việc xung quanh đều phát sinh trong đầu họ những nội dung để trao đổi, góp ý. Vì vậy, biểu hiện đầu tiên của người hoạt ngôn chính là thích giao tiếp với người khác dù đó là một em bé hay một người cao niên, dù là nhân viên dưới quyền hay quản lý cao cấp của họ.
Càng nói chuyện nhiều càng tiêu hao nhiều năng lượng, người khác có thể mệt nhưng người hoạt ngôn thì như càng được nạp đầy năng lượng. Đây là yếu tố đặc trưng của nhóm người hướng ngoại, cho nên việc nhìn thấy người hoạt ngôn đăng mạng xã hội với nhiều sự kiện liên tục cũng không có gì lạ.
Dù mới gặp đối tác lần đầu hay vừa vào làm ở một doanh nghiệp mới, người hoạt ngôn đều dễ dàng bắt chuyện và trao đổi. Họ không cảm thấy ngại ngùng khi gặp người lạ, với họ, trao đổi chính là phương thức giúp đôi bên hiểu nhau và gắn kết hiệu quả, chứ cứ im lặng rồi suy đoán thế này thế kia không phải cung cách làm việc của người hoạt ngôn.
Dù là nội dung không phải sở trường nhưng một khi đã lọt vào cuộc hội thoại của người hoạt ngôn thì họ luôn có cách trò chuyện để đối phương cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi được chia sẻ nội dung mà họ yêu thích. Người hoạt ngôn có thể nhờ đối phương chỉ họ cách cập nhật nội dung đó, hoặc đề cập đến nội dung tương tự mà người hoạt ngôn biết… Nói chung, họ sẽ không để câu chuyện bị đứt đoạn giữa chừng.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa một người hoạt ngôn và một người nói nhiều. Vì người nói nhiều đôi khi là nói nhăng nói cuội, nói không đúng trọng tâm, nói sai lệch chủ đề… nhưng người hoạt ngôn thì nói chuyện luôn được đánh giá là hay, rõ ràng, khai thác chủ đề một cách đa diện, giúp cho câu chuyện được đào sâu với nhiều lập luận mạch lạc, thuyết phục.
Năng lượng tích cực không chỉ duy trì bền bỉ trong người hoạt ngôn mà còn có thể lan tỏa đến những người xung quanh. Những vấn đề tiêu cực đều có thể được họ khéo léo biểu đạt ngôn từ theo hướng tích cực, như việc một đồng nghiệp bị sai sót trong công việc, người hoạt ngôn sẽ nói rằng “ai mà không từng sai sót trong công việc, khắc phục được là tốt rồi, vui lên”
Dù trong tình huống gấp phải tiếp cận người có thể hỗ trợ mà mình chưa từng gặp, chưa từng nói chuyện, nhưng chỉ cần có năng lực hoạt ngôn, quá trình kết nối vẫn diễn ra một cách hoàn hảo. Tạo được sự thiện cảm và tìm thấy nguồn lực hỗ trợ giá trị.
Đề hoàn thành tốt công việc ngày nay, việc giao tiếp thường xuyên là điều mà mọi ngành nghề đều không thể tránh. Do đó, khả năng hoạt ngôn tốt sẽ là một lợi thế tốt cho sự nghiệp tương lai, nhất là ở những ngành Sales, ngoại giao, giáo viên, truyền thông…
Những gì cứ lặp đi lặp lại, không có sự đổi mới, không tạo ra thách thức chinh phục sẽ không phù hợp cho một người hoạt ngôn phát triển lâu dài. Điển hình như những công việc yêu cầu độ chi tiết cao, kỹ thuật ổn định, và phải giữ yên tĩnh để mọi người tập trung làm việc như kế toán kiểm toán, bác sĩ phẫu thuật, viết sách…
>>> Quan tâm thêm: Linh hoạt là gì? Rèn luyện linh hoạt để sớm thành công
Nói nhiều có thể dẫn đến nói dai, nói hớ, vì vậy, khi một người hoạt ngôn cảm thấy phấn khích trong cuộc trò chuyện, họ có thể vô thức phát ngôn theo cảm tính mà không kịp suy nghĩ thiệt hơn. Vì vậy, ranh giới giữa hoạt ngôn và nói nhiều cũng khá mong manh.
Trong môi trường công sở, người hoạt ngôn thuận lợi tìm thấy những lợi ích:
Người hoạt ngôn có cách truyền tải nội dung theo nhiều phong cách khác nhau, biến những cuộc họp nhàm chán trở thành một buổi trao đổi, đóng góp ý kiến đầy thú vị. Nhờ vậy, ở nơi làm việc, họ thường được xem là nhân tố truyền tải tinh thần làm việc tích cực, duy trì bầu không khí sôi động cho mọi cuộc hội thoại.
Dù là nhân viên hay quản lý thì việc truyền tải những suy nghĩ, hay nêu ra những thắc mắc trong công việc đều cần sự rõ ràng, súc tích. Với người hoạt ngôn, nhiệm vụ này luôn được hoàn thành nhanh, gọn, lẹ vì họ biết linh hoạt chọn ngôn từ phù hợp để truyền tải thông điệp dễ hiểu cho từng đối tượng người nghe. Hợp tác cùng người hoạt ngôn sẽ không bao giờ có tình trạng hiểu nhầm, hiểu không hết ý, hoặc câu từ khó hiểu.
Trong những tình huống mâu thuẫn căng thẳng, nhất là với khách hàng, người hoạt ngôn luôn biết cách quan sát, cảm nhận đối phương và đưa ra những phát ngôn làm xoa dịu bầu không khí căng thẳng trước khi thuyết phục đối phương chấp nhận dung hòa lợi ích của họ. Năng lực này cực kỳ giá trị cho những bạn làm công việc giao tiếp thường xuyên như chăm sóc khách hàng, Sales, truyền thông…
Người hoạt ngôn dùng kỹ năng giao tiếp tự tin của mình để bắt chuyện ở mức phổ biến trước, sau đó nhanh chóng kết nối đến điểm chung của cả hai để tạo dựng một cuộc trao đổi thú vị, thuận lợi xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ công việc hiệu quả. Chưa kể, với năng lượng tích cực cùng khiếu ăn nói, nhiều người còn chủ động tìm đến người hoạt ngôn để kết giao với họ, và thông qua họ kết giao với những người khác.
Có nhiều người sinh ra đã có năng lực hoạt ngôn tốt, nhưng suy cho cùng, hoạt ngôn cũng là một kỹ năng nên đại đa số người trên thế giới đều có thể rèn luyện trở thành một người hoạt ngôn tích cực:
Rất nhiều người hoạt ngôn có xuất phát điểm là người ít nói, họ trở thành người hoạt ngôn như hiện tại cũng nhờ ý thức cao về giá trị của kỹ năng giao tiếp linh hoạt và nỗ lực tiếp cận các môi trường giao tiếp. Qua đó, chúng ta sẽ dần xóa đi sự e ngại khi muốn bắt chuyện với người lạ, đồng thời bổ sung cho mình nhiều cách thức mở đầu câu chuyện hay, phù hợp nhiều đối tượng trò chuyện. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ thiện nguyện, câu lạc bộ ngoại ngữ cuối tuần, lớp ngoại khóa đánh cờ, lớp yoga… để có thể tiếp cận cả nhiều lứa tuổi khác nhau.
Muốn “tung hứng” nhiều chủ đề câu chuyện, bản thân chúng ta phải có kiến thức đa dạng về nhiều lĩnh vực. Bạn sẽ không biết mình có cơ hội trao đổi về nội dung gì trong lần tiếp xúc tiếp theo nên đừng mất thời gian tìm hiểu rồi chỉ chăm chăm cho một nội dung. Thay vào đó hãy cập nhật các thông tin xã hội qua mạng Internet và nghiệp vụ chuyên môn qua công việc hằng ngày để làm phong phú vốn kiến thức của mình, vì đối phương không chỉ muốn bạn ủng hộ nội dung của họ mà còn muốn học thêm nội dung mới từ bạn nữa.
Tiếp nhận thông tin tốt thì mới có thể phản hồi thông tin hiệu quả, vì vậy, hãy học cách lắng nghe và súc tích ý chính một cách hiệu quả. Rất nhiều không gian giao tiếp thuộc nhóm tất bật như nơi làm việc, tiệc chiêu đãi, khu vực tổ chức sự kiện… Bạn sẽ không có đủ sự tĩnh tâm để ghi nhớ tất cả lời nói của đối phương, chỉ có ghi nhận ý chính chuẩn xác thì bản thân mới có được những phản hồi thích hợp.
Chen vào quá trình thuyết trình hay hội thoại một vài câu nói “hot trend” hay lấy những mẩu chuyện vui làm ví dụ sẽ giúp câu chuyện của bạn trở nên gần gũi, hóm hỉnh, dễ đi vào tiềm thức của người nghe hơn. Cái này bạn có thể tích lũy từ Tiktok, Facebook, tiểu phẩm hài, bài diễn thuyết của diễn giả giỏi…
Hoạt ngôn là khả năng nhạy bén trong giao tiếp, vận dụng ngôn từ linh hoạt ở tần suất trao đổi phù hợp, giúp bản thân làm chủ được mọi cuộc hội thoại. Với người hoạt ngôn, dù phải đối diện với nội dung không phải sở trường, họ vẫn có thể phản hồi theo cách riêng, hoặc điều hướng nội dung đến lĩnh vực mà mình am hiểu. Quân sư TalentBold đặc biệt đề cao tính hữu ích của kỹ năng này vì nó sẽ góp phần lớn mang lại sức hút và sự thành công cho bạn.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet