maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phát triển nghề nghiệp cấp cao

Học việc là gì? Ưu và nhược điểm của học việc

Học việc là gì? Ưu và nhược điểm của học việc

Việc gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động ngoài giao kết lao động chính thức hay thử việc thì còn có một loại gắn kết thông qua học việc. Để hiểu rõ hơn học việc là gì, ưu và nhược điểm của học việc, mời bạn theo dõi bài viết quân sư TalentBold gửi đến hôm nay.

MỤC LỤC
1 - Học việc là gì?
2 - Đặc điểm của học việc
     2.1. Mục đích học việc
     2.2. Hình thức giao kết
     2.3. Điều kiện ký kết hợp đồng học nghề
     2.4. Thời gian học việc
     2.5. Quyền lợi người học việc
     2.6. Đóng BHXH bắt buộc
3 - Ưu và nhược điểm của học việc
     3.1. Ưu điểm học việc
     3.2. Nhược điểm học việc


Tuyển dụng

1 - Học việc là gì? 

Học việc là hình thức đào tạo mà trong đó người lao động được trực tiếp tham gia vào công việc thực tế tại doanh nghiệp. Nhờ học từ thực tế nên những tích lũy mang đến giá trị kinh nghiệm làm việc cao hơn.

Tùy theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động mà quá trình học việc người lao động sẽ không được trả lương, hoặc chỉ được trả lương nếu làm ra sản phẩm đạt chất lượng.

2 - Đặc điểm của học việc 

Học việc là một quá trình vừa học vừa làm, mang đến cơ hội tiếp cận công việc thực tế nhanh nhất cho người lao động sau này. Dưới đây là những đặc điểm dành riêng cho quá trình học việc:

2.1. Mục đích học việc  

Quá trình học việc cũng giống như quá trình học nghề nhưng được triển khai ở môi trường làm việc thực tế thay vì môi trường giáo dục tại trường nghề. Mục đích nhằm trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên môn sát với yêu cầu thực tế, đảm bảo người lao động sau quá trình học việc đủ năng lực tiếp quản ngay vị trí công việc theo đúng yêu cầu tại tổ chức tuyển dụng, không phải mất thời gian đào tạo lại.

2.2. Hình thức giao kết 

Người lao động học việc sẽ ký kết hợp đồng học việc với người sử dụng lao động. Hiện nay, luật lao động Việt Nam chưa có quy định về Hợp đồng học việc nhưng có quy định Hợp đồng học nghề.

Như quân sư nói ở trên, quá trình học việc cũng giống quá trình học nghề, nên đôi bên có thể dùng khái niệm Hợp đồng học nghề để định nghĩa cho giao kết học việc. Theo đó, tại khoản 1 tại Điều 16 Nghị định 139/2006/NĐ-CP nêu rõ:

Hợp đồng học nghề là loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa người đứng đầu, đại diện hợp pháp cho cơ sở dạy nghề và người học nghề về các quyền và nghĩa vụ của mình.

Những việc làm hấp dẫn

Performance Marketing

TP.HCM Chứng khoán , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR

MARKETING MANAGER

Hà nội Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tư vấn

Marketing Executive

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Cơ khí/ Máy móc, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Sản Xuất

Marketing Director

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Quản lý điều hành , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Executive

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Cơ khí/ Máy móc, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Sản Xuất

Như vậy, hợp đồng học việc là loại hợp đồng ghi nhận thỏa thuận giữa người đứng đầu doanh nghiệp và người lao động học nghề về các quyền và nghĩa vụ của mỗi bê.

2.3. Điều kiện ký kết hợp đồng học nghề 

Khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019, doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng học việc hay còn gọi là hợp đồng học nghề nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:

  • Mục đích ký kết hợp đồng là để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình. 

  • Người lao động học nghề

    • Đảm bảo sức khỏe yêu cầu công việc

    • Từ đủ 14 tuổi trở lên đối với công việc thông thường

    • Từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành (ngoại trừ nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao)

  • Các bên phải giao kết hợp đồng đào tạo theo quy định của luật.

  • Doanh nghiệp không được thu học phí học nghề của người học nghề. 

  • Cho phép các doanh nghiệp được tuyển người vào học nghề để sau này làm việc cho mình mà không cần phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

2.4. Thời gian học việc  

Tùy thuộc theo yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí công việc mà người lao động học việc mà thời gian học việc có thể kéo dài:

  • 3 tháng – 1 năm cho trình độ nghề sơ cấp

  • 1 – 2 năm cho trình độ nghề trung cấp

  • 2 – 3 năm cho trình độ nghề cao đẳng

Hoặc sẽ linh hoạt theo mức độ cập nhật cải tiến của công việc.

2.5. Quyền lợi người học việc 

Nếu người học việc trực tiếp hoặc có tham gia lao động làm ra sản phẩm, đạt chất lượng yêu cầu, hoàn thành công việc được giao thì doanh nghiệp sẽ trả lương và phụ cấp theo thỏa thuận trong hợp đồng học việc.

Nếu sau khi học việc, doanh nghiệp sẽ tuyển người học việc vào làm việc chính thức thì người học việc sẽ không phải đóng học phí học việc. Người học việc chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo theo thỏa thuận trong trường hợp:

  • Không làm việc cho doanh nghiệp đào tạo sau khi hoàn thành học việc

  • Làm việc cho doanh nghiệp đào tạo nhưng không chưa đủ thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng học việc

Được tạo điều kiện học kỹ năng nghề nghiệp, thực hành thực tế

Được đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, trang bị bảo hộ lao động

Được ký kết hợp đồng lao động chính thức khi hội đủ các điều kiện sau khi hoàn thành học việc

2.6. Đóng BHXH bắt buộc 

Danh sách các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc được nêu rõ trong luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP chỉ quy định cho hợp đồng lao động, không quy định cho các loại hợp đồng khác.

Như vậy, người tham gia Hợp đồng học việc không phải đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, doanh nghiệp nơi người lao động học việc có thể hỗ trợ tiền đóng BHXH và BHYT tự nguyện cho người lao động học việc.

3 - Ưu và nhược điểm của học việc 

Mỗi loại hình giao kết sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, với học việc, ưu nhược điểm bao gồm:

3.1. Ưu điểm học việc 

3.1.1. Đối với người lao động học việc

3.1.1.1. Rút ngắn thời gian học nghề

So với việc phải học tại trường chuyên môn, sau đó ra trường phải qua đào tạo lại thì học việc trực tiếp tại doanh nghiệp giúp người lao động học việc sở hữu tay nghề giỏi nhanh hơn. Thời gian đi làm thực tế sau này cũng sớm hơn, cơ hội thành công ở những vị trí quản lý khi tuổi đời còn trẻ thường xuất hiện ở nhóm nhân sự từng học việc.

3.1.1.2. Trực tiếp thao tác công việc thực tế

Tại trường đào tạo nghề, học viên cũng được tiếp xúc với máy móc chuyên nghiệp, nhưng cường độ thao tác thực tế ít hơn. Những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc khó xuất hiện để học viên có thể linh hoạt học cách xử lý. Với học việc thì khác, người lao động học việc được tiếp cận 100% trực tiếp công việc thực tế, mỗi ngày đề có thể học được kiến thức mới, lại là những kiến thức sát với yêu cầu công việc nên khả năng đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng luôn cao hơn.

3.1.1.3. Có khoản thu nhập nhỏ

Nếu người lao động tham gia lao động và tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu, doanh nghiệp có thể thể trả lương theo lượng sản phẩm đó. Trường hợp thỏa thuận không có lương, người học việc cũng sẽ được doanh nghiệp đào tạo bao cơm, cung cấp chỗ ăn ở, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cuộc sống trong quá trình học.

3.1.2. Đối với doanh nghiệp

3.1.2.1. Tiết kiệm chi phí đào tạo

Doanh nghiệp sẽ không phải trả lương cho người học việc nhưng vẫn có được sự hỗ trợ của họ trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc vừa học vừa hỗ trợ các nhân viên chính thức. Như vậy, doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản chi phí trong đào tạo và quản lý nhân sự.

3.1.2.2. An tâm chất lượng nhân viên chính thức

Người học việc sau khi hoàn thành, nếu đạt yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ giữ lại, còn nếu không thì doanh nghiệp không cần tuyển dụng làm nhân viên chính thức. Nhờ có quá trình quan sát và đánh giá bằng công việc thực tế nên những nhân viên chính thức được tuyển dụng sau học việc luôn là những nhân tố giỏi. Doanh nghiệp hoàn toàn an tâm về chất lượng tay nghề, kinh nghiệm, không phải lo lắng nhân viên mới không phù hợp công việc như khi tuyển dụng thông qua phỏng vấn thông thường.

3.2. Nhược điểm học việc  

3.2.1. Đối với người lao động học việc

3.2.1.1. Không được cấp bằng nghề

Doanh nghiệp chỉ đào tạo người học việc chứ không cấp bất cứ bằng cấp, chứng chỉ nào cho người lao động cả. Do đó, trường hợp học việc không đạt, người lao động sẽ mất khoảng thời gian học việc vừa qua mà không có giấy tờ chứng minh nào để xin việc ở nơi khác.

3.2.1.2. Quyền lợi ít trong quá trình học việc

Học việc không được trả lương, trong khi lượng việc mà một người học việc thực hiện cũng không kém phần vất vả, áp lực. Nhưng so với việc được nhận vào đào tạo theo thực tế, nhiều người vẫn cố gắng chấp nhận để có được một kỹ năng, kinh nghiệm mưu sinh sau này.

3.2.1.3. Đánh giá thuộc về phía doanh nghiệp

Học việc đạt yêu cầu hay không sẽ dựa trên đánh giá của doanh nghiệp. Với những nơi uy tín thì không sao, còn những nơi không uy tín họ có thể sẽ đánh giá không đạt yêu cầu để không tuyển dụng người học việc đó. Rồi họ lại tuyển một người học việc khác, lại không phải trả lương, lại bóc lột sức lao động của người học việc. Tình trạng này không phải hiểm, vì vậy, người học việc cần tập trung trau dồi tay nghề. Nếu không may gặp phải doanh nghiệp không tốt, vẫn có thể bằng thực lực của mình xin việc ở nơi khác.

3.2.2. Đối với doanh nghiệp

3.2.2.1. Tình trạng chảy máu chất xám

Người học việc sau khi đào tạo, đạt kết quả tốt, họ có thể sẽ nhảy sang nơi khác có quyền lợi tốt hơn để làm việc. Mặc dù hợp đồng học việc có quy định về khoản bồi thường nếu không làm việc cho doanh nghiệp đào tạo hoặc làm việc chưa đủ thời gian, nhưng nhiều người học việc vẫn chấp nhận bồi thường vì quyền lợi mà họ nhận được ở nơi mới dư sức trả cho khoản bồi thường này.

3.2.2.2. Thiệt hại trong quá trình học việc

Doanh nghiệp không phải trả lương cho người học việc, bù lại, người học việc không phải bồi thường khi xảy ra sai sót trong quá trình học tập và làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Vì thực ra, người học việc cũng không đủ khả năng để bồi thường. Cho nên, doanh nghiệp sẽ đứng ra giải quyết những thiệt hại này.

Với những ưu và nhược điểm của học việc quân sư TalentBold đề cập, chúng ta thấy rằng hình thức này cũng có nhiều bất cập, nhưng lợi ích mang lại cho cả người lao động và người sử dụng lao động vẫn vượt trội hơn. Học việc là một hình thức đào tạo mang lại giá trị thực tiễn cao vì người lao động được học và thực hành tại chính môi trường làm việc, nhờ vậy, những kinh nghiệm tích lũy luôn sát thực tế ngành nghề.
 

Tạo CV

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng