- 420k
- 1k
- 870
Ngoài CV thì thư giới thiệu bản thân chính là tài liệu rất quan trọng, thôi thúc nhà tuyển dụng mở file CV khám phá năng lực của bạn hay không cũng nhờ vào nội dung này. Nối tiếp chuỗi cẩm nang ứng tuyển hữu dụng, quân sư TalentBold sẽ hướng dẫn cách viết thư giới thiệu bản thân ấn tượng nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh đáng kể cho các bạn ứng viên.
MỤC LỤC
1- Thư giới thiệu bản thân là gì?
2- Tầm quan trọng của thư giới thiệu bản thân
3- Bố cục của thư giới thiệu bản thân
4- Mẫu thư giới thiệu bản thân hay nhất
4.1. Mẫu thư giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
4.2. Mẫu thư giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
Thư giới thiệu bản thân là phần giới thiệu tóm tắt về chuyên môn, kỹ năng, học vấn, và vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Thông qua những nội dung súc tích, ngắn gọn nhưng đầy đủ trọng tâm trong thư, nhà tuyển dụng sẽ phần nào nắm bắt những tiêu chuẩn cơ bản tương thích cao của bạn với vị trí tuyển dụng.
Ngoài xin việc, chúng ta còn sử dụng thư giới thiệu bản thân còn được sử dụng nhiều cho nhu cầu phỏng vấn du học, xin học bổng, đăng ký làm tình nguyện viên... Trước đây, đa phần thư là viết tay nhưng công nghệ phát triển, liên lạc qua email thuận lợi hơn nhiều, ứng viên cũng dễ chăm chút cho hình thức thư hơn.
>>>> Xem thêm: Tổng hợp Mẫu thư giới thiệu bản thân hay
Sở hữu một thư giới thiệu bản thân hay, chất lượng sẽ giúp bạn thuận lợi tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng:
Mỗi đợt tuyển dụng, doanh nghiệp tiếp nhận hàng trăm hồ sơ ứng tuyển, không có thời gian để đọc trọn vẹn hết, người sàng lọc chọn cách đánh giá sơ bộ từ thư giới thiệu bản thân của ứng viên. Thông qua đó, họ có thể hình dung nhanh chóng về tính cách, kỹ năng, kiến thức của bạn.
Ngày nay, việc ứng tuyển thông qua hình thức trực tuyến gần như chiếm 99%, vì vậy, CV thường sẽ là file đính kèm trong email gửi hồ sơ ứng tuyển. Và nội dung của email này chính là phần thư tự giới thiệu của bạn. Nếu thư thiếu chuyên nghiệp, không thể hiện đủ tiêu chuẩn tuyển dụng quan trọng là nhà tuyển dụng loại luôn, dù CV có thể hiện hay và đầy đủ cỡ nào thì cũng không có cơ hội được mở đọc.
Việc bạn biết tin tuyển dụng từ đâu, do ai giới thiệu cũng có tác động không nhỏ đến cơ hội ứng tuyển thành công. Vì nhiều doanh nghiệp khuyến khích nhân viên đang làm việc giới thiệu ứng viên mới cho tổ chức. Nếu được nhân viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn kiểm định và giới thiệu ứng tuyển, ấn tượng về năng lực của bạn sẽ rất cao.
Một ứng viên có kinh nghiệm phù hợp chuyên môn đang ứng tuyển, gắn bó lâu năm ở nơi làm việc cũ, nhưng vì nhu cầu học hỏi, thăng tiến hoặc những thay đổi điều kiện sống cá nhân nên mới quyết định chuyển việc, thì đây sẽ là những ứng viên có khả năng gắn bó lâu dài cùng nhà tuyển dụng. Sự gắn kết là một trong những tiêu chí quyết định cao trong tuyển dụng hiện nay.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp Mẫu thư giới thiệu bản thân hay
Là một lá thư với những nội dung phản ánh sơ bộ bản thân nhưng độ chuyên nghiệp, sự đầu tư văn phong, câu chữ tuyệt đối không thể qua loa. Dưới đây là bố cục thư giới thiệu bản thân chuẩn mà các bạn ứng viên nên áp dụng:
Tiêu đề email cũng chính là tiêu đề nộp hồ sơ ứng tuyển. Vì vậy, bạn cần thể hiện đầy đủ nội dung gồm mục đích gửi email, họ tên ứng viên, vị trí ứng tuyển, công ty ứng tuyển. Ví dụ :
Ứng tuyển : Chuyên viên nhân sự – công ty ABC – ứng viên Nguyễn Văn A
Application : Human Resources Staff – ABC Co., Ltd – Mr. Nguyen Van A
Bạn nên cố gắng tìm họ tên của người tiếp nhận hồ sơ trực tiếp trong bản tin đăng tuyển hoặc hỏi người giới thiệu bạn. Nếu không được cung cấp, bạn có thể ghi gửi “Phòng tuyển dụng nhân sự công ty ... “ cho an toàn. Ví dụ:
Kính gửi : Chị Nguyễn Thị B – Chuyên viên tuyển dụng công ty ABC
Kính gửi : Phòng tuyển dụng nhân sự công ty ABC
Bạn chỉ cần ghi thông tin của riêng mình, gồm Họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, nơi ở hiện tại. Nếu trong yêu cầu tuyển dụng có đề cập tiêu chí khác như tình trạng hôn nhân, tình hình sức khỏe... thì bạn có thể bổ sung thêm những nội dung này. Không cần đề cập đến thông tin những người thân như trong sơ yếu lý lịch.
Đây như là phần mở bài của lá thư vậy, cách dễ nhất là chia sẻ bạn biết tin tuyển dụng từ đâu (nguồn website, nhân viên công ty giới thiệu, báo tạp chí...). Kèm theo đó là sự tự tin về năng lực đã thôi thúc bạn quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển.
Nội dung này cần bám sát bản tin đăng tuyển. Cụ thể, yêu cầu tuyển dụng để chia sẻ phần kiến thức, và nhiệm vụ công việc để chia sẻ phần kinh nghiệm. Hướng nhà tuyển dụng tìm hiểu sâu hơn thông qua CV đính kèm. Bạn nên nêu ngắn gọn theo đúng câu chữ mà nhà tuyển dụng thể hiện trong bản tin đăng tuyển, như vậy, người sàng lọc sẽ dễ dàng nắm bắt độ tương thích. Ví dụ:
Bạn học “quản trị kinh doanh” trong đó có học phần nhân sự, nhưng nhà tuyển dụng ghi cụ thể ưu tiên “quản trị nhân sự”, hãy thể hiện bạn “được đào tạo quản trị kinh doanh chuyên về hành chính nhân sự”
Bạn làm “lễ tân”, có trực tiếp kết nối khách hàng với phòng chuyên môn theo từng sự vụ phát sinh, nhà tuyển dụng cần kinh nghiệm “chăm sóc khách hàng”, bạn có thể ghi kinh nghiệm “tiếp cận, hỗ trợ chăm sóc khách hàng đa chuyên môn”
Cũng dựa theo tiêu chuẩn trong yêu cầu tuyển dụng, thể hiện tối đa 03 tố chất quan trọng mà nhà tuyển dụng ưu tiên hàng đầu, và thêm tố chất liên quan đến những tiêu chuẩn mà bạn không chọn, để nhà tuyển dụng không có cảm giác bạn đang copy/paste từ bản tin của họ. Ví dụ : bạn không chọn “siêng năng”, bạn có thể ghi “cần mẫn trong công việc”
Ngắn gọn nhưng hiệu quả vẫn là mong muốn được phấn đấu lâu dài trong chuyên môn, trở thành chuyên viên nòng cốt trong tổ chức. Đây cũng là nội dung thể hiện lời hứa cam kết gắn bó với doanh nghiệp tuyển dụng.
Một lời cảm ơn gửi đến người phụ trách đã dành thời gian đọc thư của bạn, kèm theo sự mong đợi một buổi phỏng vấn để giới thiệu bản thân nhiều hơn chính là cái kết thư hoàn hảo nhất. Cuối thư ngoài chữ ký, họ tên, nên để thêm zalo, điện thoại hay cách thức mà bạn sử dụng thường xuyên nhất để doanh nghiệp có thể liên lạc bạn nhanh nhất.
Những tiêu chuẩn cần thiết cho một thư giới thiệu bản thân ấn tượng đã được hội tụ ở những phần nội dung trên. Ở phần cuối, quân sư sẽ gửi đến bạn ví dụ minh chứng cụ thể để bạn dễ hình dung và điều chỉnh theo tình huống ứng tuyển thực tế của chính mình.
Dù nhà tuyển dụng không yêu cầu nhưng nếu doanh nghiệp bạn ứng tuyển là công ty đa quốc gia hay có vốn đầu tư nước ngoài thì lựa chọn ngôn ngữ tiếng Anh cho thư giới thiệu bản thân và CV là điều nên làm. Nhiều bạn ứng viên thậm chí còn làm thêm bản tiếng Việt để gửi kèm nữa.
Về phần cấu trúc ngữ pháp, hiện có nhiều phần mềm trực tuyến có thể hỗ trợ kiểm tra ngữ pháp, chính tả tiếng Anh online miễn phí, hoặc bạn có thể nhờ bạn bè giỏi tiếng Anh kiểm tra lại dùm, đừng lơ là hay nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ du di cho qua vì đó là ngoại ngữ bạn nhé.
Tiếng Việt là tiếng “Mẹ đẻ” nên việc linh hoạt trong nội dung, câu chữ trình bày sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên bù lại, người đọc cũng dễ dàng cảm nhận văn phong, khẩu khí mà ứng viên thể hiện trong thư.
Vì vậy, lưu ý chúng ta đang ở vị trí của một ứng viên, dù năng lực giỏi, kinh nghiệm ở nơi làm việc cũ nhiều đến đâu thì ở nơi làm việc mới chúng ta có thể chỉ là “tấm chiếu mới”, hãy kiên nhẫn chờ thực tế thành tích công việc chứng minh năng lực sau khi bạn đã trúng tuyển. Còn bây giờ đừng tỏ ra tự cao, trịch thượng, mà nên thể hiện thái độ khiêm tốn, cầu thị, luôn sẵn sàng tiếp thu và học hỏi.
Hồ sơ ứng tuyển là ấn tượng đầu tiên, và cùng là lần tiếp xúc đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Chặng đường chinh phục có thuận lợi hay không đều có sự đóng góp không nhỏ của bước khởi sự này. Dựa trên hướng dẫn cách viết thư giới thiệu bản thân ấn tượng nhất mà quân sư TalentBold đã định hướng, bạn sẽ hoàn toàn an tâm về sự chuyên nghiệp, đáp ứng cao những mong đợi thông tin ứng viên từ nhà tuyển dụng, cùng khả năng gắn kết CV hiệu quả.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam