- 420k
- 1k
- 870
Kế hoạch tuyển dụng là công việc cần thực hiện đầu tiên nhằm đảm bảo một kỳ tuyển dụng thành công. Tuy nhiên, việc lập một bản kế hoạch tuyển dụng gồm những nội dung gì là hoàn chỉnh và hiệu quả nhất thì chưa có nhiều bài viết giới thiệu. Hôm nay, Talentbold sẽ chia sẻ chi tiết một bản kế hoạch tuyển dụng gồm những gì đến tất cả bạn đọc, đặc biệt là những ai đang làm việc trong công tác tuyển dụng nhân sự.
1- Phân tích yêu cầu bổ sung nhân lực
2- Xây dựng lịch trình tuyển dụng
3- Yêu cầu chuyên môn tại từng vị trí tuyển dụng
4- Dự trù ngân sách cho công tác tuyển dụng
5- Cơ sở đánh giá và sàng lọc ứng viên
6- Công tác phỏng vấn trực tiếp ứng viên
7- Phương án xử lý những trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch
Chi tiết các nội dung thể hiện trong kế hoạch tuyển dụng
>>> Xem thêm: Kế hoạch tuyển dụng là gì? Vai trò của việc lập kế hoạch tuyển dụng
Yêu cầu bổ sung nhân lực được phòng ban yêu cầu trực tiếp gửi đến phòng nhân sự, sau đó sẽ được gửi cho bộ phận phụ trách tuyển dụng lên kế hoạch.
Nội dung đầu tiên của bản kế hoạch tuyển dụng cần nêu rõ :
+ Yêu cầu bổ sung nhân lực từ phòng ban nào
+ Lý do cần bổ sung nhân lực
+ Tính chất cấp bách về thời gian cho nhu cầu này…
Người lập kế hoạch cần nêu rõ sự cần thiết của bản kế hoạch tuyển dụng này để cấp trên và ban lãnh đạo doanh nghiệp xem xét phê duyệt.
Các bước tiến hành quy trình tuyển dụng sẽ được thể hiện trong mục này, bao gồm cả nội dung và người phụ trách từng công việc
* Soạn thảo nội dung bản tin tuyển dụng
* Tiến hành đăng tin trên kênh tuyển dụng trực tuyến
* Tiếp nhận hồ sơ ứng viên
* Sàng lọc hồ sơ ứng viên
* Liên lạc phỏng vấn trực tiếp
* Tiến hành phỏng vấn trực tiếp
* Tiếp nhận danh sách kết quả ứng viên trúng tuyển
* Liên hệ ứng viên trúng tuyển nhận việc
* Bàn giao hồ sơ cho phòng quản lý nhân sự
* Báo cáo kết quả tuyển dụng
>>>> Có thể bạn quan tâm: Thực thi, triển khai kế hoạch tuyển dụng như thế nào?
Mỗi vị trí đều có những yêu cầu riêng về kỹ năng, kinh nghiệm và nhiều yếu tố khác khi tuyển dụng. Mục này đặc biệt quan trọng khi cùng một lúc tuyển dụng cho nhiều vị trí khác nhau.
Người phụ trách bản kế hoạch tuyển dụng cần liên hệ trực tiếp với phòng ban yêu cầu nhân lực, tìm hiểu rõ nội dung công việc và yêu cầu ứng viên họ cần. Vì đây sẽ là cơ sở khai thác thông tin ứng viên tại các vòng phỏng vấn trực tiếp nên cần sát thực tế.
Việc dự trù ngân sách cần thể hiện cụ thể, trong trường hợp có phát sinh tại một khoản mục nào đó, phòng nhân sự dễ giải trình và ban lãnh đạo cũng thuận lợi khi xem xét. Những khoản mục thường thấy gồm :
- Chi phí trả cho kênh tuyển dụng trực tuyến
- Chi phí đi lại cho người trực tiếp phỏng vấn
- Chi phí thuê không gian phỏng vấn
- Chi phí thuê công cụ phân tích dữ liệu ứng viên…
Một số khoản mục trên có thể tận dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, ví dụ : người phỏng vấn trực tiếp hay không gian phỏng vấn. Vì vậy, người lập kế hoạch tuyển dụng cần linh hoạt tìm hiểu đầy đủ các chi phí phát sinh, tránh tình trạng ngân sách quá ít so với chi phí bỏ ra sẽ khó giải trình.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ, tuyển số lượng ít có thể dùng trực giác và sự nhận xét từ giám đốc và trưởng phòng nhân sự để quyết định tuyển dụng. Nhưng đối với doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mỗi đợt tuyển dụng phải tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ, việc sàng lọc cần có công cụ hỗ trợ. Đó có thể là :
+ Những phần mềm tuyển dụng sở hữu chức năng đa dạng
+ Những công cụ phân tích số liệu riêng lẻ
đảm bảo sự chuẩn xác, hỗ trợ sàng lọc nhanh và không bỏ sót bất cứ ứng viên nào.
Kế hoạch tuyển dụng cần nêu rõ cơ sở đánh giá, sử dụng phương tiện đánh giá nào để ban lãnh đạo cân nhắc, góp ý điều chỉnh nếu thấy cần thiết.
>>> Xem thêm: Ai là người lên kế hoạch tuyển dụng?
Những vòng phỏng vấn ứng viên là quan trọng nhất, đây là cơ hội để nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu về nhau nhiều hơn. Vì vậy, công tác phỏng vấn cần có kế hoạch tốt về thời gian và không gian
* Không gian tổ chức các buổi phỏng vấn trực tiếp
* Thời gian các trưởng phòng liên quan có thể tham dự trực tiếp phỏng vấn
* Số lượng ứng viên phỏng vấn vào mỗi thời điểm
* Người phụ trách sắp xếp không gian và hồ sơ khi phỏng vấn trực tiếp…
Mọi thông tin cần rõ ràng để các phòng ban có trách nhiệm lên kế hoạch chuẩn bị theo nhiệm vụ phải đảm trách.
Một kế hoạch tuyển dụng ít nhiều đều sẽ có những sự cố phát sinh ngoài ý muốn, chẳng hạn :
- Ứng viên hủy cuộc hẹn hoặc dời cuộc hẹn
- Người phỏng vấn trực tiếp có công việc đột xuất
- Số lượng ứng viên phù hợp không đủ yêu cầu bổ sung cho các vị trí
- Ngân sách phỏng vấn phát sinh ngoài dự kiến …
Và rất nhiều tình huống bất ngờ khác nữa, do vậy, trong kế hoạch tuyển dụng cũng cần nêu ra các phương án dự phòng khi cần thiết, đảm bảo sự chủ động ứng phó trong mọi trường hợp.
Đây là 07 nội dung không thể thiếu trong mọi bản kế hoạch tuyển dụng mà Talentbold tổng hợp được. Mỗi doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm những nội dung khác nhau tùy theo yêu cầu thực tế. Với những doanh nghiệp lần đầu thực hiện, chưa rõ kế hoạch tuyển dụng gồm những gì thì bài viết hôm nay thật sự rất hữu ích.
Nguồn ảnh: internet