maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Những lưu ý cân nhắc trước khi quyết định đổi nghề

Những lưu ý cân nhắc trước khi quyết định đổi nghề

Ngày nay, việc thay đổi nghề nghiệp đã không phải chuyện gì quá xa lạ. Tuy nhiên, đổi nghề không phải hành vi cao hứng nhất thời mà đòi hỏi phải suy xét kỹ lưỡng nhiều mặt khác nhau của vấn đề. Chỉ khi thực sự hiểu thấu bạn mới có thể đạt được đúng như kỳ vọng nghề nghiệp hằng mong đợi.

Nếu bạn đang có ý định đổi nghề thì một vài thông tin trong bài viết sau đây của Quân sư TalentBold sẽ rất hữu ích với bạn. Hãy cùng theo dõi để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc đổi nghề bạn nhé!

MỤC LỤC:
1- Điều gì khiến bạn lo lắng khi đổi nghề?
2- Trước khi quyết định đổi nghề, cần cân nhắc những điều sau

   2.1- Bạn muốn tìm tới một nghề nghiệp mới hay chỉ là đổi chỗ làm
   2.2- Bạn hiểu bao nhiêu về lĩnh vực mới
   2.3- Bạn có thể bắt đầu lại từ vị trí thấp hơn so với hiện tại hay không?
   2.4- Bạn có thể chấp nhận mức lương thấp hơn hay không? 
   2.5- Nhà tuyển dụng có chấp nhận thuê người đổi nghề?

3- Bạn có muốn đổi nghề?

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

1- Điều gì khiến bạn lo lắng khi đổi nghề? 

Đổi nghề có lẽ là trải nghiệm không dễ chịu với bất cứ ai. Theo Quân sư được biết, rất nhiều người vì quá lo sợ mà chấp nhận tiếp tục công việc hiện tại dù vô cùng bất mãn.

Vậy, người muốn đổi nghề thường lo sợ điều gì?

Mỗi người sẽ có những lo lắng, e ngại riêng khi đổi nghề. Trong rất nhiều những nỗi lo đó thì có 5 điều rất thường gặp sau:

1.1- Lo lắng sẽ thất bại

Lo sợ sẽ thất bại được xem là một trong những điều rất phổ biến ở người muốn đổi nghề. 

Sở dĩ con người lo lắng sẽ thất bại là vì họ không thể chịu được sự chê cười từ người khác. Họ cũng không muốn người khác xem mình là kẻ yếu đuối. Bên cạnh đó, nỗi sợ thất bại còn bắt nguồn từ cảm giác xấu hổ, thất vọng với chính bản thân mình.

Tuy chỉ là lực lượng vô hình nhưng nỗi sợ thất bại lại có thể tiêu trừ toàn bộ động lực thay đổi nghề nghiệp của bạn. Đồng thời, nó cũng khiến bạn trở nên nhút nhát, không dám nắm bắt cơ hội thay đổi và cũng không thể làm bất cứ điều gì.

Lưu ý lo lắng khi đổi nghề

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Phòng Sản Xuất (Nhựa, Tiếng Trung)

Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Trưởng Phòng Sản Xuất (Tiếng Hàn)

Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Điện/HVAC/MEP

Trưởng Ca Sản Xuất (Pin, Tiếng Trung)

Hà nội, Hoà bình, Phú Thọ Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Kế Toán Trưởng (Chế Xuất, Tiếng Trung)

TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Trưởng Phòng Sản Xuất (Tiếng Trung)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất

>>> Xem thêm: Chuyển nghề sẽ gặp những khó khăn gì?

1.2- Lo sợ bị người khác đánh giá

Tìm đến người thân, bạn bè mà mình tin tưởng, tôn trọng là điều rất thường thấy khi ai đó cần đưa ra quyết định quan trọng. Thế nhưng, điều này lại tạo ra rào cản lớn với những người dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác.

Nếu bạn đang có một công việc ổn định mà lại nói với ba mẹ rằng mình muốn bỏ việc để theo đuổi ước mơ thì chắc chắn họ sẽ rất thất vọng, thậm chí còn nổi giận. Vì hiểu được điều này nên không ít người đã từ bỏ việc đổi nghề.

Việc hỏi han ý kiến người thân là một điều tốt. Tuy nhiên, người ra quyết định cuối cùng là bạn, cuộc đời cũng là của bạn, thành bại trong sự nghiệp cũng là bạn gánh vác. Vì vậy, bạn chỉ nên xem ý kiến của người khác như là một sự tham khảo và đừng để nó ảnh hưởng đến quyết định của mình.

Để không bị ảnh hưởng từ những đánh giá của người khác, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng lý do bạn muốn đổi nghề. Đồng thời, bạn hãy tự hỏi mình xem mục đích, mong đợi của bạn khi thay đổi nghề nghiệp là gì. Nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan, cặn kẽ sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi lo bị người khác đánh giá.

1.3- Lo sợ mình quá già 

Theo quan niệm của xã hội thì 30 tuổi đã là ngưỡng cửa mà bạn phải có một công việc ổn định. Nếu như làm khác đi, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy lo sợ, bất an và bị những người khác phán xét. Đây là cảm giác vô cùng không thoải mái.

Thực tế, đổi nghề khi đã 30 tuổi hoặc lớn hơn không phải điều gì khó khăn tới mức không thể thực hiện được. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, tỷ lệ đổi nghề thành công ở người đã lớn tuổi rất cao. 

Chắc chắn việc đổi nghề khi đã lớn tuổi sẽ có những rủi ro, khó khăn nhất định. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến điều này nhưng đừng để nó lấn áp.

Người nhỏ tuổi có lợi thế của người nhỏ tuổi và người lớn tuổi cũng có thế mạnh của riêng mình. Ưu điểm nổi trội của người lớn tuổi là họ có kinh nghiệm làm việc dày dạn, kiến thức chuyên môn sâu, vững kỹ năng và có mạng lưới quan hệ rộng.

Nếu bạn đang lo lắng về việc có nên đổi nghề hay không thì hãy nghĩ tới những thế mạnh mà mình sở hữu. Điều này sẽ khiến bạn có thêm lòng tin, sự quyết tâm về quyết định của mình.

Cân nhắc khi đổi nghề

1.4- Lo sợ sẽ lãng phí những kinh nghiệm đang có

Thay đổi nghề nghiệp tức là bạn phải bắt đầu lại từ đầu. Nhưng, điều này không có nghĩa bạn hoàn toàn không có gì hoặc là những gì bạn đã tích lũy trước đó đều vô dụng.

Thực tế cho thấy, sau thời gian dài làm việc, bạn sở hữu lượng lớn kỹ năng chuyển giao như giao tiếp, lãnh đạo, quản lý, tổ chức công việc,… và nhiều thứ khác. Với những kỹ năng, kinh nghiệm đã tích lũy được, bạn hoàn toàn có thể thành công khi chuyển đổi sang bất cứ công việc nào.

Ngoài ra, bạn còn có thể vận dụng mạng lưới quan hệ của mình để mở rộng cơ hội nghề nghiệp và dễ dàng tìm được vị trí công việc phù hợp với mong đợi của bản thân.

Nhìn chung, bạn đã có sẵn bộ hành trang rất vững vàng và bạn cũng không cần phải lo lắng sẽ bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng.

1.5- Nỗi lo vì sự không chắc chắn

Đổi nghề chắc chắn sẽ đi kèm với không ít rủi ro. Thực tế, không một ai dám đảm bảo bạn sẽ tìm được công việc phù hợp khi thay đổi nghề nghiệp.

Đứng trước sự không chắc chắn khi đổi nghề bạn cần dự đoán trước các nguy cơ có thể gặp phải và có biện pháp ứng phó linh hoạt. 

Đặc biệt, bạn còn có thể từ những rủi ro mà nắm bắt được cơ hội phát triển toàn diện bản thân về cả kinh nghiệm và kỹ năng.

Sau cùng, bạn nên biết rằng, với khả năng tư duy, ý chí cầu tiến, sự kiên cường, bạn nhất định sẽ vượt qua những rủi ro, khó khăn mà tìm được nghề nghiệp phù hợp với mình.

2- Trước khi quyết định đổi nghề, hãy cân nhắc những điều sau 

Thay đổi nghề nghiệp mang tới cho bạn cơ hội phát triển nhưng cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Để chuẩn bị tâm lý thật tốt thì trước khi quyết định đổi nghề bạn nên xem xét thật kỹ những điều sau đây:

2.1- Bạn muốn tìm tới một nghề nghiệp mới hay chỉ muốn đổi chỗ làm? 

Đổi nghề và thay đổi nơi làm việc rất khác nhau. Nếu như đổi nghề là bạn sẽ phải tham gia vào một lĩnh vực mới, không liên quan tới công việc hiện tại thì đổi chỗ làm chỉ đơn giản là bạn chuyển sang làm việc tại công ty khác, trong cùng lĩnh vực.

Bạn có thể muốn nghỉ việc và tìm kiếm nơi làm việc mới vì lý do nào đó nhưng đừng vì vậy mà ngộ nhận rằng mình phải chuyển sang một lĩnh vực khác.

Hãy tự hỏi xem bạn có muốn tiếp tục theo đuổi lĩnh vực mình đang làm hay không. Nếu câu trả lời là có, bạn chỉ việc tìm cho mình môi trường làm việc tốt hơn là được.

Trong trường hợp bạn thực sự muốn thử thách bản thân trong một lĩnh vực mới, việc bạn cần làm chính là thay đổi nghề nghiệp.

Rủi ro khi đổi nghề

2.2- Bạn hiểu bao nhiêu về lĩnh vực mới? 

Nhiều người vội vã đổi nghề khi chưa tìm hiểu kỹ lưỡng đã phải thất vọng vì không như mong đợi. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định thay đổi nghề nghiệp, bạn cần tìm hiểu tường tận về lĩnh vực mới. Bạn hãy học hỏi về nó như cách bạn đã làm với nghề nghiệp hiện tại.

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần chú ý đến nhu cầu thị trường cùng các điểm đặc trưng khác của lĩnh vực mới đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể vận dụng các mối quan hệ của mình để hiểu sâu hơn về lĩnh vực mới và tiếp thu những kinh nghiệm, ý kiến đóng góp quý giá từ họ.

2.3- Bạn có thể bắt đầu lại từ vị trí thấp hơn so với hiện tại hay không? 

Đây là vấn đề khiến những ai đang đảm nhận các vị trí cấp cao, vị trí quản lý phải đắn đo rất nhiều.

Bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình có thể chấp nhận được việc bắt đầu từ vị trí thấp nhất trong lĩnh vực mới hay không. 

Đồng thời, bạn cũng phải cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác như môi trường làm việc, đồng nghiệp, vấn đề tuổi tác,…

2.4- Bạn có thể chấp nhận mức lương thấp hơn hay không? 

Thay đổi nghề nghiệp, bắt đầu từ vị trí thấp hơn cũng có nghĩa thu nhập của bạn sẽ giảm đi đáng kể. Bạn nên tự hỏi xem mình có thể chấp nhận sự sụt giảm lớn về thu nhập để gia nhập vào lĩnh vực mới này hay không.

Mặt khác, đổi nghề cũng khiến bạn phải bỏ ra lượng lớn thời gian để học tập, rèn luyện trong lĩnh vực mới. Trong khi đó, thời gian bạn tiêu tốn sẽ tương đương với một khoản tiền nhất định. Hãy tự hỏi xem liệu bạn có chấp nhận được việc này hay không?

Bạn có muốn đổi nghề

2.5- Nhà tuyển dụng có chấp nhận thuê người đổi nghề? 

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm tới năng lực của ứng viên. Vì vậy, bạn cần cân nhắc xem nhà tuyển dụng có thể chấp thuận một nhân viên có nền tảng kỹ năng và kinh nghiệm giống như mình hay không? 

Tiếp theo, bạn hãy tìm hiểu xem mình có thể cạnh tranh với những nhân sự đã tham gia vào lĩnh vực mới đó ngay từ lúc ban đầu hay không?

Quá trình khám phá này sẽ giúp bạn nhận rõ những thách thức phải vượt qua khi thay đổi nghề nghiệp. Đồng thời, nó cũng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để lên kế hoạch chinh phục nghề nghiệp mới thuận lợi hơn. 

3- Bạn có muốn đổi nghề? 

Sẽ không có câu trả lời rõ ràng cho kết quả của việc đổi nghề. Và quyết định có đổi nghề hay không hoàn toàn do bạn.

Nếu ý định đổi nghề đang bắt đầu len lỏi trong lòng của bạn thì hãy bắt tay tìm hiểu kỹ lưỡng mọi khía cạnh liên quan để có được quyết định đúng đắn nhất.

Bạn cũng có thể vận dụng nhiều biện pháp khác nhau để xác định những mặt lợi, hại của việc chuyển đổi nghề nghiệp. Từ đó, bạn sẽ biết được mình thực sự muốn đổi nghề hay tiếp tục làm công việc hiện tại nhưng ở một công ty khác.

Cho dù lựa chọn sau cùng của bạn là thay đổi hoàn toàn nghề nghiệp hay chỉ là làm mới công việc hiện tại thì chắc chắn những gì Quân sư TalentBold vừa chia sẻ cũng rất hữu ích với bạn. Hy vọng bạn sẽ có quyết định đúng đắn và đạt được thành công như mong đợi.

 

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng