- 420k
- 1k
- 870
Thư mời phỏng vấn thông thường sẽ được gửi đến ứng viên thông qua email cá nhân với đầy đủ nội dung cần thiết cho việc chuẩn bị của ứng viên. Về phía ứng viên, khi nhận được thư mời phỏng vấn bạn cần làm gì? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bạn, tuy nhiên, chưa có bài viết nào tổng hợp đầy đủ công việc cần thực hiện khi nhận được thư mời phỏng vấn. Hiểu được điều này, hôm nay, TalentBold sẽ dành trọn bài viết này để giúp các bạn có thêm hành trang tự tin cho kỳ phỏng vấn sắp diễn ra.
Hiện nay, việc gửi thư mời phỏng vấn chủ yếu thông qua email cá nhân. Một email mời phỏng vấn chính là cánh cửa mở ra cơ hội nghề nghiệp cho bạn, vì vậy, ngoài việc háo hức vui mừng vì sự quan tâm của nhà tuyển dụng dành cho mình, bạn còn phải chủ động chuẩn bị và thực hiện nhiều việc để không vụt mất vị trí công việc đang mong đợi.
Dưới đây là những công việc cần phải làm sau khi nhận được thư mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng:
Trả lời email của nhà tuyển dụng
Xác định vị trí nơi cuộc phỏng vấn trực tiếp diễn ra, lưu số điện thoại người liên hệ phỏng vấn vào danh bạ.
Tìm hiểu tuyến đường và cách di chuyển từ chỗ của bạn đến nơi phỏng vấn.
Chuẩn bị trang phục phù hợp cho kỳ phỏng vấn
Tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn cho vị trí ứng tuyển
Chuẩn bị câu trả lời và thực hành trả lời trước gương
>>> Xem thêm: Cách viết thư mời phỏng vấn ấn tượng
Dựa theo danh sách trên, TalentBold sẽ chia sẻ tường tận với bạn chi tiết triển khai trong từng công việc cụ thể
Một email nhà tuyển dụng gửi cho bạn sẽ gồm rất nhiều thông tin, ví dụ : chức danh phỏng vấn, thời gian, địa điểm phỏng vấn, tên người liên hệ khi đến phỏng vấn…
Trong vài trường hợp, bạn buộc phải phản hồi email để xác nhận khi email tuyển dụng:
Đưa ra nhiều khung thời gian cho bạn lựa chọn
Hoặc thời gian nhà tuyển dụng đề nghị không phù hợp và bạn muốn chuyển sang ngày khác.
Tuy nhiên, dù nhà tuyển dụng không yêu cầu trả lời email, thời gian phỏng vấn cũng không trùng lịch làm việc của bạn... thì bạn vẫn cần gửi một email thông báo mình đồng ý thư mời phỏng vấn và sẽ sắp xếp đến buổi phỏng vấn đúng giờ.
Hành động này sẽ giúp nhà tuyển dụng cảm nhận sự quan tâm của bạn dành cho công ty cũng như vị trí ứng tuyển. Đây là một cách tạo ấn tượng tốt mà không tốn quá nhiều công sức nên bạn đừng bỏ qua nhé.
Có thể bạn rất rành khu vực nơi tổ chức cuộc phỏng vấn, tuy nhiên, địa chỉ cụ thể, đường đi chi tiết đôi lúc sẽ khiến bạn mất kha khá thời gian đấy. Do vậy, đừng để đến ngày phỏng vấn rồi mới đi tìm đường, sự trục trặc bất ngờ có thể khiến bạn đến trễ giờ hẹn đấy.
Cẩn thận, chu đáo luôn cần thiết cho những cuộc hẹn quan trọng, vì vậy, một chuyến đi “tiền trạm” tìm đến địa chỉ nơi phỏng vấn luôn là điều cần thiết cho mỗi ứng viên.
Một số nhà tuyển dụng sẽ nêu rõ trang phục phù hợp mà bạn nên chuẩn bị cho kỳ phỏng vấn trong thư mời. Tuy nhiên, nếu không có sự nhắc nhở này, giải pháp an toàn vẫn là trang phục công sở nhẹ nhàng, giúp bạn tự tin, thoải mái mà vẫn giữ được nét lịch sự trong mắt nhà tuyển dụng.
Dù rằng sau này khi đi làm tại vị trí ứng tuyển, bạn có thể mặc áo thun, quần lửng nhưng vào ngày phỏng vấn hãy ưu tiên áo sơ mi, quần tây, giày chỉnh tề, đối với nữ có thể lựa chọn váy có tay, dài qua đầu gối và giày cao gót.
Từ các nguồn chia sẻ trên mạng, bạn hãy lập ra một danh sách các câu hỏi phỏng vấn quan trọng. Danh sách này chắc chắn không chính xác 100% những gì bạn được hỏi thực tế nhưng phù hợp đến 60% thì hoàn toàn có thể.
Với danh sách có được, bạn hoàn toàn chủ động xây dựng loạt câu trả lời phù hợp, thậm chí học thuộc lòng để không lo bị bối rối, quên ý khi gặp ở cuộc phỏng vấn sắp diễn ra.
Ngoài ra, biểu cảm khuôn mặt và thần thái khi trả lời cũng hé lộ nhiều điều về bạn với nhà tuyển dụng, do vậy, thực tập trả lời trước gương là cách mà nhiều ứng viên tài năng áp dụng.
Theo thông tin ngày phỏng vấn, cùng với thời gian di chuyển từ nơi bạn ở hay làm việc đến địa điểm phỏng vấn, bạn hãy sắp xếp lại lịch làm việc, sinh hoạt của mình trong ngày hôm đó. Nghỉ phép một buổi hoặc làm bớt công việc của ngày phỏng vấn nhằm đảm bảo thời gian bạn có mặt tại địa điểm phỏng vấn sớm hơn lịch hẹn từ 10 – 15 phút.
Với khoảng thời gian này rất quan trọng, vừa giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao thái độ làm việc chuyên nghiệp của bạn, vừa giúp bản thân bạn lấy lại bình tĩnh, giữ tâm thế tự tin bước vào kỳ phỏng vấn.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách ứng xử ghi điểm với nhà tuyển dụng qua trả lời thư mời phỏng vấn
Trên đây là 05 công việc mà TalentBold cho rằng quan trọng nhất mà khi nhận được thư mời phỏng vấn bạn cần phải làm. Tất cả đều đúc kết từ kinh nghiệm thực tế mà TalentBold trải nghiệm và được chia sẻ từ nhiều chuyên gia tuyển dụng nhân sự. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một bộ hồ sơ giấy hoàn chỉnh (không cần công chứng) để sẵn phòng khi nhà tuyển dụng cần đến. Chúc bạn luôn thành công chinh phục vị trí mình mong muốn qua kỳ phỏng vấn !
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet