- 420k
- 1k
- 870
Định hướng phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân ắt hẳn luôn có ước mơ sẽ quản lý, làm chủ một cơ ngơi sản xuất kinh doanh của chính mình. Với sự hỗ trợ từ công nghệ, và sự năng động của thời cuộc, các thế hệ trẻ ngày nay càng ấp ủ ước mơ khởi nghiệp nhiều hơn. Vậy cụ thể khởi nghiệp là gì và Để chinh phục thuận lợi mọi ước mơ, luôn cần có sự chuẩn bị tốt, và một trong những sự chuẩn bị quan trọng đầu tiên chính là những yếu tố mà người khởi nghiệp cần có mà quân sư TalentBold sắp chia sẻ hôm nay.
MỤC LỤC
1 - Khởi nghiệp là gì
2 - Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam
3 - Những yếu tố mà người khởi nghiệp cần có
3.1. Tầm nhìn chiến lược
3.2. Năng lượng
3.3. Kiên trì
3.4. Tự tin
Khởi nghiệp là thuật ngữ phản ánh việc một cá nhân hoặc đội nhóm sáng tạo những ý tưởng kinh doanh, ấp ủ ý tưởng với những bước chuẩn bị phù hợp và từng bước triển khai hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh đó.
Những người khởi nghiệp sẽ thành lập doanh nghiệp của riêng mình, nơi đó họ giữ vai trò người sáng lập/ đồng sáng lập, người sở hữu/đồng sở hữu, quản lý và điều hành tất cả mọi công việc, đảm bảo doanh nghiệp vận hành ổn định, cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng ra thị trường, thu hút thị phần và thu về lợi nhuận.
Tháng 6/2017, Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chính thức đưa khái niệm Khởi nghiệp (Startup) vào nội dung luật. Mặc dù xu hướng khởi nghiệp ở Việt Nam phát triển chậm hơn thế giới, nhưng bù lại, chúng ta đúc kết được nhiều bài học xương máu và tiếp thu nhiều cách thức quản lý khoa học tiên tiến mà không phải mất thời gian và tiền bạc để tự trải nghiệm. Điển hình chính là những ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình khởi nghiệp.
Ngành nghề mà các cá nhân/ đội nhóm khởi nghiệp lựa chọn có thể khác nhau, nhưng có một điểm chung là luôn có sự hiện diện của công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các nền tảng giúp kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng như Shopee, Lazada, Tiki… đã tạo điều kiện cho các đơn vị khởi nghiệp tiếp cận thị trường trong và ngoài nước thuận lợi hơn, tăng sức tiêu thụ nhưng cũng tăng mức độ cạnh tranh.
Trước đây do nguồn vốn ít nên các công ty khởi nghiệp chỉ hoạt động quy mô nhỏ, với những ngành nghề có độ an toàn cao, khiến thị trường khởi nghiệp Việt Nam không tạo được bước tiến mạnh. Nhưng hiện tại đã khác, những tổ chức cung cấp vốn, những chương trình gọi vốn khởi nghiệp đã trở nên phổ biến hơn, cho phép những ý tưởng kinh doanh táo bạo, có kế hoạch triển khai khả thi được tiếp cận nguồn vốn lớn, an toàn, và có thêm cả tư vấn, định hướng, hỗ trợ từ những chuyên gia kinh tế giàu kinh nghiệm. Tất cả đã góp phần mang đến sắc thái, diện mạo mới cho những ý tưởng khởi nghiệp, tạo nên xu hướng hợp tác giữa các công ty khởi nghiệp trong hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ trong điều kiện tận dụng tối đa lợi ích thương mại trực tuyến.
Để vận hành một doanh nghiệp mới, mọi vấn đề gần như đều ở vạch xuất phát, người khởi nghiệp phải đảm đương một khối lượng công việc rất lớn với những yêu cầu cao từ nghiệp vụ chuyên môn đến năng lực quản lý. Vì vậy, để khởi nghiệp thành công, trước hết mỗi cá nhân cần khách quan đánh giá xem liệu mình đã sở hữu đủ và hiệu quả những yếu tố mà người khởi nghiệp cần có hay chưa:
Có rất nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, nhưng một khi quyết định khởi nghiệp, bạn phải chọn một lĩnh vực mà mình có đủ điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nhất. Yếu tố đầu tiên quân sư đề cập là tầm nhìn chiến lược, bởi lẽ, người Việt khi khởi nghiệp rất ít có thói quen khảo sát thị trường, nếu có cũng là tự mình đi khảo sát nên mức độ chuẩn xác trong việc nắm bắt thị hiếu dài hạn thường không cao.
Đây là lý do mà những cá nhân/ đội nhóm thường chọn những ngành nghề đang “hot” hoặc sắp “hot” để khởi nghiệp. Sự lựa chọn này mang tính đối phó hơn là bền vững, vì những ngành nghề đó hoặc sắp vào giai đoạn thoái trào, hoặc sẽ có rất nhiều đơn vị tham gia kinh doanh, liệu công ty khởi nghiệp của bạn có đủ nguồn vốn, nhân lực để cạnh tranh lại với họ không? Chính vì vậy, khi khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược của người chủ công ty rất quan trọng, chúng ta khởi nghiệp đều mong muốn phát triển bền vững, lâu dài nên việc lựa chọn ngành nghề, cũng như định hướng triển khai kinh doanh đều cần có sự sáng tạo để mang đến sự khác biệt, sự nhạy bén để nắm bắt thời cơ và sự tỉnh táo để biết cách tiến lùi hợp lý.
Năng lượng ở đây không chỉ đến từ bản thân người khởi nghiệp mà còn phải đến từ những nguồn lực xung quanh như tài chính, nhân lực, đối tác… Giai đoạn khởi nghiệp sẽ rất vất vả, vì bạn chưa có dư dả nguồn lực để có thể tìm kiếm nhiều cộng sự, đầu tư nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Tất cả phải “liệu cơm gắp mắm” và hầu hết đều phải tự mình xoay xở trong ngoài. Một sức khỏe tốt là yếu tố đầu tiên, vì có sức khỏe mới gánh được áp lực công việc, tinh thần mới có thể duy trì sự linh hoạt để ứng phó mọi tình huống, ông bà vẫn nói “một tinh thần minh mẫn luôn đồng hành cùng cơ thể cường tráng”
Nói về các năng lượng xung quanh, thì nguồn vốn là yếu tố cần được quan tâm đầu tiên. Kế hoạch đã ghi rõ từng mục chi tiêu nhưng đến lúc khởi nghiệp, chắc chắn sẽ có những khoản phát sinh vượt dự kiến. Bên cạnh đó, dù không muốn nhưng người khởi nghiệp vẫn phải dự phòng khả năng thất bại trong vài lần khởi nghiệp đầu tiên, vì vậy, nguồn vốn trong tay không thể sử dụng đến “giọt” cuối cùng, mà luôn phải có sự tích lũy dự phòng rủi ro, để nếu phải rời đi, bạn cũng không phải hoang mang, lo lắng cho khoảng thời gian “dưỡng sức” cho lần khởi nghiệp tiếp theo.
Những tấm gương khởi nghiệp thành công, tin chắc họ đã trải qua nhiều lần thất bại trước khi đạt được vinh quang này. Kể ra thực tế này, quân sư chỉ muốn các bạn chuẩn bị sẵn tâm lý trước khi khởi nghiệp, vì thất bại trong lần đầu có tỷ lệ rất cao. Ngay cả khi ta làm công việc chuyên môn ở một vị trí nhỏ trong doanh nghiệp, ta cũng có thể phạm sai lầm trong thời gian đầu, sau đó mới rút kinh nghiệm để làm tốt hơn, thì việc quản lý một công ty với nhiều vị trí nhỏ, nhiều chuyên môn công việc sẽ còn gian nan gấp trăm lần.
“Thất bại là Mẹ thành công”, khi đã có quyết tâm khởi nghiệp, bạn phải kiên trì theo đuổi mục tiêu mà mình đã thiết lập. Nhiều gương khởi nghiệp thành công chia sẻ, lúc gian nan nhất, bỏ cuộc thì mất hết, vì vậy, họ tạm dừng một chút, chủ động phân tích lại tình thế, tìm kiếm giải pháp và đánh giá lại tính khả thi. Một khi đã nhận ra sự khả thi thì mỗi ngày tiếp tục kiên trì cố thêm một chút, lại một chút và họ đã thành công. Bản thân người khởi nghiệp phải sở hữu sự kiên trì để vượt qua những thất bại ngắn hạn, thì thành công dài hạn mới có cơ hội xuất hiện.
Khởi nghiệp là dấn thân vào con đường chông gai trước khi thu hoạch quả ngọt. Nhìn những khó khăn trước mắt, sẽ rất ít, thậm chí không có ai ủng hộ bạn cả, có người còn vẽ thêm khó khăn để bạn thấy khó mà dừng. Điều này tạo nên tâm lý chông chênh, ngờ vực nơi bản thân người khởi nghiệp.
Vì vậy, yếu tố thứ tư quân sư muốn nhắc đến chính là sự tự tin. Trước khi khởi nghiệp, bạn đã phân tích thị trường kỹ lưỡng, bạn đã có dự phòng tài chính an toàn, bạn đã lên kế hoạch triển khai chi tiết, bạn đã có một số đối tác tiêu thụ ban đầu… vậy hãy tự tin đi con đường mà mình đã dày công nghiên cứu. Có thể bạn sẽ cô đơn trên hành trình đó, nhưng khi thành công, tất cả những gì tốt đẹp đều sẽ tìm đến với bạn.
Khởi nghiệp là một con đường lắm chông gai, nhiều khó khăn, số người thành công chiếm tỷ lệ rất ít so với số lượng người khởi nghiệp. Chính vì vậy, trước khi dấn thân khởi nghiệp, chúng ta cần hiểu rõ năng lực có đủ sức đương đầu chông gai hay chưa. Những yếu tố mà người khởi nghiệp cần có sẽ giúp bạn có thêm nền tảng để khách quan đánh giá năng lực bản thân, lựa chọn cho mình “chiếc áo” khởi nghiệp vừa vặn nhất, thuận lợi gặt hái thành công như mong đợi.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam