- 420k
- 1k
- 870
“Giận quá mất khôn” là lời răn dạy tiền nhân luôn nhắc nhở hậu thế. Ngày xưa, không gian tiếp cận nhau chỉ là xóm, là làng, là bến nước, gốc đa, còn ngày nay, công nghệ, phương tiện giao thông giúp chúng ta có thể di chuyển xuyên lục địa, tiếp cận nhiều nền văn hóa, nhiều tính cách con người, thì việc quản trị cảm xúc còn quan trọng biết dường nào. Quân sư TalentBold sẽ minh chứng bằng những ví dụ, tình huống bạn cần quản trị cảm xúc ngay bây giờ để thấy rõ, giỏi kỹ năng này sẽ giúp ích chúng ta như thế nào.
MỤC LỤC:
1- Tại sao bạn cần kiềm chế cảm xúc bản thân
2- Minh chứng tình huống, ví dụ quản trị cảm xúc
>>> Xem thêm: Việc làm lương cao
Hỷ nộ ái ố là cảm xúc luôn đồng hành tồn tại trong chúng ta. Tùy tình huống, không gian, thời gian mà cảm xúc nào trội hơn thì sẽ bộc lộ ra nhiều hơn. Nhưng so với những cảm xúc tích cực thì những cảm xúc tiêu cực không hề được khuyến khích bộc lộ, vì sao ư? Vì dù ít hay nhiều, cảm xúc tiêu cực sẽ mang đến cho bạn những bất lợi không chỉ ở hiện tại, mà còn có thể kéo dài đến tương lai. Và chỉ có năng lực quản trị cảm xúc mới giúp bạn hạn chế tối đa những bất lợi đó:
Khi tâm bị cảm xúc tiêu cực lấn át (tức giận, bực bội, sợ hãi…) thì não bộ cũng bị cảm xúc đó lấn át, và điều khiển hành động. Điều này khiến cho chúng ta có thể bị phiến diện trong suy nghĩ, hồ đồ trong hành động, gây ra những hệ lụy cảm xúc cho người đối diện, mà sau này có thể là nỗi ân hận hoặc tiếc nuối kéo dài.
Đừng để hậu quả này xảy ra với bạn. Và kỹ năng quản trị cảm xúc chính là chìa khóa quan trọng cho mục tiêu này. Quản trị cảm xúc không hẳn sẽ giúp bạn xóa tan ngay những tâm lý tiêu cực đó, nhưng chắc chắn giúp bạn duy trì sự sáng suốt cho chính mình, bằng cách “cất” cảm xúc tiêu cực vào một góc riêng, không để len lỏi tác động đến suy nghĩ và hành động tiếp theo của bạn.
Xem thêm: Kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc
Giận là mắng, là la hét, không cần biết đúng sai, sau đó sai thì xin lỗi qua loa, mà không biết đã tổn thương lòng tự trọng của người khác như thế nào – Bạn có muốn làm việc hay kết bạn với những người như vậy không. Chắc chắn là “không” rồi, vì biết đâu một ngày người bị tổn thương sẽ chính là bạn. Vì vậy, không muốn ai làm điều gì với mình thì cũng đừng làm điều đó với người khác. Có như vậy, hình ảnh của bạn trong mắt mọi người luôn là tôn trọng, kính nể, an tâm khi bên cạnh bạn.
Không hiếm trường hợp người khác chủ động, cố ý, thậm chí nỗ lực để làm bạn tức giận, gieo rắc tâm lý tiêu cực vào bạn để hạ bệ hình ảnh và uy tín của bạn. Quản trị cảm xúc sẽ giúp bạn không bị “trúng kế” của họ. Ngược lại, chính sự bình tĩnh, đối đáp rành mạch của bạn sẽ làm họ hụt hẫng, lộ sơ hở, “gậy ông đập lưng ông”
Cảm xúc thuộc về con tim nhiều hơn lý trí, vì vậy, việc rèn luyện quản trị cảm xúc thông qua sách vở chỉ chiếm 5%, phần còn lại chính là sự trải nghiệm, tiếp nhận tâm lý tiêu cực, thực hành điều tiết tâm lý về mức tiêu cực thấp nhất, và dần dần học cách tạm gác tiêu cực để tập trung phát hiện ra phương cách tích cực, đánh bại tiêu cực đó.
Mọi người đều nói với chúng ta quản trị cảm xúc là quan trọng, nhưng bao nhiêu đó chưa đủ sức thôi thúc sự nỗ lực rèn luyện. Phải mắt thấy,tai nghe, tâm cảm nhận trong những tình huống thực tế thì chúng ta mới thật sự giật mình khi thấy quản trị cảm xúc quá quan trọng, quá tuyệt vời. Và đây là những minh chứng thực tế mà quân sư TalentBold lấy làm điển hình gửi đến các bạn:
Công ty khách hàng gọi điện cho quản lý phàn nàn nhân viên thực hiện đơn hàng của họ không mẫn cán với công việc, không thực hiện theo đúng yêu cầu của họ. Sau khi quản lý xoa dịu, họ nói lần sau còn vậy nữa sẽ không tiếp tục hợp tác.
Xem thêm: Những ngành nghề đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo
Sau khi cúp máy, nếu quản lý là một người hấp tấp, phiến diện thì mọi việc sẽ thế nào?
Chạy thẳng đến chỗ nhân viên, giữa chốn văn phòng, la hét, trách mắng nhân viên cho hả cơn giận
Nhân viên trình bày, quản lý không nghe, không cho giải thích
Hậu quả là không chỉ nhân viên đó, mà những nhân viên khác cũng từ từ “bái bai” công ty, không phải vì công ty mà là vì họ không chấp nhận, không an tâm khi làm việc dưới quyền một người Sếp không biết nghĩ cho nhân viên như vậy.
May mắn thay, người Sếp mà quân sư TalentBold muốn chia sẻ lại là một người quản trị cảm xúc rất tốt. Một mặt xoa dịu khách hàng để ổn định tình hình trước mắt. Tiếp theo, anh gọi nhân viên thực hiện đơn hàng vào để hỏi nguyên nhân từ phía nhân viên đó. Khi ấy mới biết, phía khách hàng có quá nhiều yêu cầu vô lý, chẳng hạn:
Cập nhật tình hình lô hàng đúng mỗi 2 tiếng sau khi tàu khởi hành (ôi trời ơi, em đâu chỉ phục vụ một khách hàng, hay một lô hàng duy nhất )
Chứng từ gốc phải giao trước khi tàu khởi hành (lỡ tàu khởi hành trễ thì phải hủy, lại in lại bộ chứng từ mới sao, trong khi chứng từ gốc có số seri riêng, hủy là phải báo cáo)
Chỉ sơ sơ vậy, Sếp với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, đủ hiểu nỗi khổ của nhân viên rồi. Anh từ tốn nói, nhân viên cố gắng hoàn tất lô hàng này. Anh sẽ đàm phán lại với khách hàng từ lô sau. Kết quả, việc cập nhật chỉ yêu cầu trong ngày đầu tiên, chứng từ cũng có thể giao sau khi tàu chạy 1 ngày. Sếp vậy thì ai mà không nhiệt tình cống hiến làm việc chứ !
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, phụ nữ là minh chứng rõ nhất về sức mạnh quản trị cảm xúc trong gia đình. Sau một ngày làm việc mệt mỏi trở về nhà, chị A chỉ mong được nghỉ ngơi một chút, nhưng đối mặt với chị là :
Đống đồ chơi của đứa con nhỏ hơn 2 tuổi chưa dọn
Chén bát ăn sáng vẫn còn nguyên đó vì sáng hai vợ chồng đều có cuộc họp sớm.
Quần áo giặt máy, chưa đem ra phơi
Cơm tối chưa chuẩn bị xong
Xem thêm: Hướng dẫn cách Định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Chồng chị về sớm hơn chị một chút, tranh thủ về trông con rồi tất bật chuẩn bị đi gặp đối tác nên không ăn cơm tối, cũng không phụ việc nhà được. Trăm dâu đổ đầu tằm, chị như muốn hét lên trong điện thoại nhưng nhớ lại tình huống 5 năm trước, cũng gần giống lúc này, chị đã vô thức nổi cáu, la mắng đứa con đầu khi bé cứ lẽo đẽo theo Mẹ để khoe được 10 điểm môn Toán. Cô bé đã chạy vào phòng khóc và trầm tư suốt mấy ngày liền. Sau khi bình tâm lại, chị đã đến nói chuyện với con để con hiểu hơn tâm trạng của chị lúc đó, nhưng cũng hơn tháng mọi việc mới dần quay về như lúc trước. Chị quyết không mắc phải sai lầm như trước nữa.
Chị nhắc chồng về sớm, không được uống bia nhiều, nếu say hãy gọi taxi đưa về
Chị gọi con gái lớn ra thu dọn đồ chơi của em, phụ mẹ lấy đồ từ trong máy giặt ra
Trong lúc đó, chị đặt nồi cơm, lấy thức ăn trong tủ lạnh ra hâm nóng lại, rồi đi rửa chén bát bữa sáng. Sau đó đi phơi đồ. Chị tâm niệm, tức giận cũng phải hoàn thành mọi thứ, chi bằng cứ bình tâm chấp nhận thực tại, vì tình huống này cũng đâu phải ngày nào cũng phát sinh.
Sau khi tắm xong cho đứa nhỏ, 3 mẹ con cùng ăn tối, cùng nói chuyện, cùng xem tivi, bé lớn còn giúp chị dọn bàn ăn, trông em sau đó. “Gia hòa vạn sự an” là vậy đó.
Ví dụ, tình huống bạn cần quản trị cảm xúc quân sư TalentBold chia sẻ chỉ là những điển hình rất nhỏ trong hàng triệu, hàng tỷ tình huống mang lại lợi ích vượt trội cho những người quản trị cảm xúc giỏi. Bộc lộ cảm xúc tiêu cực khi đối diện tâm lý tiêu cực là bản năng, kiềm chế được cảm xúc tiêu cực mới thật sự là bản lĩnh. Chỉ khi bạn quản trị cảm xúc tốt, thì những lời khiêu khích, chê bai phiến diện của đối phương sẽ không làm bạn bực bội, không làm bạn hồ đồ, không cho đối phương đạt được mục đích. Khi tâm tĩnh, trí sẽ minh, vừa phát hiện chuẩn xác vấn đề, vừa tìm ra nhiều luận điểm bảo vệ mình, vừa không để sự tức giận ảnh hưởng đến “nhan sắc”
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet