- 420k
- 1k
- 870
Ứng tuyển thành công vào vị trí mình yêu thích chỉ mới là bước đầu cho một chặng đường sự nghiệp tại nơi làm việc mới. Tiếp quản công việc tốt, hoàn thành nhiệm vụ trọn vẹn là cả một quá trình dài cần nhiều sự nỗ lực. Nhằm giúp các “tân binh” thuận lợi bước đi trên chặng đường dài này, bằng những trải nghiệm thực tế, quân sư TalentBold sẽ gửi đến các bạn những kinh nghiệm cho nhân viên mới khi bắt đầu công việc mới. Đảm bảo đây sẽ là những cẩm nang quan trọng mang tính thực tiễn cao nhất mà rất ít ai chia sẻ.
Mặc dù vượt qua vòng tuyển chọn gắt gao và nhận được thông báo trúng tuyển, chứng tỏ bạn là một nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra. Tuy nhiên, bắt đầu ở một nơi làm việc mới, dù cho bạn đã có kinh nghiệm hay chưa thì vẫn sẽ tồn tại những lo lắng rất thực tế:
Đồng nghiệp hòa đồng, vui vẻ sẽ tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên mới tiếp quản công việc. Tuy nhiên, một tập thể sẽ có người này người kia, tính cách khác nhau. Và đó là ẩn số nên sẽ khiến bạn lo lắng một chút.
Khi phỏng vấn và cả phần nhiệm vụ đăng tin tuyển dụng, đa phần đều là những nhiệm vụ trọng điểm. Công việc thực tế sẽ nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng. Có thể năng lực của bạn đáp ứng nhưng quỹ thời gian lại không cho phép, khiến bản thân có thể sẽ luôn trong trạng thái áp lực.
Quản lý công tâm, hỗ trợ nhân viên thì còn gì bằng. Nhưng không hiếm những quản lý thích nghe lời ngọt ngào, thích dồn việc cho nhân viên…
Mỗi nơi làm việc sẽ có nhiều nhóm chơi thân với nhau, nếu chỉ vì tính cách hợp thì không nói làm gì, đôi khi lại là vì quyền lợi công việc.
Có người hướng dẫn, có tài liệu tham khảo vẫn tốt hơn là bị cho “tự bơi”, tự học công việc và rút kinh nghiệm qua những sai lầm.
>>>> Xem thêm: Nhân viên mới và bí quyết hòa nhập nhanh, thành công
Lo lắng là tâm lý chung của bất cứ nhân viên mới nào khi tham gia vào một tổ chức mới, tiếp nhận những công việc mới. Tuy vậy, đặt trường hợp có bất lợi, thì bạn vẫn phải đối mặt và giải quyết. Nỗi lo lắng không khiến cho những khó khăn, thử thách bị tan biến đâu. Vì vậy, thay vì đặt tâm trí vào những lo lắng không thể thay đổi được, những bạn nhân viên mới nên tập trung chuẩn bị, lên kế hoạch cho những việc mình nên làm tại công việc mới
Ngày nay dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân thì chất lượng công việc vẫn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, một khi bạn đã trúng tuyển, chứng tỏ bạn có năng lực. Vì vậy, hãy luôn tự tin vào chuyên môn, nghiệp vụ mình đang có. Chắc chắn nhân viên mới sẽ phải học hỏi thêm rồi, nhưng bạn đã có nền tảng thì tiếp thu những gì bổ sung thêm sẽ không làm khó được bạn.
Giai đoạn thử việc, bạn hãy tập trung vào chuyên môn của mình, từng bước, từng bước một. Quân sư TalentBold từng gặp nhiều bạn nhân viên mới rất vội vàng, việc này chưa rành, đã hỏi tiếp việc khác. Cuối cùng cái nào cũng hời hợt. Tăng tốc độ học hỏi là tốt, nhưng độ chắc chắn trong từng nghiệp vụ là điều quan trọng nhất.
Muốn học nhanh, phải hỏi nhiều. Tất nhiên trong môi trường làm việc không giống như môi trường sư phạm, bạn nên chắt lọc những gì mình có thể tự nghiên cứu tìm hiểu, những gì nên hỏi người hướng dẫn. Như vậy, tần số đặt câu hỏi của bạn không khiến người được hỏi khó chịu, đồng thời năng lực của bạn trong mắt đồng nghiệp cũng được đánh giá cao hơn.
Một khi đã được giải đáp thắc mắc, một khi đã mắc phải sai lầm và đã giải quyết xong, tất cả đều nên được ghi chú lại, trên giấy cũng được, nhớ trong đầu cũng được. Mục đích là tích lũy thành kinh nghiệm giải quyết công việc hiệu quả sau này.
Đồng nghiệp sẽ là những người Thầy của nhân viên mới, ít nhất là trong giai đoạn đầu khi tiếp quản công việc. Họ có thể nhỏ tuổi hơn bạn, bằng cấp không bằng bạn, nhưng thâm niên họ làm việc tại công ty lâu hơn, quy trình họ rành hơn, văn hóa công ty họ hiểu hơn… Và bạn cần học từ họ những điều đó.
Là nhân viên mới, bạn nên đến văn phòng sớm hơn quy định hoặc chí ít là đến đúng giờ, đừng đi trễ. Còn khi đến giờ về, đừng vội thu dọn đồ về trước, trong khi những đồng nghiệp khác vẫn đang miệt mài làm việc. Về trễ một chút không sao cả, tìm hiểu thêm công việc chỉ tốt cho bạn mà thôi. Ngoài ra, đây cũng là cách bạn quan sát văn hóa làm việc tại doanh nghiệp, đánh giá mức độ áp lực mà công việc thực tế sẽ mang lại.
Bạn rất đẹp, rất giỏi ngoại ngữ, có thành tích công việc nhiều… nhưng công việc mới, môi trường mới sẽ có những thách thức mới. Để hòa nhập tốt nhất, nhanh nhất, những nhân viên mới nên tránh một số điều tưởng nhỏ mà không hề nhỏ này nhé :
+ Đừng tự ti vì năng lực của bạn phù hợp với công việc thì nhà tuyển dụng mới lựa chọn bạn
+ Đừng kiêu ngạo vì bạn đã biết đồng nghiệp của bạn năng lực ra sao đâu, bản thân mỗi người chúng ta cũng là những cá thể không hoàn hảo về nghiệp vụ chuyên sâu.
Cả hai trạng thái biểu hiện này đều nên tránh đối với một nhân viên mới.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu mail chào mừng nhân viên mới
Thời gian hiện tại, bạn nên dành để nắm bắt công việc hơn là bàn tán chuyện người, chuyện ta, chuyện showbiz… Vừa ảnh hưởng tiến độ tiếp quản công việc, vừa có thể gây ấn tượng không tốt với quản lý, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả thử việc.
Tinh thần tích cực học hỏi chẳng thiệt thòi cho bản thân chúng ta đâu. Hơn nữa, người có thể nói bạn sai, ắt hẳn là người có nhiều kinh nghiệm, cứ cố cãi, cố biện minh cho cái sai của mình sẽ chỉ khiến bạn trở thành người cố chấp. Thay vào đó, chấp nhận lỗi sai, nhờ tư vấn cách sửa sai sẽ tạo ấn tượng tốt hơn. Hầu hết doanh nghiệp cũng sẽ hỗ trợ nhân viên mới khắc phục sai sót nếu họ có tinh thần học hỏi.
Bạn có thể là người có kinh nghiệm, có thành tích nhưng là người mới, chưa ai thấy năng lực thực tế của bạn để ủng hộ ý kiến của bạn cả. Vì vậy, đừng vội phản bác, chê bai ý kiến của người khác, nhất là của Sếp. Đồng ý hoặc tham gia góp ý theo hướng của tập thể, biết đâu bạn sẽ học được những cái hay mới.
Mọi người xung quanh đều là người lạ, họ có thể chủ động bắt chuyện với bạn, nhưng nếu không, bạn cũng đừng ngồi yên chờ đợi, mà nên chủ động mở lời.
Môi trường làm việc ngày nay coi trọng chất lượng của cả tập thể, nên nhân viên mới sẽ thuận lợi nhận được sự hỗ trợ từ những đồng nghiệp lâu năm. Tuy nhiên, mỗi người mỗi tính cách, mỗi doanh nghiệp mỗi văn hóa riêng. Tình trạng nhân viên mới bị cô lập vẫn có thể xảy ra. Đừng vội nản chí, dưới đây là những kinh nghiệm xử lý tình huống này cực kỳ hiệu quả mà quân sư TalentBold muốn chia sẻ đến bạn:
Bạn có thể đi ăn một mình, nhưng chúng ta làm việc trong tập thể, hãy luôn tạo cơ hội để bản thân có thêm nhiều đồng minh. Hỏi mọi người ăn trưa ở đâu, đi ăn cùng, nhất là với những đồng nghiệp cùng bộ phận.
Làm việc độc lập có thể là nhiệm vụ của bạn, những đừng vì vậy mà một mình một cõi, ôm công việc một cách đơn độc. Hỗ trợ đồng nghiệp photo một số tài liệu, nhờ đồng nghiệp chuyển hồ sơ … chủ động tạo cơ hội để bản thân và đồng nghiệp tương tác.
Chào đồng nghiệp, hỏi khi cần, giới thiệu bản thân khi có thời gian… là những cách bắt chuyện tạo kết nối, không mất nhiều thời gian, không vướng vào “nhiều chuyện”, ngược lại còn tạo thiện cảm với mọi người.
>>>> Bạn xem thêm: Mẫu quy trình đào tạo nhân viên mới
Bạn không thể thay đổi tính cách một người, nhưng bạn vẫn phải chung đội nhóm với họ. Nếu họ không hợp tác trong công việc, bạn có thể phản hồi với người quản lý để nhận sự hỗ trợ, nhưng phải có bằng chứng cụ thể nhé. Trường hợp chỉ là tính cách không thể hòa hợp thì hãy hạn chế nói chuyện ngoài lề, chỉ tập trung vào công việc.
Lo lắng về những khó khăn khi hòa nhập môi trường làm việc mới là tâm lý phổ biến, dù là người nhiều kinh nghiệm hay sinh viên mới tốt nghiệp, tâm lý này vẫn xuất hiện. Những kinh nghiệm cho nhân viên mới khi bắt đầu công việc mới mà quân sư TalentBold chia sẻ trên không chắc sẽ giúp các bạn giải tỏa tâm lý đó, nhưng chắc chắn sẽ giúp các bạn nhân viên mới tìm thấy giải pháp, bình tĩnh đối mặt và chuẩn bị những gì tốt nhất cho quá trình hòa nhập công việc mới của mình. Tự tin và luôn nỗ lực học hỏi, công việc mới sẽ giúp bạn ngày càng thành công.