maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOC và KOL

KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOC và KOL

Hoạt động quảng bá thương hiệu trong thời đại công nghệ trực tuyến phát triển tạo cơ hội cho nhiều phương thức tiếp thị xuất hiện. Một trong số đó là thông qua đội ngũ KOC tác động đến quyết định mua hàng của công chúng. Mời bạn cùng quân sư TalentBold tìm hiểu chi tiết hơn KOC là gì, vì sao họ lại có năng lực ảnh hưởng lớn như vậy… thông qua bài viết dưới đây.

MỤC LỤC:
1- KOC là gì?
2- Công việc của KOC
3- Sự khác nhau giữa KOC và KOL
4- Mức thu nhập KOC
5- Trở thành KOC có khó không?

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm Marketing

1- KOC là gì? 

KOC – viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer – tạm dịch là Người tiêu dùng chủ chốt. Họ là những người trực tiếp trải nghiệm thử sản phẩm / dịch vụ, đúc kết những ưu nhược điểm liên quan đến sản phẩm / dịch vụ đó và đưa ra những nhận xét tổng thể.

Thông qua những nhận xét này, KOC sẽ giúp thị trường có cái nhìn chi tiết, hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm hay chất lượng của dịch vụ, giúp người tiêu dùng tránh lãng phí tiền bạc khi mua nhầm sản phẩm / dịch vụ kém chất lượng, không như lời quảng cáo.

Ngược lại, KOC cũng sẽ là người tác động tích cực, thôi thúc người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm / dịch vụ chất lượng, uy tín, giúp họ an tâm chi tiêu và cũng giúp doanh nghiệp lan tỏa thương hiệu, thu hút thị phần mạnh mẽ.

2- Công việc của KOC 

Công việc chính của KOC sẽ luôn liên quan đến sản phẩm / dịch vụ, cụ thể:

2.1. Trực tiếp trải nghiệm sản phẩm / dịch vụ

Có thể sản phẩm / dịch vụ là do KOC bỏ tiền ra mua hoặc được thương hiệu tặng, nhưng đều phải do chính KOC trực tiếp sử dụng, trải nghiệm để có thể cảm nhận chân thật nhất về sản phẩm / dịch vụ.

2.2. Nhận xét theo quan điểm cá nhân

Mỗi sản phẩm / dịch vụ đều có cái xấu và cái tốt, thông qua quá trình trải nghiệm thực tế, KOC sẽ đưa ra những nhận xét tốt xấu theo quan điểm của cá nhân. Nhấn mạnh là quan điểm cá nhân các bạn nhé, vì nhận xét của KOC mang tính chất định hướng hơn là chuẩn mực.

KOC là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: KOLs là gì? Thông tin cơ bản về KOLs trong Marketing

2.3. Tác động đến quyết định mua hàng

Những việc làm hấp dẫn

Marketing Manager (Hospitality)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Director of Sales & Marketing (Hospitality)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quản lý điều hành , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR

Marketing Executive (Hospitality)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Manager (Tourism)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Host (Hospitality)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Kết thúc mỗi clip, KOC sẽ chốt lại đánh giá của mình xem sản phẩm / dịch vụ là tốt nhiều hơn hay xấu nhiều hơn, người tiêu dùng có nên mua sử dụng hay không, những ai nên dùng / ai nên tránh... Đây chính là bước tác động đến quyết định mua hàng mà nhiều thương hiệu uy tín muốn KOC lan tỏa đến đông đảo khách hàng.

2.4. Ký kết hợp đồng với những thương hiệu

Những KOC có uy tín, có lượng người theo dõi và tin tưởng cao sẽ được nhiều nhãn hàng lựa chọn. Việc ký kết hợp đồng quảng cáo mang lại nguồn thu nhập tốt cho KOC, nhưng quan trọng, KOC phải luôn ý thức mình là KOC, mọi nhận xét đều phải trung thực để giữ uy tín thương hiệu cho chính mình.

3- Sự khác nhau giữa KOC và KOL 

Trước đây công việc tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng thường dành cho KOL (Key Opinion Leader – Người tư vấn quan điểm chính), nhưng thực tế hiện nay KOC đang dần chiếm số lượng nhiều hơn. Nguyên nhân vì sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua danh mục so sánh sự khác nhau giữa KOC và KOL:

3.1. Phạm vi quảng bá sản phẩm / dịch vụ

KOL đa phần là những chuyên gia trong lĩnh vực sản phẩm / dịch vụ cần quảng bá. Họ đã gây dựng được tiếng vang, sở hữu lượng người theo dõi lớn nên phạm vi quảng bá do họ thực hiện thường ở quy mô lớn, cho những doanh nghiệp muốn lan tỏa thương hiệu trên diện rộng một cách nhanh chóng thông qua truyền hình, báo đài, hoặc kênh cá nhân của KOL.

KOC chỉ là những người tiêu dùng như bao người tiêu dùng khác, có điều họ chấp nhận mua hoặc thử sản phẩm trước để kiểm định chất lượng cho mọi người biết. Do đó, phạm vi quảng bá sẽ tập trung vào việc review sản phẩm, xác nhận độ tin cậy, thu hút khách hàng tin tưởng lựa chọn… thông qua kênh cá nhân của KOC.

3.2. Số lượng khách hàng được tiếp cận

KOL là người có sức ảnh hưởng lớn từ trước khi nhận quảng báo sản phẩm / dịch vụ cho doanh nghiệp nên họ có sẵn lượng người theo dõi cao, bao gồm cả chuyên gia và người tiêu dùng bình thường. Dựa vào số lượng người theo dõi (Follower), KOL được chia từ nano KOL (1000 – 5000 Followers) đến Celebrity (vài triệu Followers)

KOC thì không phải người nổi tiếng nên ban đầu, số lượng người theo dõi sẽ không nhiều, nhưng bù lại họ tập trung vào việc tìm hiểu chi tiết ưu nhược điểm sản phẩm/ dịch vụ, giúp người tiêu dùng tránh những thiệt hại khi sử dụng. Lâu dần, những kênh uy tín sẽ tăng lượng người Follow từ vài trăm nghìn đến vài triệu người.

Công việc của KOC

>>> Bạn có thể quan tâm: Micro Influencer là gì? Những con người nhỏ mà có võ

3.3. Năng lực chuyên môn về sản phẩm / dịch vụ

KOL phải là các chuyên gia sản xuất hoặc nghiên cứu sâu về lĩnh vực mà sản phẩm / dịch vụ hướng tới. Tuy nhiên, những clip quảng bá của KOL hầu hết là do nhà sản xuất đặt hàng để nói tốt cho họ nên sự tin tưởng tạo ra đối với người tiêu dùng thường ớ mức 50:50

KOC chỉ là người tiêu dùng, họ chỉ nêu lên những điểm tốt / xấu, điểm hài lòng / chưa hài lòng theo quan điểm của cá nhân KOC nên đánh giá của họ đôi lúc mang tính chủ quan, nhưng thực tế lại dễ tiếp cận đến quyết định mua hàng của người xem.

3.4. Khả năng đa dạng sản phẩm / dịch vụ quảng bá

KOL sẽ được nhiều thương hiệu mời hợp tác quảng bá thương hiệu nhưng các sản phẩm / dịch vụ đều phải thuộc chuyên môn mà họ đã gây dựng được danh tiếng. Ví dụ sửa rửa mặt và dầu gội đầu đều sẽ chọn KOL chuyên về mỹ phẩm, nhưng nồi cơm điện thì không.

KOC chủ động lựa chọn sản phẩm / dịch vụ mà họ cảm thấy cần cho nhu cầu của bản thân. Họ không bị ràng buộc về chuyên môn nên hôm nay review sửa rửa mặt, mai họ có thể review nồi cơm điện đều được.

3.5. Tiếp cận doanh nghiệp cần quảng bá

KOL là chuyên gia nên rất nhiều nơi muốn hợp tác cùng họ. Vì vậy, đều sẽ do các doanh nghiệp chủ động tìm đến họ, đặt yêu cầu hợp tác quảng bá với những khoản thù lao rất cao.

KOC khi chưa nổi tiếng, họ sẽ tự mua sản phẩm, sau đó liên hệ một số nhãn hàng đề nghị quảng bá cho họ để không phải tốn tiền mua sản phẩm / dịch vụ. Khi đã xây dựng được uy tín, một số nhãn hàng sẽ chủ động tìm đến KOC, ký hợp đồng quảng bá nhưng mức thù lao vẫn sẽ thấp hơn KOL.

3.6. Kịch bản quảng cáo

KOL sẽ phải quay clip quảng cáo theo những nội dung đã thỏa thuận với bên doanh nghiệp thuê quảng bá và nói những câu nói theo đúng kịch bản biên soạn.

KOC nhận xét chân thật theo thực tế trải nghiệm của họ, câu văn, hình ảnh đều xuất phát từ suy nghĩ của họ, không phải ràng buộc theo yêu cầu của thương hiệu.

Thu nhập của KOC

>>> Bạn có thể tham khảo: Mega Influencer - những "vị thần" có tầm ảnh hưởng

4- Mức thu nhập KOC 

Thu nhập của một KOC dao động khoảng 8 – 10 triệu đồng/ tháng, với những KOC uy tín, có lượng người theo dõi lớn thì tổng thu nhập có khi lên đến 100 – 150 triệu đồng/ tháng thông qua các nguồn như:

4.1. Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)

KOC sẽ để đường link sản phẩm trên trang của mình,khi người tiêu dùng nhấp vào link đó để đặt hàng, nhãn hàng sẽ chia hoa hồng cho KOC.

4.2. Quảng cáo hiển thị

Chỉ dành cho KOC có kênh Youtube riêng hoặc Blog cá nhân. Thu nhập dựa trên:

  • Cost per click (CPC) thu nhập sẽ tính theo lượt người đọc và click vào quảng cáo.

  • Cost per mille (CPM) thu nhập sẽ được trả mỗi khi quảng cáo đạt 1,000 lượt xem trên trang blog/website.

4.3. Tạo nội dung được thương hiệu tài trợ

Thương hiệu tài trợ sản phẩm / dịch vụ cho bạn. Bạn trải nghiệm và tạo video chia sẻ quá trình, nhận xét ưu nhược điểm … tới người xem.

5- Trở thành KOC có khó không? 

Với sự hỗ trợ của công nghệ trực tuyến và các ứng dụng chia sẻ video như Youtube, Tiktok, Facebook hiện nay, con đường trở thành một KOC trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với những bạn mới bắt đầu con đường KOC, quân sư có một vài lưu ý dành cho bạn:

Tiềm năng công việc KOC

>>> Tham khảo thêm: Bạn biết gì về Macro Influencer?

5.1. Lựa chọn theo thế mạnh năng lực

Lực lượng KOC ngày càng đông, dù là người mới hay cũ đều cần tạo sự khác biệt, giúp bản thân trở thành KOC nổi bật trong một biển người làm KOC. Muốn vậy, đừng đi theo lối mòn người khác đã thành công mà nên chọn cho sản phẩm / dịch vụ theo thế mạnh của bản thân. Ví dụ, bạn có nét mặt xinh, làn da đẹp thì chọn mỹ phẩm, bạn đã từng học công nghệ thì chọn hàng điện tử, hàng gia dụng.

5.2. Định vị khách hàng trọng tâm

Cũng như doanh nghiệp khi làm Marketing, KOC rất cần định vị nhóm đối tượng khách hàng mà mình hướng đến để thu hút lượt theo dõi một cách có trọng tâm, như vậy việc chọn sản phẩm / dịch vụ quảng bá về lâu dài cũng thuận lợi hơn. Những tiêu chí định vị khách hàng thường gồm: độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập, thói quen mua sắm…

5.3. Đầu tư trước khi thu về lợi nhuận

Những KOC lúc khởi đầu đều phải tự bỏ tiền túi mua sản phẩm / dịch vụ để tự trải nghiệm, để tạo clip quảng bá xây dựng kênh. Sau khi có uy tín, thu hút lượng người theo dõi tốt rồi thì họ mới được nhãn hàng, thương hiệu tặng miễn phí sản phẩm / dịch vụ để review, tiếp đến mới kiếm được thu nhập từ nghề KOC.

Ngoài vấn đề tài chính ở giai đoạn đầu, bạn cũng cần trau dồi kỹ năng giao tiếp, đầu tư ngoại hình, thiết bị quay và dựng video… để tạo độ tin cậy và chuyên nghiệp khi xuất hiện trên các kênh KOC.

5.4. Mở rộng mối quan hệ công việc

Sự cạnh tranh trong ngành KOC cũng đang lớn dần, chính vì vậy, mở rộng mối quan hệ công việc thông qua:

  • Liên kết với các bạn bè KOC đã xây dựng kênh thành công để học hỏi

  • Chủ động liên hệ quảng bá miễn phí cho các thương hiệu để tăng lượng clip tương tác

  • Giữ liên lạc với đội ngũ booking của các nhãn hàng để nhận được hợp đồng tốt ngay khi họ cần KOC có kinh nghiệm quảng bá…

Là sự năng động mà một KOC cần tích lũy càng nhiều càng tốt.

Sự bùng nổ của công nghệ trực tuyến cùng thói quen mua sắm thông minh đã tạo cơ hội cho KOC phát triển mạnh, trở thành nghề thu nhập chính cho nhiều KOC có thương hiệu. Với những nhận xét thực tế công tâm, không bị tác động bởi lợi ích từ các ngành hàng, thêm vào đó mức phí nhận quảng bá thấp hơn KOL, quân sư TalentBold tin chắc quy mô nhân lực KOC sẽ ngày càng phát triển.

 Dịch vụ Trợ lý tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet

 


 
talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng