maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Quản lý tuyển dụng

KPI cho bộ phận tuyển dụng là gì?

KPI cho bộ phận tuyển dụng là gì?

Bộ phận tuyển dụng là nơi chịu trách nhiệm sàng lọc, lựa chọn và tuyển dụng nhân sự cho toàn bộ doanh nghiệp. Yếu tố con người liên quan mật thiết đến chiến lược phát triển và thành bại của doanh nghiệp , do vậy, việc đánh giá KPI cho bộ phận tuyển dụng luôn được chú trọng xây dựng. Đây được xem là cơ sở hoàn thiện chiến lược nhân sự hiệu quả, khởi đầu cho sự thành công của những chiến lược khác trong toàn doanh nghiệp. Với tầm quan trọng to lớn đó, hôm nay TalentBold sẽ đi sâu phân tích KPI cho bộ phận tuyển dụng là gì? Các chỉ số nào được xem là cốt lõi ?

1. Danh sách KPI cho bộ phận tuyển dụng được áp dụng tại mọi loại hình doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp mỗi chiến lược phát triển nhân sự, do vậy, nội dung KPI cho bộ phận tuyển dụng luôn là nét độc đáo riêng. Phương thức và thang điểm đánh giá có thể khác nhau nhưng nội dung chỉ số KPI cốt lõi thì luôn được giữ vững.

Dưới đây là danh sách liệt kê KPI cho bộ phận tuyển dụng mà TalentBold đã tổng hợp từ thực tế áp dụng của nhiều tổ chức, doanh nghiệp khác nhau.


>>>> Có thể bạn quan tâm >>> KPI là gì? Hiệu quả KPI mang lại cho sự phát triển của doanh nghiệp

2. Nội dung chi tiết cho mỗi chỉ số KPI của bộ phận tuyển dụng

Từ danh sách liệt kê trên, chúng ta sẽ đi sâu từng chỉ số KPI cho bộ phận tuyển dụng

2.1. Chỉ số chi phí tuyển dụng nhân sự mới

Chỉ số KPI cần xét đến đầu tiên chính là chi phí trung bình mà bộ phận tuyển dụng chi ra để tuyển dụng một ứng viên mới trong giai đoạn xét KPI

Thông thường các chi phí sẽ bao gồm:

  • Chi phí đăng tuyển trên các trang tuyển dụng

  • Chi phí tổ chức phỏng vấn trực tiếp

  • Chi phí đào tạo nhân viên mới

  • Chi phí dự phòng cho những sự cố phát sinh…

Công thức = Tổng chi phí chi ra trong kỳ / tổng số nhân viên tuyển mới trong kỳ

2.2. Chỉ số thời gian tìm thấy ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp

Việc lựa chọn nguồn tìm kiếm ứng viên, tiếp nhận hồ sơ, sàng lọc ứng viên phù hợp được giao cho bộ phận tuyển dụng. Vì vậy, thời gian hay tốc độ tuyển dụng thành công ứng viên phù hợp chính là một trong những KPI đánh giá rõ nhất hiệu quả làm việc của bộ phận tuyển dụng.

Ngày nay, việc các doanh nghiệp trang bị phần mềm tuyển dụng chuyên nghiệp đã rút ngắn đáng kể thời gian quy trình tuyển dụng. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có phần mềm tuyển dụng trong tay thì bộ phận tuyển dụng vẫn phải nỗ lực làm việc để đẩy cao hiệu suất của mình.

Công thức = Tổng thời gian hoàn thành các quy trình tuyển dụng trong kỳ / số lượng nhân viên tuyển dụng trong kỳ

2.3. Chỉ số chi phí thuê mới nhân sự chính thức

Tuyển dụng luôn đặt vấn đề hiệu quả làm việc mà nhân viên mới mang lại. Tuy nhiên, việc đàm phán những chính sách về lương thưởng, phúc lợi cũng là một yêu cầu đặt ra cho bộ phận tuyển dụng khi thuê mới nhân viên chính thức.

Để xét chỉ số KPI này, doanh nghiệp sẽ thông qua các công ty dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp để có được thông tin mặt bằng phúc lợi tại vị trí đó trên thị trường lao động.

Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ chọn ra mức bình quân phù hợp với tổ chức của mình, làm cơ sở tính chỉ số KPI.

Công thức = Tổng chi phí thuê mới nhân sự chính thức / chi phí bình quân của thị trường lao động cùng ngành



>>> Đọc thêm: KPI cho nhân viên HR là gì?

2.4. Chỉ số năng suất làm việc của nhân viên

KPI của bộ phận tuyển dụng không dừng lại ở quy trình tuyển dụng mà còn tiếp diễn theo quá trình làm việc của nhân viên được tuyển dụng, điển hình là năng suất làm việc của nhân viên.

Chỉ số KPI này sẽ liên kết với bảng KPI đánh giá nhân viên do người quản lý trực tiếp nhân viên thực hiện.

Công thức = Tổng năng suất nhân viên tại các phòng ban / số lượng nhân viên phòng ban

2.5. Chỉ số tỷ lệ thời gian nhân viên gắn bó với doanh nghiệp

Tuyển dụng đúng người, bố trí đúng vị trí chính là nền tảng giúp nhân sự mới làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí tuyển dụng và đào tạo mới.

Tuy vậy, thực tế nhiều nhân sự sẽ rời doanh nghiệp để tìm nơi làm việc khác, thậm chí chỉ sau thời gian ngắn hợp tác. Tình trạng này sẽ quy một phần trách nhiệm cho bộ phận tuyển dụng, chưa làm việc hiệu quả trong khâu sàng lọc ứng viên phù hợp.

Công thức = Tổng thời gian nhân viên làm việc / thời gian làm việc trung bình của các nhân sự lâu năm tại cùng vị trí trong doanh nghiệp.

2.6. Chỉ số tỷ lệ nam / nữ trong cấu trúc nhân sự tuyển dụng

Mỗi ngành đều có những đặc trưng riêng nên thường sẽ có yếu tố ưu tiên tuyển dụng theo giới tính. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn mong muốn có một tỷ lệ cân bằng phù hợp giữa hai giới tính trong tổng thể doanh nghiệp. Tỷ lệ phù hợp này sẽ do ban lãnh đạo và phòng nhân sự thống nhất để làm cơ sở so sánh KPI cho bộ phận tuyển dụng.

Công thức = tổng số nhân viên nam / tổng số nhân viên nữ

Trên đây là 6 chỉ số KPI cho bộ phận tuyển dụng mà TalentBold thường xuyên nhận thấy trong các bảng đánh giá KPI tại nhiều loại hình doanh nghiệp. Từ cơ sở này, đi sát thực tế hoạt động, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh chỉ số KPI phù hợp theo chiến lược phát triển nhân sự mà mình đang hướng đến.

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng