maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Nghệ thuật quản lý

KPI cho nhân viên HR là gì?

KPI cho nhân viên HR là gì?

Để đánh giá hiệu suất làm việc của cá nhân hay tổ chức, KPI luôn là chỉ số đánh giá được lựa chọn đầu tiên. Nhiệm vụ xây dựng chỉ tiêu KPI thường là trọng trách của phòng nhân sự, họ không chỉ chịu trách nhiệm nội dung đánh giá KPI cho các nhân viên thuộc phòng ban khác mà cả với những nhân viên HR. Vậy KPI cho nhân viên HR là gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

Tùy theo đặc trưng loại hình kinh doanh và mục tiêu mong muốn cải thiện, phát huy đối với bộ phận nhân sự mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng KPI cho nhân viên HR khác nhau. Qua bài viết hôm nay, TalentBold sẽ đề cập nội dung KPI cho nhân viên HR tổng hợp nhất, để thông qua đó, mỗi tổ chức có thể bổ sung, giảm bớt hoặc giữ nguyên các hạng mục đánh giá KPI theo yêu cầu thực tế.

I. Đặc trưng KPI dành cho nhân viên HR

Như chúng ta đã biết, KPI là số liệu chiến lược nên việc đánh giá KPI cho nhân viên HR hay bất cứ bộ phận nào khác đều nhằm phát triển, hoàn thiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

So với các vị trí công việc khác, nhiệm vụ nhân viên HR phải đảm nhận liên quan mật thiết đến con người – yếu tố tác động mạnh nhất đến thành bại của một doanh nghiệp. Đó có thể là nhiệm vụ định lượng được bằng con số nhưng cũng có thể là những công việc trừu tượng thuộc về cảm tính.

Ngoài ra, nhân viên HR được xem như một phần của tất cả các phòng ban chuyên môn khác khi mà tất cả các phòng ban đều có thể liên hệ, đề xuất, thắc mắc… những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ trong khía cạnh nhân sự.

Do đó, những chỉ số KPI cho nhân viên HR cần đo lường hiệu quả mức độ thành công của từng nhân viên HR trong việc đáp ứng, hoàn thiện hoặc thậm chí vượt mức chỉ tiêu chiến lược HR mà doanh nghiệp đề ra.

II. Nội dung KPI cho nhân viên HR

Hiện nay, rất nhiều bài viết chia sẻ các chỉ tiêu KPI ở nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả nội dung đều thật sự đúng với tiêu chí xây dựng KPI. Bởi lẽ, nhiều nội dung không mang lại hiệu quả đánh giá nhân viên HR liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp nên chỉ làm bản KPI dài thêm mà thôi.

Mỗi doanh nghiệp một chiến lược phát triển nhân sự nói riêng và phát triển toàn tổ chức nói chung, do vậy, mỗi KPI nhân viên HR đều sẽ có nét độc đáo riêng.

Những việc làm hấp dẫn

Technical Process Manager

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Kỹ thuật ứng dụng , Điện/HVAC/MEP

Nhân Viên Phòng Thí Nghiệm (Nhựa)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Lab Manager (Footwear)

Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình Nghiên cứu phát triển sản phẩm

QA Manager (Garment)

Hà nội, Nam Định, Thái Bình Sản Xuất , QA/QC

QA Manager (Garment)

Hà nội, Nam Định, Thái Bình Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Bằng thực tế trải nghiệm trong ngành nhân sự, TalentBold đã tổng hợp những nội dung đúng chuẩn KPI cho nhân viên HR theo các tiêu chí được nhiều loại hình doanh nghiệp áp dụng, cụ thể như sau :

1. Chỉ số tỷ lệ nhân viên HR vắng mặt trong doanh nghiệp 

Theo từng giai đoạn đánh giá KPI, số ngày làm việc và số ngày vắng mặt của mỗi nhân viên sẽ được tổng hợp

Công thức = Tổng số ngày làm việc / tổng số ngày vắng mặt.

Trong đó tổng số ngày vắng mặt tính cả ngày nghỉ theo phép trong năm.

2. Chỉ số chi phí phát sinh khi nhân viên HR vắng mặt

Mỗi nhân viên HR vắng mặt vẫn phải đảm bảo công việc được giao. Họ có thể nhờ đồng nghiệp làm thay, làm việc tại nhà hoặc dời lại thời gian hoàn thành công việc. Tất cả ít nhiều đều sẽ phát sinh những chi phí đối với doanh nghiệp, ví dụ :

  • Chi phí chi trả cho nhân viên làm thay

  • Chi phí quản lý việc hoàn thành công việc tại nhà của nhân viên

  • Chi phí phát sinh do kéo dài thời gian hoàn thành công việc…

Công thức = Tổng tất cả các chi phí phát sinh


>>> Đọc thêm: KPI là gì? Hiệu quả KPI mang lại cho sự phát triển của doanh nghiệp

3. Chỉ số hoàn thành nhiệm vụ được giao

Chỉ số này vừa đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ, vừa đánh giá kết quả nhiệm vụ đạt được. Một nhân viên dù hoàn thành tất cả nhiệm vụ nhưng nhiệm vụ nào cũng có chút sai sót thì không thể đạt kết quả KPI cao ở chỉ tiêu này.

4. Chỉ số năng suất làm việc của nhân viên HR

Khác với việc hoàn thành nhiệm vụ, chỉ số năng suất muốn nói đến sự nỗ lực của nhân viên khi được giao nhiệm vụ. Họ có thể là làm thêm giờ khi công việc gấp, chấp nhận đi công tác đột xuất nếu cần thiết, hỗ trợ các nhân viên cấp dưới vì kết quả chung…

Chỉ số này cần sự đánh giá công tâm từ người quản lý trực tiếp, bởi lẽ, mỗi nhân viên HR thường sẽ được giao phụ trách lượng công việc khác nhau, tính chất khác nhau, độ khó khác nhau nên không thể nhìn vào số lượng hoàn thành mà đánh giá năng suất được.

5. Chỉ số mức độ hài lòng của nhân viên HR với môi trường làm việc

Mức độ này sẽ được đánh giá qua tinh thần làm việc của nhân viên HR, việc hài lòng với khối lượng việc được giao, những khó khăn họ phải đối mặt… và những đề xuất về điều kiện làm việc của họ trong quá trình công tác.

6. Chỉ số nhiệt tình tương tác của nhân viên HR

Sự tương tác không chỉ với đồng nghiệp mà còn với các ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Việc một nhân viên HR tích cực tương tác với các bên liên quan trong công việc hứa hẹn một kết quả làm việc hiệu quả, tìm kiếm ứng viên tốt hơn, giữ chân nhân viên giỏi hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí trong quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự.

7. Chỉ số rèn luyện chuyên môn của nhân viên HR

Những kiến thức chuyên môn mang tính học thuật chỉ là phần nhỏ trong mục tiêu chính mà doanh nghiệp hướng đến. Vì những kiến thức này đa phần nhân viên HR đều học được từ trường lớp trước khi ứng tuyển.

Với doanh nghiệp, họ cần một nhân viên HR luôn rèn luyện chuyên môn nhân sự liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp đang hoạt động. Sự linh hoạt vận dụng những quy định pháp luật, điều lệ doanh nghiệp cùng cách ứng xử khéo léo là những tổ chức giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược HR trong tương lai.

Những chỉ số KPI chi tiết hơn luôn được cập nhật thường xuyên trong phần mềm quản lý tuyển dụng TalentBold với nhiều công cụ đánh giá hữu hiệu, các doanh nghiệp có thể liên hệ trải nghiệm dùng thử phần mềm. 

Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng tôi chú trọng những chỉ số KPI tác động mạnh đến chiến lược phát triển nhân viên HR của doanh nghiệp, những chỉ số đã và đang được các tổ chức chú trọng nhất, làm nền tảng cốt lõi cho mọi kế hoạch xây dựng KPI cho nhân viên HR. 

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng